Saturday, March 16, 2024

 

Hạnh Các Thánh

17/03/2024

 

17/3 – THÁNH PATRIXIO, GIÁM MỤC (415?-493?)

Có nhiều truyền thuyết về Thánh Patrixiô, nhưng sự thật chính là 2 phẩm chất vững mạnh ở ngài: Khiêm nhường và can trường. Chấp nhận đau khổ và không nao núng để trở thành khí cụ của Thiên Chúa nên ngài đã giành được nhiều người cho Chúa Kitô.

Chi tiết về cuộc đời ngài thì không biết rõ, ngay cả ngày sinh và ngày mất của ngài. Có thể Thánh Patrixiô sinh ở Dunbarton, Scốt-len, Cumberland, Anh, hoặc Bắc Wales. Ngài nhận mình là người Rôma và người Anh. Lúc 16 tuổi, ngài và nhiều nô lệ của người cha cùng với các gia nhân bị người Ai-len bắt bán làm nô lệ ở Ai-len. Ngài phải đi chăn chiên, và chịu đói lạnh.

Sau 6 năm, Patrixiô trốn thoát, có thể ngài đi Pháp, sau đó trở về Anh lúc 22 tuổi. Thời gian bị bắt làm ngài thay đổi tâm linh. Có thể ngài đã học ở Lerins, vùng duyên hải Pháp; nhiều năm ngài ở Auxerre, Pháp, và được bổ nhiệm Giám mục lúc 43 tuổi. Ngài rất muốn rao giảng Phúc âm cho người Ai-len.

Trong một giấc mơ,ngài thấy “những đứa trẻ Ai-len trong lòng mẹ đang đưa tay ra” với ngài. Ngài hiểu đó là ơn gọi truyền giáo cho dân ngoại ở Ai-len. Dù bị phản đối từ những người cảm thấy ngài học chưa đủ, ngài vẫn được sai đi làm sứ vụ. Ngài đến miền Tây và miền Bắc, những nơi chưa được rao giảng, ngài được nhà vua và nhiều người theo đạo che chở.

Vì dân ngoại, Patrixiô chú ý những góa phụ vẫn thủ tiết và các phụ nữ trẻ giữ đức khiết tịnh vì Chúa Kitô. Ngài phong chức linh mục cho nhiều người, phân chia giáo phận, tổ chức các công nghị giáo hội, lập vài tu viện và tiếp tục thúc giục người ta sống thánh thiện vì Chúa Kitô. Ngài bị các tu sĩ khác đạo (một tôn giáo cổ ở Xen-tơ) phản đối, bị chỉ trích cả ở Anh và ở Ai-len về cách ngài làm nhiệm vụ.

Không lâu sau, đảo quốc này biết nhiều về Kitô giáo, nhiều nhà truyền giáo được sai đi để Kitô hóa Âu châu. Ngài là người hoạt động, có niềm tin cứng như đá. Một trong một số sách của ngài là cuốn “Confessio” (Tự Thuật) vượt hẳn sự thần phục Thiên Chúa vì đã kêu gọi một tội nhân bất xứng như ngài làm tông đồ. Nơi an táng ngài được coi là ở Ulster, tại County Down.

 

 

 

Friday, March 15, 2024

 

Hạnh Các Thánh

16/03/2024

16/3 – THÁNH CLEMENT MARIA HOFBAUER, LINH MỤC (1751-1820)

Clement có thể được coi là vị thứ hai đồng sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, vì chính ngài đã đem dòng của Thánh Alphong Liguori sang miền Bắc núi Alps.

Gioan là tên thánh rửa tội của ngài. Ngài sinh tại Moravia trong một gia đình nghèo khó, là con thứ 9 trong 12 người con. Ngài muốn làm linh mục nhưng không có tiền ăn học, ngài phải đi học làm bánh. Nhưng Thiên Chúa đã hướng dẫn số phận của ngài. Ngài làm trong tiệm bánh của một tu viện và rồi được học trường Latin. Sau khi bề trên tu viện qua đời, ngài thử sống ẩn dật nhưng khi Hoàng đế Joseph II bãi bỏ luật ẩn tu, ngài lại trở về Vienna để làm bánh. Một hôm, sau thánh lễ tại nhà thờ Thánh Stêphanô, ngài gọi xe ngựa cho hai phụ nữ đang đứng chờ trong mưa. Khi nói chuyện, họ biết ngài không thể tiếp tục tu học làm linh mục vì không có tiền, họ đồng ý tài trợ cho ngài và bạn ngài là Thaddeus vào học ở chủng viện. Hai người đi Rôma, rồi bị thu hút đời tu của Thánh Alphong và các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế. Cuối cùng, hai thanh niên này cùng thụ phong linh mục năm 1785, lúc đó Thánh Alphong 34 tuổi.

LM Clement Maria và LM Thaddeus trở về Vienna. Nhưng nhiều khó khăn về tôn giáo ở đó khiến các ngài phải đi Warsaw, Ba Lan. Ở đây các ngài gặp nhiều người Công giáo nói tiếng Đức thiếu linh mục vì sự hạn chế của dòng Tên. Mới đầu các ngài phải sống rất nghèo khó và giảng đạo ngoài đường. Các ngài có được nhà thờ Thánh Benno, mỗi ngày các ngài giảng đạo 5 lần trong suốt 9 năm, 2 lần bằng tiếng Đức và 3 lần bằng tiếng Ba Lan, và nhiều người đã trở lại đạo. Các ngài tích cực trong công tác xã hội giúp người ngèo, mở cô nhi viện và trường học cho nam sinh.

Thu hút các ứng sinh vào dòng, các ngài có thể sai các nhà truyền giáo tới Ba Lan, Đức quốc và Thụy Sĩ. Cuối cùng các cơ sở này bị bỏ hoang vì căng thẳng chính trị và tôn giáo thời đó. Sau 20 năm hoạt động cực nhọc, chính Clement bị tù đày và bị trục xuất. Nhưng rồi ngài cũng đến được Vienna, tại đây ngài sống và làm việc 12 năm cuối đời. Không lâu sau ngài trở thành “tông đồ thành Vienna,” giải tội, thăm bệnh nhân, tư vấn cho những người quyền thế, chia sẻ sự thánh thiện với mọi người trong thành phố. Công việc tốt đẹp của ngài là thành lập một đại học Công giáo ngay tại thành phố.

Có lúc nhà cầm quyền không cho ngài rao giảng. Mức cao nhất là bị trục xuất. Nhưng sự thánh thiện và tiếng tăm của ngài đã bảo vệ ngài để có thể phát triển Dòng Chúa Cứu Thế. Nhờ nỗ lực của ngài, Dòng Chúa Cứu Thế được vững mạnh ở miền Bắc Alps. Ngài + 1820, được tuyên chân phước ngày 29-1-1888, và được ĐGH Piô X tuyên thánh ngày 20-5-1909.

 

 

Thursday, March 14, 2024

 

Hạnh Các Thánh

15/03/2024

15/3 – THÁNH LOUISE MARILLAC (+ 1660)

Louisesinh gần Meux (Pháp quốc) mồ côi mẹ từ nhỏ, mồ côi cha khi bà mới 15 tuổi. Ước muốn đi tu của bà được linh mục giải tội khuyến khích, nhưng một cuộc hôn nhân được sắp xếp. Một cậu con trai được sinh ra từ cuộc hôn nhân này. Bà chăm sóc người chồng bị bệnh trong một thời gian dài, rồi người chồng qua đời.

Louise may mắn có một nhà tư vấn khôn ngoan và cảm thông là Thánh Phanxicô Salê, và một người bạn giám mục giáo phận Belley, Pháp. Hai vị này chỉ có thể gặp bà theo định kỳ. Nhờ ơn soi sáng, bà hiểu rằng bà sẽ đảm trách công việc quan trọng theo sự hướng dẫn của một người khác mà bà chưa gặp. Đó là linh mục thánh thiện M. Vinh Sơn, tức là Thánh Vinh Sơn Phaolô.

Mới đầu,linh mục Vinh Sơn miễn cưỡng là người giải tội cho Louise, do ngài bận rộn với hội Huynh đệ Bác ái (Confraternities of Charity) Thành viên là các phụ nữ quý tộc làm bác ái giúp ngài chăm sóc người nghèo những trẻ em bị bỏ rơi, đó là nhu cầu thực tế thời đó. Nhưng các phụ nữ bận rộn với nhiều mối bận tâm và nhiệm vụ. Công việc của ngài cần nhiều người giúp đỡ, nhất là chính những dân nghèo gần gũi với người nghèo và có thể chiếm được cảm tình của họ. Ngài cũng cần người dạy dỗ và tổ chức.

Sau một thời gian dài, khi Thánh Vinh Sơn Phaolô quen với Louise, ngài nhận thấy bà là lời đáp lại cho lời cầu nguyện của ngài. Bà thông minh, khiêm tốn và có sức khỏe, nhưng sự chịu đựng khiến bà thường xuyên đau yếu. Bà thuyết phục ba phụ nữ trẻ khác gia nhập. Bà thuê nhà ở Paris làm nơi đào tạo những người tình nguyện phục vụ người nghèo và bệnh nhân. Nhóm phát triển nhanh và cần có quy luật sống, điều mà chính Louise, theo sự hướng dẫn của cha Vinh sơn, đã phác họa cho nhóm Tỷ muội Bác ái của Thánh Vinh Sơn Phaolô (Sisters of Charity of St. Vincent de Paul) – ngày nay gọi là dòng Nữ tử Bác ái (Daughters of Charity)

Lm Vinh Sơn luôn cẩn trọng trong việc giao tiếp với Louise và lập nhóm mới. Ngài nói ngài không bao giờ nghĩ tới việc thành lập một cộng đoàn mới, nhưng Thiên Chúa đã làm mọi sự. Ngài nói: “Tu viện của chị em sẽ là nhà của người bệnh, phòng của chị em là phòng cho mượn,nhà nguyện của chị em là nhà thờ giáo xứ,hành lang của chị em là những con đường chung hoặc phòng bệnh viện.” Tu phục của họ là quần áo của dân nghèo. Không phải đến những năm sau Thánh Vinh Sơn Phaolô mới cho phép bốn phụ nữ kia mỗi năm cho khấn đức khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Vẫn còn nhiều năm trước khi cộng đoàn chính thức được Tòa Thánh phê chuẩn và được đặt dưới sự hướng dẫn của hội đồng linh mục của Thánh Vinh Sơn.

Nhiều phụ nữ trẻ không biết chữ nhưng cộng đoàn mới vẫn phải chăm sóc trẻ em cơ nhỡ. Louise bận rộn với việc giúp đỡ khi có ai cần dù sức khỏe bà đã yếu. Bà đi khắp nước Pháp, thành lập các nhóm trong bệnh viện, viện mồ côi và các cơ sở khác. Bà qua đời ngày 15-3-1660, hội dòng có hơn 40 nhà ở Pháp. Sáu tháng sau khi Louise mất, Thánh Vinh Sơn Phaolô qua đời.Louise Marillac được tuyên thánh năm 1934 và được tôn phong làm bổn mạng những người hoạt động xã hội năm 1960.

 

 

 

Wednesday, March 13, 2024

 

Hạnh Các Thánh

14/03/2024

14/3 – THÁNH MAXIMILIANÔ, TỬ ĐẠO (+ 295)

Chúng ta biết cuộc tử đạo của Thánh Maximilianô ở Algeria thời hiện đại. Bị đem ra trước mặt thống đốc Dion, Maximilianô vẫn từ chối đăng ký gia nhập quân đội Rôma và nói: “Tôi không thể phục vụ, tôi không thể làm điều ác. Tôi là Kitô hữu.” Dion nói: “Một là phục vụ, hai là chết.”

Maximilianô nói: “Tôi không bao giờ phục vụ. Ông có thể chặt đầu tôi, nhưng tôi sẽ không là binh sĩ của thế gian, vì tôi là binh sĩ của Chúa Kitô. Quân đội của tôi là quân đội của Thiên Chúa, tôi không thể chiến đấu cho thế gian này. Tôi nói với ông rằng tôi là Kitô hữu.”

Dion nói: “Có nhiều binh sĩ Kitô giáo phục vụ các nhà lãnh đạo Diocletian và Maximianô, Constantiôvà Galêriô.”Maximilianô trả lời: “Đó là việc của họ. Tôi cũng là Kitô hữu, và tôi không phục vụ.” Dion nói: “Nhưng những người lính đó đã làm gì hại chứ?” Maximilianô đáp: “Tôi đủ hiểu biết.” Dion nói: “Nếu anh không phục vụ, tôi sẽ kết án tử anh vì tội coi thường quân đội.” Maximilianô cương quyết: “Tôi sẽ không chết. Nếu tôi xa thế gian này thì tôi sẽ sống với Chúa Kitô, Thiên Chúa của tôi.”

Maximilianô bị giết khi mới 21 tuổi. Cha ngài vui mừng trở về nhà từ nơi xử tử con mình, tạ ơn Chúa vì đã dâng cho Chúa chính đứa con trai của mình.

 

 

 

Hạnh Các Thánh

13/03/2024

13/3 – THÁNH LEANDER SEVILLE, GIÁM MỤC (khoảng 550-600)

Khi nói đến tín điều của Công đồng Nicê, người ta nghĩ đến Thánh Leander Seville. Ngài là giám mục giới thiệu cách thực hành hồi thế kỷ XVI. Ngài thấy đó là cách giúp tái củng cố đức tin của giáo dân và là cách chống lại tà thuyết Arian. [*] Cuối đời, ngài đã giúp Kitô giáo phát triển mạnh ở Tây ban nha trong thời chuyển biến chính trị và tôn giáo.

Gia đình của Thánh Leander ảnh hưởng thuyết Arian nhiều, nhưng ngài lại là một Kitô hữu sốt sáng. Ngài vào dòng khi còn trẻ, dành 3 năm cầu nguyện và học tập. Cuối thời gian thanh bình đó, ngài được bổ nhiệm làm giám mục. Phần đời còn lại ngài ra sức chống lại tà giáo. Năm 586, cái chết của ông vua chống Kitô giáo đã giúp phần tạo công nghiệp của Thánh Leander. Ngài và tân vương cùng duy trì sự chính thống và cải cách luân lý. Thánh Leander thành công trong việc thuyết phục nhiều giám mục theo tà thuyết Arian thay đổi tư tưởng của họ. Thánh Leander qua đời khoảng năm 600. Tại Tây Ban Nha, ngài được tôn kính là Tiến sĩ Giáo hội.

----------------------------------

[*] Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicê (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha.” Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân Chứng Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism) tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.

 

 

Ngày 13 Tháng 3

Monday, March 11, 2024

 

Hạnh Các Thánh

12/03/2024

12/3 – CHÂN PHƯỚC ANGELA SALAWA (1881-1922)

Angela phục vụ Đức Kitô vàvà những con người hèn mọn bằng cả sức lực của mình.Bà sinh ở Siepraw, gần Kraków, Ba Lan, là con thứ 11 của ông Bartlomiej và bà Ewa Salawa. Năm 1897, bà chuyển đến Kraków ở với chị Têrêsa. Bà bắt đầu tụ họp và hướng dẫn các phụ nữ trẻ làm việc nhà. Thời thế chiến I, bà giúp đỡ các tù nhân chiến tranh,không phân biệt quốc tịch hoặc tôn giáo. Sách của Thánh Teresa Avila và Thánh Gioan Thánh giá làm bà an tâm.

Angela tận tụy chăm sóc các thương binh thế chiến I. Sau năm 1918, sức khỏe không cho phép bà làm việc tông đồ nữa. Tâm sự với Đức Kitô, bà viết trong nhật ký: “Con muốn Chúa được tôn thờ nhiều như Ngài đã bị hủy diệt.” Ở chỗ khác, bà viết: “Lạy Chúa, con sống theo Thánh Ý Ngài. Con sẽ chết khi Ngài muốn. Xin cứu độ con vì Ngài có thể.”

Trong thánh lễ tuyên chân phước ngài năm 1991 tại Kraków, ĐGH Gioan Phaolô II nói: “Chính tại thành phố này thánh nhân đã làm việc, đã chịu đau khổ và sự thánh thiện của ngài đã chín muồi. Khi liên kết với tâm linh của Thánh Phanxicô, thánh nhân đã đáp lại hành động của Chúa Thánh Thần.” (L'Osservatore Romano, cuốn 34, số 4, 1991)

 

 

Ngày 12 Tháng 3

Sunday, March 10, 2024

 

Hạnh Các Thánh

11/03/2024

11/3 – THÁNH GIOAN OGILVIE, LINH MỤC TỬ ĐẠO (khoảng 1579-1615)

John Ogilvie thuộc gia đình quý tộc ở Scotland, có người theo Công giáo và có người theo Giáo hội Trưởng Lão (Presbyterian) Ngài sinh gần Keith, thuộc Banfshire, Scotland. Người cha giáo dục ngài theo Tin lành cải cách (Calvinist) gởi ngài tới lục địa để học. Ở đó ngài quan tâm những cuộc tranh luận sôi nổi giữa các học giả Công giáo và Tin lành cải cách. Bị lẫn lộn vì các cách tranh luận của các học giả Công giáo,ngài quay sang Kinh thánh. Hai câu khiến ngài đặc biệt ấn tượng là: “Thiên Chúa tiền định mọi người được cứu độ và hiểu biết chân lý,” và “Hãy đến với Tôi, hỡi những ai yếu nhược và gánh nặng, Tôi sẽ bổ sức cho.”

Dần dần, ngài thấy rằng Giáo hội Công giáo có thể ôm choàng mọi người. Trong số đó, như ngài ghi chú, đã có nhiều vị tử đạo. Ngài quyết định gia nhập Công giáo và được rửa tội tại Louvain, Bỉ, năm 1596, lúc ngài 17 tuổi. Ngài tiếp tục nghiên cứu, trước tiên với các tu sĩ Dòng Biển Đức, rồi là sinh viên Học viện Dòng Tên tại Olmutz. Ngài nhập Dòng Tên ở Brunn,và 10 năm kế tiếp được đào tạo nghiêm khắc về tâm linh và trí tuệ. Ngài thụ phong linh mục tại Pháp năm 1610, ngài gặp 2 tu sĩ Dòng Tên trở về từ nhà tù ở Scotland. Họ hy vọng làm việc thành công ở đó để thấy sự chặt chẽ luật lệ. Nhưng ngọn lửa bừng lên trong lòng ngài. Hai năm rưỡi tiếp theo, ngài nhận truyền giáo ở đó.

Được bề trên sai đi, ngài bí mật vào Scotland giả làm người buôn ngựa hoặc lính từ chiến trường Âu châu trở về. Không thể làm những việc lớn trong số ít người Công giáo ở Scotland, ngài trở lại Paris xin ý kiến bề trên. Bị quở trách vì bỏ nhiệm vụ ở Scotland, ngài lại lên đường. Ngài hăng hái làm nhiệm vụ, đạt một số thành công trong việc làm người ta trở lại đạo và phục vụ giáo dân ở Scotland. Nhưng không bao lâu thì ngài bị phản bội, bị bắt và bị đưa ra tòa án.

Ngài tiếp tục bị xử và phải nhịn đói 26 giờ. Ngài bị tù và bị mất ngủ. Suốt 8 ngày đêm ngài bị lôi đi khắp nơi, bị đâm bằng gậy, bị giật tóc. Nhưng ngài vẫn không tiết lộ danh tánh các Kitô hữu hoặc cho biết công việc tâm linh. Ngài bị xử 3 lần nhưng ngài vẫn trước sau như một. Trong lần xử cuối cùng, ngài quả quyết với tòa án: “Theo ý nhà vua, tôi sẽ phải tuân lệnh; nếu có ai tấn công nhà vua, tôi sẽ chịu chết thay. Nhưng mọi thứ thuộc quyền xét xử tâm linh mà nhà vua bất công thì tôi không thể tuân lệnh.”

Ngài bị kết án tử vì bị coi là phản bội.Ngài giữ vững đức tin tới cùng, dù nằm trên giàn thiêu, ngài vẫn không nao núng. Lòng can đảm của ngài ở trong tù và sự tử đạo của ngài được lan truyền khắp Scotland. Ngài được ĐGH Piô XI tuyên chân phước ngày 22-12-1929,và được ĐGH Phaolô VI tuyên thánh năm 1976 khi có phép lạ: Gioan Fagan, dân lao động tại Easterhouse ở Glasgow,sùng kính Chân phước Gioan Ogilvie và được khỏi bệnh ung thư một cách kỳ lạ. Thánh Gioan Ogilvie là người Scotland đầu tiên được tuyên thánh kể từ năm 1250.