Saturday, December 23, 2023

 Ngày 24/12

Lễ Giáng Sinh ở Greccio

 

Có người cần được yêu thương, cần được chăm sóc. Ðó là ý tưởng mà Thánh Phanxicô Assisi luôn ấp ủ trong tâm hồn khi người ở Greccio trong dịp lễ Giáng Sinh năm ấy, và người quyết định mừng ngày sinh nhật Ðức Giêsu bằng một phương cách mới. Người đem con bò và lừa thật lên cung thánh, để chúng cũng có thể dự phần vào việc tái sinh của Ðức Kitô qua bánh và rượu trong bí tích Thánh Thể.

Trong lễ Giáng Sinh, chính Hài Nhi Giêsu lại tái sinh trong tâm hồn nhân loại, và điều ấy đã đánh động Thánh Phanxicô, vì đối với thánh nhân, Thiên Chúa đã đến trong thế gian dưới hình thức một em bé để chúng ta có thể nâng niu, âu yếm. Lễ Giáng Sinh là ngày lễ dễ thương nhất vì bây giờ Thiên Chúa là một trong những người như chúng ta. Hài Nhi cũng bằng xương thịt như chúng ta, để chúng ta đừng sợ khi đến với người. Chúng ta có thể trở nên ngây ngô và được tự do đùa giỡn với Hài Nhi. Chúng ta có thể sống thật với chính mình vì Hài Nhi chấp nhận con người của chúng ta bất kể xấu tốt, và có lẽ người cười khoái chí khi thấy những hành động nhỏ bé mà chúng ta thi hành vì người.

 

Có người để chăm sóc, có người để làm vui lòng, có người để yêu thương. Thiên Chúa, một hài nhi yếu ớt; Thiên Chúa, một mẩu Bánh. Thiên Chúa đã tin tưởng vào tạo vật là dường nào! Trong Thánh Thể và trong việc Sinh Hạ, chúng ta trưởng thành hơn, bởi vì chính Thiên Chúa tự đặt người trong bàn tay chăm sóc của chúng ta. Nếu ý thức được điều đó, chúng ta sẽ thoát ra khỏi cái tôi của mình, vì bây giờ Thiên Chúa đã giao cho chúng ta một trách nhiệm. Không chỉ có ruộng đất để cầy bừa và các tạo vật để khai thác, nhưng bây giờ chúng ta có Thiên Chúa để yêu thương chăm sóc.

 

Và sự khao khát yêu thương của Thánh Phanxicô quá mạnh mẽ đến nỗi, trong Thánh Lễ Giáng Sinh ở Greccio Hài Nhi dường như sống động và mỉm cười khi nằm trên sàn đá lạnh lẽo.

 

Và thánh nhân đã bế Hài Nhi trên tay, ôm sát vào ngực, Hài Nhi dường như ấm lại và trở nên mịn màng. Sự thanh khiết của Thánh Phanxicô được thể hiện nơi Hài Nhi người đang ôm trên tay. Người không có con cái ngoại trừ Hài Nhi Giêsu. Thiên Chúa đã đảo ngược vai trò vì thánh nhân và vì tất cả những ai cần có người để yêu thương, để chăm sóc.

 

Các nông dân tham dự Thánh Lễ hôm ấy chứng kiến cương vị làm cha của Thánh Phanxicô, và Hài Nhi ấy cũng trở nên Hài Nhi của họ. Những bó đuốc mà họ mang theo để soi đường đi từ ngôi làng đến nơi ẩn dật của các tu sĩ ở bên kia đồi, đã không cần đến nữa. Ðêm hôm ấy, tâm hồn họ bừng cháy vì Thiên Chúa đã thực sự trở nên một Hài Nhi trên bàn thờ. Thánh Phanxicô cũng vui mừng vì họ. Những nông dân chất phác ở Greccio cũng trở nên đơn sơ như các trẻ em, và một lần nữa Thiên Chúa lại tỏ mình ra cho những người bé mọn.

 

Có người để yêu thương. Chính tại Greccio, chính trong đêm Giáng Sinh. Thánh Phanxicô cầu nguyện cho tất cả những ai còn cô đơn hiểu được ý nghĩa thực sự của việc nhập thể của Thiên Chúa. Giờ đây Thiên Chúa trở nên giống như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Và người tự để cho bất cứ ai đến với người có thể tiếp xúc, đụng chạm đến người.

 

Có người để chăm sóc, có người để tiếp xúc. Chính ở Greccio, chính Thiên Chúa đã trở nên một con người.

 

Thánh Phanxicô từ giã Greccio với một tâm hồn mới, vì từ đây các tu sĩ của người sẽ duy trì một truyền thống mừng lễ Giáng Sinh theo kiểu cách mới. Và người dân ở Greccio sẽ truyền tai nhau về điều đó cho làng bên cạnh, và từ đó lan ra khắp nước Ý, biết đâu cả thế giới. Có lẽ, một ngày nào đó mọi người có thể nhìn lên máng cỏ Giáng Sinh và nhận biết rằng họ có một ai đó thật đặc biệt cần được yêu thương, cần được chăm sóc. Và từ đó họ sẽ sống bác ái.

Friday, December 22, 2023

 23 Tháng Mười Hai

Thánh Gioan ở Kanty
(1390 - 1473)

 

Thánh Gioan là một người sinh trưởng ở thôn quê nhưng biết lợi dụng thị thành cũng như Ðại Học Krakow ở Ba Lan để trau dồi thêm kiến thức. Sau khi hoàn tất việc học, ngài được thụ phong linh mục và là giáo sư thần học. Không may, vấn đề phe cánh thời ấy còn rất nặng nề nên những người ganh tị sự nổi tiếng của ngài đã lập mưu để đẩy ngài ra khỏi chức giáo sư. Ngay cả ngài không được phép lên tiếng và dẫn chứng để bào chữa. Bởi thế, vào lúc 41 tuổi, ngài bị đẩy về giáo xứ Olkusz, để học làm cha xứ.

 

Người dân ở Olkusz, Bohemia có đủ lý do để nghi ngờ vị cha xứ mới. Họ biết một giáo sư đại học nghĩ gì về cái thành phố quê mùa nhỏ bé của họ. Tệ hơn nữa, thành phố của họ đã từng được coi là nơi chứa chấp các linh mục bị "thất sủng."

 

Chắc chắn rằng nếu ngài nổi cơn thịnh nộ trước sự bất công ấy, có lẽ không một người giáo dân nào đổ lỗi cho ngài. Nhưng vì không muốn họ phải gánh chịu những hậu quả của hành động mình nên ngài đã im lặng.

 

Cuộc sống ở Olkusz cũng không dễ dàng gì. Ngài lo sợ trách nhiệm của một cha xứ. Bất kể ngài có cố gắng đến đâu, giáo dân vẫn giữ một thái độ lạnh lùng, xa cách. Nhưng hoạch định của Cha Gioan rất đơn giản, và hoạch định ấy xuất phát từ con tim chứ không phải trí óc. Trong bất cứ chương trình nào thực hiện, ngài đều cho họ thấy ngài thực sự lưu tâm đến người dân. Mặc dù sau nhiều năm vẫn chưa thấy dấu hiệu của sự thành công, ngài thận trọng không lộ vẻ tức giận hay thiếu kiên nhẫn. Ngài biết, người ta không thể bị ép buộc sống bác ái, bởi thế ngài đã cho họ những gì tốt đẹp nhất mà ngài hy vọng một ngày nào đó họ sẽ tìm thấy.

 

Sau tám năm trường, ngài được miễn tội và được trở về Krakow. Lúc ấy, ngài đã thu phục được lòng dân ở Olkusz, nên những người từng là thù nghịch trước đây đã tiễn chân ngài đến vài dặm để năn nỉ xin ngài ở lại với họ.

 

Trong quãng đời còn lại, ngài là giáo sư Kinh Thánh của trường đại học. Ngài được người ta mến chuộng đến nỗi thường được giới quý tộc mời ăn uống. Có lần, ngài bị người gác cửa từ chối không cho vào dự tiệc chỉ vì chiếc áo chùng thâm bạc phếch của ngài. Cha Gioan cũng không cãi lại mà trở về nhà, thay chiếc áo mới rồi trở lại. Trong bữa tiệc, người hầu bàn sơ ý làm đổ thức ăn trên chiếc áo mới của ngài. Thay vì khó chịu, ngài lại pha trò, "Không có gì. Chiếc áo của tôi cũng được ăn uống chứ. Nếu không vì lý do đó thì tôi đâu có đến đây."

 

Có lần Cha Gioan đang ngồi ăn và thấy người ăn xin đi qua trước cửa, ngài đứng dậy, đi theo, và cho họ tất cả những thức ăn ngài có. Không hỏi một lời, cũng không yêu cầu gì, khi nhận thấy nhu cầu của người khác ngài lập tức giúp đỡ họ với bất cứ gì ngài có.

 

Cha Gioan luôn lập đi lập lại cho các sinh viên về triết lý này, "Chiến đấu với mọi sai lầm, nhưng hãy thi hành với sự vui vẻ, kiên nhẫn, ân cần, và bác ái. Sự khắc nghiệt chỉ làm hại chính linh hồn bạn và phá đổ mục đích tốt đẹp nhất."

 

Lời Bàn

Thánh Gioan ở Kanty là một vị thánh tiêu biểu: nhân từ, khiêm tốn và độ lượng; bị chống đối và sống kham khổ để ăn năn đền tội. Hầu hết mọi Kitô Hữu trong một xã hội giầu sang có thể hiểu được tất cả những đức tính trên, ngoại trừ đức tính sau cùng: bất cứ điều gì đòi hỏi sự rèn luyện dường như người ta cho rằng chỉ dành cho các lực sĩ. Giáng Sinh là thời gian tốt để bỏ bớt những đam mê vật chất.

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

Thursday, December 21, 2023

 22 Tháng Mười Hai

Chân Phước Jacopone ở Tadi
(c. 1306)

 

Jacomo, hoặc James (Giacôbê), sinh trong một gia đình quyền quý thuộc dòng họ Benedetti ở thành phố Todi thuộc phía bắc nước Ý. Ông trở nên một luật sư thành công và kết hôn với một phụ nữ đạo đức, độ lượng tên là Vanna.

 

Người vợ trẻ của ông đã tự ý hy sinh hãm mình một cách kín đáo để đền bù cho những thói tục thế gian quá đáng của chồng. Một ngày kia, do sự nài nỉ của ông Jacomo, bà Vanna đã theo chồng đến tham dự một cuộc tranh giải thể thao. Chẳng may phần khán đài chỗ bà ngồi cùng với các phụ nữ quý tộc khác bị sâïp, và bà bị tử thương. Ðang rúng động trước cái chết thảm khốc của vợ, ông Jacomo lại còn bối rối hơn nữa khi biết cái giây lưng đền tội mà bà đeo trong mình là vì tội lỗi của ông. Ngay lúc ấy, ông thề thay đổi đời sống.

 

Ông chia bớt tài sản cho người nghèo và gia nhập dòng Ba Phanxicô. Vì ông luôn mặc áo nhặm để đền tội nên ông bị chế nhạo là điên khùng, và bị chúng bạn cũ gọi là Jacopone, hay tên "Giacôbê khùng". Cái tên ấy đã gắn liền với cuộc đời ông.

 

Sau 10 năm chịu nhục nhã, ông xin được trở thành một tu sĩ Dòng Phanxicô. Vì sự nổi tiếng của ông, nên lúc đầu ông bị từ chối. Ông đã sáng tác một bài thơ thật hay về sự phù hoa của thế gian, và hành động ấy đã giúp ông được nhận vào Dòng năm 1278. Ông tiếp tục một cuộc đời kham khổ, hy sinh đền tội của một thầy dòng và từ chối không nhận chức linh mục. Trong khi đó ông vẫn tiếp tục sáng tác nhiều bài thánh ca bằng tiếng bản xứ.

 

Thầy Jacopone bỗng dưng trở nên nhà lãnh đạo của phong trào linh đạo đang gây nhiều xáo trộn trong dòng Phanxicô. Phong trào này được gọi là "Linh Ðạo", muốn trở về lối sống nghèo hèn đích thực của Thánh Phanxicô. Họ được sự hậu thuẫn của hai đức hồng y và Ðức Giáo Hoàng Celestine V. Tuy nhiên, hai vị hồng y lại chống đối đấng kế vị Ðức Celestine, là Ðức Giáo Hoàng Boniface VIII. Vào lúc 68 tuổi, Thầy Jacopone bị phạt vạ tuyệt thông và bị cầm tù. Mặc dù thầy nhìn nhận lỗi lầm, nhưng không được tha mãi cho đến năm năm sau, khi Ðức Benedict XI lên ngôi giáo hoàng. Thầy Jacopone chấp nhận thời gian tù đầy như để đền tội. Thầy sống ba năm còn lại một cách thánh thiện, than khóc về lỗi lầm của mình. Trong thời gian này, thầy đã sáng tác bài thánh ca nổi tiếng bằng tiếng Latinh, bài Stabat Mater.

 

Vào Ðêm Giáng Sinh 1306, Thầy Jacopone cảm thấy đã đến lúc từ giã cõi đời. Lúc ấy thầy ở trong tu viện của Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn với một người bạn, sau này là Chân Phước Gioan ở xứ La Verna. Noi gương Thánh Phanxicô, Thầy Jacopone đã chào đón "Chị Tử Thần" với một bài ca nổi tiếng của thầy. Người ta kể rằng khi thầy chấm dứt bài hát và trút hơi thở cuối cùng thì ở nhà thờ, vị linh mục cũng vừa cất bài Vinh Danh trong Thánh Lễ Ðêm Giáng Sinh. Từ lúc từ trần cho đến nay, Thầy Jacopone vẫn được tôn kính như một vị thánh.

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, December 20, 2023

 21 Tháng Mười Hai

Thánh Phêrô Canisius
(1521- 1597)

 

Cuộc đời đầy năng lực của Thánh Phêrô Canisius phải đánh đổ bất cứ ấn tượng nào cho rằng cuộc đời của các thánh thì nhàm chán. Thánh nhân đã sống 76 năm với một nhịp độ không thể nói gì khác hơn là phi thường, ngay cả trong thời đại thay đổi mau chóng của chúng ta. Là một người được Thiên Chúa ban cho nhiều tài năng, thánh nhân là gương mẫu tuyệt hảo của một người sống cho phúc âm đã phát triển tài năng vì Thiên Chúa.

 

 Ngài là một trong những khuôn mặt quan trọng trong giai đoạn cải cách của Giáo Hội Công Giáo ở nước Ðức. Vai trò của ngài thật quan trọng đến nỗi ngài thường được gọi là "vị tông đồ thứ hai của nước Ðức" mà cuộc đời của ngài thường được sánh với cuộc đời của Thánh Boniface trước đây.

 

Mặc dù thánh nhân thường cho mình là lười biếng khi còn trẻ, nhưng sự biếng nhác đó không được lâu, vì khi 19 tuổi ngài đã lấy bằng cử nhân của một đại học ở Cologne. Sau đó không lâu, ngài gặp Cha Peter Faber, người môn đệ đầu tiên của Thánh Ignatius Loyola (Y Nhã), và cha đã ảnh hưởng ngài nhiều đến nỗi ngài đã gia nhập Dòng Tên khi vừa mới được thành lập.

 

Trong giai đoạn này ngài đã tập luyện được một thói quen mà sau này trở thành nếp sống của cuộc đời ngài -- không ngừng học hỏi, suy niệm, cầu nguyện và sáng tác. Sau khi thụ phong linh mục năm 1546, ngài nổi tiếng qua công trình soạn thảo các văn bản của Thánh Cyril Alexandria và Thánh Leo Cả. Ngoài khuynh hướng suy tư về văn chương, thánh nhân còn hăng say trong việc tông đồ. Người ta thường thấy ngài đi thăm bệnh nhân và người bị tù đầy, ngay cả khi ngài được giao cho các trách nhiệm khác mà đối với nhiều người để chu toàn công việc ấy cũng đã hết thì giờ.

 

Năm 1547, thánh nhân được tham dự vài khoá họp của Công Ðồng Triđentinô, mà sau này các sắc lêänh của công đồng ấy được giao cho ngài hiện thực hóa. Sau một thời gian được bài sai việc giảng dạy ở trường Messina của Dòng Tên, thánh nhân được giao cho sứ vụ truyền giáo ở Ðức -- cho đến mãn đời. Ngài dạy tại một vài trường đại học và góp phần chính yếu trong việc thiết lập nhiều trường học và chủng viện. Ngài viết sách giáo lý giải thích đức tin Công Giáo cho những người bình dân để họ dễ hiểu -- một công việc rất cần thiết trong thời ấy.

 

Nổi tiếng là vị rao giảng, thánh nhân thường lôi cuốn giáo dân đến chật cả nhà thờ qua tài hùng biện của ngài về Phúc Âm. Ngài còn có tài ngoại giao, và thường làm người hòa giải giữa các bè phái tranh chấp. Trong các thư từ ngài để lại (tất cả đến tám bộ) người ta thấy các lời lẽ khôn ngoan của ngài khi khuyên nhủ người dân thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội.

 

Trong thời gian ấy, ngài cũng viết các lá thư bất thường chỉ trích các vị lãnh đạo trong Giáo Hội -- tuy nhiên luôn luôn với một tâm tình đầy yêu thương, và thông cảm.

 

Năm 70 tuổi, thánh nhân bị liệt, nhưng ngài vẫn tiếp tục rao giảng và viết lách với sự trợ giúp của một thư ký cho đến khi ngài từ trần vào sáu năm sau đó, ngày 21-12-1597.

 

Lời Bàn

Nỗ lực không mệt mỏi của Thánh Phêrô Canisius là một gương mẫu thích hợp cho những ai muôán góp phần canh tân Giáo Hội hay cho sự thăng tiến ý thức luân lý trong chính phủ hay trong thương trường. Ngài được coi là một trong các vị sáng lập ngành báo chí Công Giáo, và rất có thể là gương mẫu cho các ký giả hay thông tín viên Công Giáo. Các người trong lãnh vực sư phạm có thể nhìn thấy ngài như một đam mê muốn truyền lại chân lý cho thế hệ mai sau. Dù chúng ta có nhiều khả năng để cho đi, như Thánh Phêrô Canisius đã từng làm, hoặc không có tài cán gì để đóng góp, như bà goá trong Phúc Âm (x. Luca 21:1-4), điều quan trọng là cho đi tất cả những gì chúng ta có. Chính trong phương cách ấy mà thánh nhân đã trở nên gương mẫu cho mọi Kitô Hữu trong thời đại thay đổi nhanh chóng này mà chúng ta được kêu gọi đến trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian.

 

Lời Trích

Khi được hỏi là ngài có làm việc quá sức hay không, Thánh Phêrô Canisius trả lời, "Nếu bạn có nhiều việc phải làm thì với sự trợ giúp của Thiên Chúa bạn sẽ có thì giờ để thi hành tất cả những điều ấy.

Trích từ NguoiTinHuu.com

Tuesday, December 19, 2023

 20 Tháng Mười Hai

Thánh Elizabeth ở Áo
(1554 - 1592)

 

Là con gái của Hoàng Ðế Maximilian II nước Ðức, Elizabeth kết hôn với Vua Charles IX của Pháp khi mới 15 tuổi. Bốn năm sau ngài đã thành góa phụ, trở về Vienna, nhất định không tái hôn.

 

Thánh nữ là một gương mẫu cho tất cả mọi người. Ðời sống của ngài thật đơn giản, luôn cầu nguyện, siêng đến nhà thờ, tham dự các buổi nguyện ngắm. Trong khi cố tránh con mắt dòm ngó của công chúng, ngài gia nhập Dòng Ba Phanxicô, phục vụ bệnh nhân trong các nhà thương hoặc ở nhà, tiếp tế thuốc men cho những người có nhu cầu. Nhiều ngày thứ Năm, ngài mời những người nghèo đến ăn cùng bàn với ngài để tưởng nhớ bữa Tiệc Ly.

 

Ngài thường thi hành những công việc hèn mọn ở tu viện Thánh Clara Nghèo Hèn mà ngài giúp thành lập, ở đó ngài nấu ăn cho người nghèo. Cũng như Cha Thánh Phanxicô, ngài lo lắng đến việc duy trì giáo hội. Ngài giúp đỡ cho việc giáo dục người trẻ trong ơn gọi tu trì để phục vụ Giáo Hội.

 

Thánh Elizabeth từ trần khi ngài khoảng 38 tuổi, sau khi đã hoàn tất quá nhiều công việc để vinh danh Thiên Chúa và vì lợi ích cho người dân. Nhiều phép lạ đã xảy ra tại ngôi mộ của ngài.

 

20 Tháng Mười Hai

 

Thánh Ðaminh ở Silos
(c. 1073)

 

Ðaminh sinh vào đầu thế kỷ mười một và là cậu bé chăn cừu Tây Ban Nha ở dưới chân rặng Pyrênê. Chính trong thời gian này Ðaminh dần dà yêu quý việc cầu nguyện. Không bao lâu ngài trở thành một tu sĩ thật tốt lành. Ðaminh được bầu làm tu viện trưởng và đã đem lại nhiều thay đổi tốt đẹp.

 

Tuy nhiên, một ngày kia, quốc vương Garcia III của Navarre, Tây Ban Nha, cho rằng một số đất đai tu viện là của ông ta, nhưng tu viện trưởng Ðaminh từ chối không trao lại cho nhà vua. Ngài nghĩ rằng, thật không đúng để trao cho nhà vua những gì thuộc về Giáo Hội. Quyết định này đã làm nhà vua tức giận. Ông ra lệnh Thánh Ðaminh phải rời bỏ vương quốc của ông. May mắn thay, Thánh Ðaminh và các tu sĩ lại được đón nhận bởi một ông vua khác, là Ferdinand I của Castile. Ông này để cho thánh nhân sử dụng một tu viện cũ, là tu viện St. Sebastian ở Silos. Tu viện này ở một chỗ rất lẻ loi và trong tình trạng thật xiêu vẹo. Nhưng với bàn tay của các tu sĩ, không bao lâu, tu viện đã mang một khuôn mặt mới. Thật vậy, thánh nhân đã biến tu viện này thành một trong những tu viện nổi tiếng nhất ở Tây Ban Nha.

 

Thánh Ðaminh làm nhiều phép lạ chữa lành ngay khi còn sống và ngài cũng cứu thoát người tín hữu Kitô khỏi tay người Moor. Nhiều năm sau khi từ trần, thánh nhân hiện ra với một bà mẹ, tên là Joan (bây giờ là Chân Phước Joan ở Aza) khi bà đến đền kính thánh nhân để cầu xin một đứa con. Thánh Ðaminh nói với bà rằng Thiên Chúa sẽ gửi cho bà một đứa con trai. Khi người con ấy chào đời, bà đặt tên con là Ðaminh de Guzman. Và người con này trở thành vị đại thánh sáng lập dòng Ðaminh ngày nay.

Thánh Ðaminh ở Silos từ trần ngày 20-12-1073.

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Monday, December 18, 2023

 /12/2023

19 Tháng Mười Hai

Tôi Tớ Thiên Chúa Berthold ở Ratisbon
(c. 1272)

 

Sinh ở Ðức vào khoảng năm 1220, ngay từ khi còn trẻ, Berthold người xứ Ratisbon đã gia nhập dòng Phanxicô khi mới được thành lập. Ngài đạo đức, chịu khó sống kham khổ, và được hướng dẫn bởi vị linh hướng nổi tiếng là cha David người xứ Augsburg. Nhận thấy Berthold có khoa ăn nói nên cha David đã khuyến khích và giúp vị linh mục trẻ tuổi này trau dồi thêm khả năng đó.

 

Không bao lâu khắp Ðế Quốc Ðức, ai ai cũng biết tiếng Cha Berthold là một người rao giảng đại tài. Qua sự rao giảng của cha, lời Chúa đánh động những tâm hồn chai đá. Hàng ngàn người đổ về để nghe ngài giảng. Có khi, số người lên đến hơn 100,000, và ngài phải leo lên toà giảng được dựng trên một cái cây cao để mọi người có thể nghe được. Ngày nay, một cánh đồng thật lớn ở Bohemia vẫn còn được gọi là Cánh Ðồng Cha Berthold, vì ngài đã giảng thuyết ở đây. Nhiều người được ơn trở lại, thay đổi đời sống, sám hối tội lỗi. Và họ xây một tu viện và một nguyện đường ở Ratisbon để dâng kính Thánh Maria Mađalêna. Ngày nay tu viện và nhà thờ này vẫn còn đó và do các Nữ Tu Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn trông coi.

 

Cha Berthold có ơn tiên tri và đã tiên đoán đúng nhiều thiên tai và biến cố trong thời ấy. Sau khi ngài từ trần ở Ratisbon năm 1272, ngôi mộ ngài trở nên trung tâm hành hương. Tinh thần của ngài vẫn sống động trong các bài giảng, mà nhiều bài ấy vẫn thích hợp trong thời đại chúng ta.

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, December 17, 2023

 18 Tháng Mười Hai

Chân Phước Anthony Grassi
(1592-1671)

 

Anthony mồ côi cha khi lên 10 tuổi, nhưng ngài đã học được nơi người cha sự sùng kính Ðức Mẹ Loreto. Khi còn là học sinh trung học, ngài thường đến nhà thờ của các cha Oratorian, và gia nhập dòng này khi mới 17 tuổi.

 

Từng nổi tiếng là một học sinh giỏi, nên không bao lâu ngài được mệnh danh là "cuốn tự điển sống" trong cộng đồng tu sĩ, ngài có thể hiểu Kinh thánh và thần học cách mau chóng. Trong một thời gian, ngài bị dằn vặt bởi sự quá đắn đo cân nhắc, nhưng cho đến khi cử hành Thánh Lễ đầu tiên, sự bình thản đã chiếm ngự toàn thể con người ngài.

 

Vào năm 1621, khi 29 tuổi, Anthony bị sét đánh khi đang cầu nguyện trong nhà thờ ở Loreto. Ngài được đưa vào bệnh viện, và ai cũng nghĩ là ngài sẽ chết. Một vài ngày sau, khi tỉnh dậy, ngài nhận ra rằng căn bệnh đau bao tử dai dẳng của ngài đã biến mất. Quần áo cháy nám của ngài được tặng cho nhà thờ Loreto như một kỷ niệm biến cố lớn trong đời.

 

Quan trọng hơn nữa, ngài cảm thấy cuộc đời mình lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa. Sau đó, hàng năm ngài đều hành hương đến Loreto để dâng lời cảm tạ.

 

Ngài cũng nổi tiếng là cha giải tội đơn sơ và thẳng thắn, lắng nghe người xưng tội, và chỉ bảo họ sống phù hợp với lương tâm. Năm 1635, ngài được chọn làm bề trên Tu Viện Fermo, và được tái đắc cử nhiều nhiệm kỳ cho đến khi ngài qua đời. Ngài là vị bề trên trầm lặng và hiền từ không biết thế nào là khắt khe. Nhưng quy luật của dòng luôn được ngài duy trì và buộc mọi tu sĩ phải tôn trọng.

 

Ngài từ chối các chức vụ dân sự ở ngoài xã hội, và dùng thời giờ để đi thăm người đau yếu, người hấp hối hay bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của ngài. Khi về già, ngài được Chúa ban cho ơn nhận biết tương lai, là một ơn sủng ngài dùng để cảnh giác hay khuyên bảo người khác. Nhưng tuổi tác cũng đem lại nhiều thử thách. Ngài phải chấp nhận sự mất mát các khả năng bên ngoài. Trước hết là khả năng rao giảng, là điều đương nhiên xảy đến khi ngài bị rụng răng. Sau đó, ngài không còn nghe xưng tội được nữa. Sau cùng, sau một lần bị ngã, ngài phải nằm liệt giường. Chính đức tổng giám mục phải đến ban Mình Thánh cho ngài hằng ngày. Một trong những công việc sau cùng của ngài là hoà giải được sự tranh cãi kịch liệt giữa hai thầy dòng.

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

 

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 03 Mùa Vọng Năm A Ngày 17 Tháng 12 Năm 2023

Ông Gio-an trả lời: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” 

-Ga1 :6-8.19-23 


John answered them,"I baptize with water; but there is one among you whom you do not recognize, the one who is coming after me, whose sandal strap I am not worthy to untie." 

- John 1:6-8.19-23 

 Lời Mời Ơn Gọi :

 Hãy luôn luôn vui lên! Đấng Cứu Thế chúng ta đến gần! Ơn gọi Linh Mục và hoặc đời sống tu sỉ là một nguồn vui lớn lao cho những ai chấp nhận lời mời gọi của họ với cả lòng trì và hồn của họ.

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần. 

 Hãy Gọi 1-800-553-3321 



A Call To Vocation.

 Rejoice always! Our Savior is near! The Call to prirsthood and or religious life is a source of great joy to those who embrace their call with their whole heart, mind and soul.

 Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit

 Call 1-800-553-3321

 Trách Nhiệm Chúa Nhật 04 Mùa Vọng Ngày 24/12/2023 Năm B

 * Đọc Thông Báo: Anh Lương Xuyến 

* Giúp Lễ: Nguyễn Khang, Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Josh, & A. Đinh Diễm.

 * B. Đọc I: C. Cao Loan

 * Đáp Ca: Ca Đoàn 

* B. Đọc II: C. Thúy Vy 

 * LN Giáo Dân và *Dâng Của Lễ: Khu 4 

* Sóc Rổ : Nhóm 1: Các Bà Mẹ

 * TTV Thánh Thể: Giuse Đinh Trung, Matino Vũ Khôi, và Đaminh Cao Lợi.

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn.

 Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Ông Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyễn Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải (đang ở Cali), Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), và Ông Phạm Phú Hộ.


 Chương Trình Lễ Đêm Giáng Sinh

 -8:00-9:00pm: Hoạt cảnh, thánh ca.

 -9:00-10:00pm: Thánh Lễ Đêm GS

 Trách Nhiệm Lễ Đêm Giáng Sinh Đêm Chúa Nhật 24/12/2023 Năm B Lúc 9:00 pm 

 * Đọc ThôngBáo: A.Nguyễn Thành 

* Giúp Lễ: Trần Jacqueline, Trần Justin, Trần Joey, & A. Đinh Diễm.

 * B. Đọc I: A. Vũ Khôi 

* Đáp Ca: Ca Đoàn

 * B. Đọc II: C. Ngọc+Đinh 

* LN Giáo Dân : Ban Kiến thiết. 

* Dâng Của Lễ: Ban Nhà Bếp 

* Sóc Rổ : Nhóm 2: Giới Trẻ 

* TTV Thánh Thể: C. Trương Liên, C. Vân+Khôi, và A. Anton Vũ Hưng.

 Trách Nhiệm Lễ Ngày Giáng Sinh Thứ 2 Ngày 25/12/2023 Năm B - Lúc 11:00am 

* Đọc ThôngBáo: Ô.Nguyễn Hào 

* Giúp Lễ: Nguyễn Phi Long, Nguyễn Phi Lâm, Andrew Lê Quân, & A. Đinh Diễm.

 * B. Đọc I: Đoàn Thiếu Nhi 

* Đáp Ca: Ca Đoàn Thiếu Nhi 

* B. Đọc II: Đoàn Thiếu Nhi 

* LN Giáo Dân và *Dâng Của Lễ: Đoàn Thiếu Nhi

 * Sóc Rổ : Nhóm 4: Đoàn Thiếu Nhi

 * TTV Thánh Thể: Bà Cố Anna Ruyễn, C. Anna Nguyễn Quyên, và Chị Thê-rê-sa Trần Thùy+Yên.

 Chào Mừng Cha Giảng Phòng. 

Cha giảng phòng Nguyễn Minh Thảo, Dòng Tên, đã đến với Cđ từ tối thứ 5 vừa qua. Xin Chúa chúc lành cho mục vụ và sứ vụ của Cha được thành cộng trong Chúa.

 Ngày Sức Dầu Bệnh Nhân. 

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật 3 Mủa Vọng ngày 17 tháng 12 năm 2023 vào lúc 11:00 Sáng có Nghi Thức Sức Dầu Chữa Bệnh cho những người bệnh, đặc biệt cho những Người Cao Niên. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cao niên và người bệnh trong ngày sức dầu này.

 Cám Ơn Các Bàn Tay Thiện Nguyện Giúp Làm Đẹp và Tu Sữa Nhà Thờ:



 Ngay sau thánh lễ Chúa Nhật vừa qua ngày 03/12, anh chị Tùng+Lan lau sạch nền nhà thờ. Các Bà Mẹ lau trường học, và quý ông lau sạch nền nhà ăn. Anh Vũ Thành giúp sơn bờ tường. Anh Vinh, Anh Phong, Anh Can giúp làm hang đá. A Trường, A. P.Thành, C. Hà giúp trang trí đèn trước nhà thờ. Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em đã hăng say phục vụ nhà Chúa.

 Cám Ơn.



 Trong cuối tuần qua có AC. Diễm Ngọc, AC Vinh+Thúy, AC. Tùng+Lan, AC Thùy+Yên, và AC Thủy+Hưng đã giúp phục vụ thức ăn cho 2 Cha vừa qua. Xin Chúa chúc lành cho các gia đình anh chị.

 Cám Ơn.


Anh Chị Duyên+Hùng giúp nấu bún riêu bán tuần qua. AC Thùy+Yên tặng bánh cuốn, AC. Thủy+Hưng tặng chè đậu trắng, AC Chung tặng sôi đậu đen. AC Thúy Vinh tặng Ateso và chè khoai mì. Niki tặng chân gà gỏi thái. Các bà mẹ ủng hộ $100. Chị Quyên giúp làm bánh giò. Cố Ruyễn giúp làm Mọc cho nhà thờ bán. AC Tùng Lan tặng nước ngọt hàng tuần. Xin Chúa chúc lành cho các gia đình anh chị.

 Tin Nhóm Trẻ La-vang.

 Mùa Đông đến những người tỵ nạn thế giới cần các mũ hay nón và găng tay, Nhóm Trẻ La-vang tại Cộng đoàn chúng ta sẽ thu góp những nón và găng tay này để Hội Công Giáo Bác Ái phân phát cho các người đang ở trong các trại tị nạn trên thế giới. Vậy trong suốt mùa đông này, ông bà anh chị em nào có dư các nón, mũ và găng tay mới chưa dùng tới, xin đem đến bỏ vào trong thùng ở dưới Hội Trường/ Phòng Ăn dưới Hầm Nhà Thờ. Nhóm Trẻ sẽ gom góp chúng và trao cho Hội CG Bác Ái. Anh Nguyễn Hoàng tặng 1 thùng lá. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Giúp Vật Liệu Làm Bánh Chưng Bánh Tét. 

Cộng đoàn với truyền thống làm bánh chưng bánh Tét gây gũy cho Nhà Chúa. Quý ông bà nào muốn tặng thùng lá gói, đậu xanh, nếp hay thịt heo cho nhà bếp làm bánh hay tài chánh, xin liên lạc với Chị Đinh Ngọc 513-886-3464.

 Cộng Đoàn Làm Bánh Tét Bánh Chưng Mừng Tết 2024.


Sau Thánh Lễ Chúa Nhật 3 Mùa Vọng ngày 17 tháng 12 năm 2023 hôm nay, Giáo xứ bắt đầu gói bánh Tét vào lúc 1:00 pm và sẽ nấu sau đó. Giá ủng hộ $25 một bánh. Anh chị em nào muốn đặt bánh để ăn mùa GS và Tết Tây này, xin gọi cho Chị Đinh Mindy 513-886-3464, Chị Duyên+ Hùng 513-240-8027, Anh Cao Lợi (Bảy) 859-384-9315 và Ông Nguyễn Hào 513-513-646-2160. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Báo Cáo Tài Chánh CN 03/12/2023

 + Xóc Rổ: $2,049 

 + Bổng Lễ: $ 565 

 + Rửa tội: $ 100 

 + Lễ Tang: $ 300 

 + Bán thức ăn: $1,428