Saturday, January 20, 2024

 21/1 – THÁNH ANÊ, TRINH NỮ TỬ ĐẠO (+ 258?)

Hầu như không ai biết gì về vị thánh này, chỉ biết Anê còn rất trẻ, tử đạo hồi giữa thế kỷ thứ III, khi mới 12 hoặc 13 tuổi. Giả thuyết đưa ra nhiều cách: bị chém đầu, bị thiêu, bị siết cổ.

Truyền thuyết nói bà là thiếu nữ đẹp được nhiều thanh niên theo đuổi và muốn kết hôn. Trong số những người bị Anê từ chối, có người báo cho chính quyền biết Anê là tín hữu Kitô giáo. Bà bị bắt và bị đưa vào nhà thổ.

Người ta nói có một thanh niên nhìn Anê bằng ánh mắt thèm muốn nên bị mù, nhưng nhờ Anê cầu nguyện nên người này lại được sáng mắt. Bà bị kết án, bị xử tử và được an táng trong một hầm mộ gần Rôma. Sau đó hầm mộ này được gọi là Hầm Mộ Anê. Con gái của vua Constantine xây dựng một đại thánh đường để tôn kính bà.

 

 

Friday, January 19, 2024

 20/1 – THÁNH FABIANÔ, GIÁO HOÀNG TỬ ĐẠO (+ khoảng 250)

K hi Thánh GH Anthêrô qua đời năm 236, một Công đồng được triệu tập về Rôma để bầu người kế vị. Fabianô là thường dân Rôma, từ vùng quê nhập cư thành phố với tư cách là giáo sĩ, và người ta đang chuẩn bị bầu Giáo hoàng mới. Và tân giáo hoàng chính là Fabianô, người Ý.

Theo Eusebius, sử gia của Giáo hội, một chim bồ câu bay vào và đậu trên đầu Fabianô. Dấu hiệu này khiến mọi người đồng tâm nhất trí bầu ngài. Ngài là người lãnh đạo xuất sắc, tổ chức cấu trúc giáo xứ như vẫn được áp dụng ngày nay. Ngài phát triển thói quen và các nghi lễ tôn vinh các tvị tử đạo trong các hầm mộ, và bổ nhiệm 14 học giả thu thập chứng cớ đời sống của các vị tử đạo để họ không bị quên lãng.

Ngài cai quản Giáo hội 14 năm và chịu tử đạo khoảng năm 250 trong thời Decius bách hại. Ngài bị họ hành quyết rất dã man. Thánh Cyprianô viết cho người kế vị rằng ĐGH Fabianô là người “độc nhất vô nhị” được vinh dự chết tương xứng với sự thánh thiện và sự thuần khiết của cuộc đời ngài. Tại hầm mộ Thánh Callistô, tảng đá trên mộ Thánh Fabianô bị bể làm tư, nhưng vẫn có thể nhìn thấy dòng chữ Hy Lạp ghi: “Fabianô, Giáo hoàng Tử đạo.”

 

 

 

20/1 – THÁNH SEBASTIANÔ, TỬ ĐẠO (257?-288?)

L ịch sử không có gì chắc chắn về Thánh Sebastianô, chỉ biết ngài là vị tử đạo Rôma, được tôn kính ở Milan ngay từ thời Thánh Ambrôsiô và được an táng ở Appian Way, có thể ở gần Đền thờ Thánh Sebastianô ngày nay. Lòng sùng kính ngài lan tỏa nhanh, và ngài được nhắc đến trong tiểu sử các vị tử đạo từ năm 350.

Truyền thuyết về Thánh Sebastianô quan trọng về nghệ thuật và có cách mô tả bằng hình tượng. Các học giả ngày nay đồng ý rằng có chuyện kể Thánh Sebastianô gia nhập quân đội Rôma, vì chỉ như vậy ngài mới có thể giúp đỡ các vị tử đạo mà không tạo sự nghi ngờ.

Cuối cùng ngài bị phát hiện, bị bắt trước mặt Hoàng đế Diocletian và bị giao cho đội bắn cung Mauritanian. Thi thể ngài đầy mũi tên găm vào và bị bỏ mặc. Những người đến lấy xác đem chôn thì thấy ngài còn sống. Rồi ngài bình phục nhưng không chịu trốn đi. Một hôm, ngài đứng gần chỗ Hoàng đế đi ngang qua, ngài đến gần Hoàng đế và tố cáo Hoàng đế đối xử độc ác với các Kitô hữu. Lần này ngài bị bắt và bị kết án tử hình. Thánh Sebastianô bị đánh đập cho đến chết.

Thursday, January 18, 2024

 19 Tháng Giêng

    Thánh Fabian
    (250)

 

    Fabian là một giáo dân bình thường ở Rôma từ quê lên tỉnh vào một ngày khi giáo sĩ và dân chúng chuẩn bị chọn vị tân giáo hoàng. Có lẽ ngài đến Rôma cũng giống như nhiều người ngày nay đến Rôma trong thời gian tuyển chọn giáo hoàng: lo lắng cho tương lai của đạo, tò mò muốn biết vị tân giáo hoàng, hoặc tỏ lòng luyến tiếc vị giáo hoàng vừa quá cố. Hơn nữa, được nhìn thấy tất cả các vị chức sắc trong Giáo Hội cùng quy tụ lại để có một quyết định quan trọng cũng là điều thích thú. Ai sẽ là tân giáo hoàng? Ðó là người nhiều quyền thế? Là người có tài hùng biện? Là người dũng cảm?

 

    Theo sử gia Eusebius của Giáo Hội, bỗng dưng có một con chim bồ câu từ trần nhà bay xuống, nhưng không đậu trên "bất cứ ai nổi tiếng". Theo Eusebius, bồ câu "đậu trên đầu Fabian giống hệt như Chúa Thánh Thần ngự trên Ðấng Cứu Thế dưới hình chim bồ câu." Ðiều đó phải có một ý nghĩa gì liên quan đến sự hoạt động của Chúa Thánh Thần, và mọi người đồng thanh tuyên bố Fabian "xứng đáng" là giáo hoàng.

 

    Ðối với chúng ta, bồ câu tượng trưng cho sự hòa bình, và chim bồ câu ấy là điềm báo trước. Bắt đầu từ gần ngày Fabian được tuyển chọn, việc bách hại và đau khôå của Giáo Hội cũng chấm dứt. Hoàng đế Philip, thân thiện với Kitô Hữu và không những ông ngừng bách hại mà còn chấp nhận các nghi lễ của Kitô Giáo.

 

    Trong thời gian hòa bình, Ðức Fabian đã có thể xây dựng cơ cấu Giáo Hội Rôma, ngài chỉ định bảy phó tế và giúp thu thập các chứng thư tử đạo.

 

    Nhưng như ở bất cứ thời gian nào, những người có quyền thường không vui khi thấy các kẻ lạ mặt gia tăng và phát đạt. Có nhiều lần người ngoại giáo đã tấn công Kitô Hữu, và khi hoàng đế Philip từ trần thì thời gian bình an cũng chấm dứt. Hoàng đế mới là Decius, ra lệnh cho mọi Kitô Hữu phải khước từ Ðức Kitô bằng cách thờ cúng tà thần, hoặc tham dự các nghi thức ngoại giáo khác.

 

    Sau một vài năm bình an, Giáo Hội vẫn chưa đủ mạnh. Nhiều người đã không đủ can đảm để tử đạo. Nhưng Ðức Fabian, một biểu tượng hoà bình nổi bật, đã đứng lên để can đảm làm gương cho mọi người trong đàn chiên. Ngài chịu tử đạo năm 250 và được chôn cất trong Nghĩa Trang Calixtus, là nơi chính ngài giúp tân trang.

 

    Trong Nghĩa Trang Calixtus, ngày nay vẫn còn có một bia đá dùng để đậy mồ Thánh Fabian, bị vỡ làm bốn mảnh, có mang dòng chữ Hy Lạp, "Fabian, giám mục, tử đạo."


    Lời Bàn

 

    Chúng ta chỉ có thể tin tưởng bước vào tương lai và chấp nhận những thay đổi cần thiết để phát triển nếu chúng ta bám rễ vào quá khứ của một truyền thống sống động. Một vài mảnh đá ở Rôma nhắc nhở rằng, chúng ta là những người của thế kỷ 20 tiếp tục truyền thống đức tin sống động và can đảm thay đổi cuộc đời giống như Ðức Kitô, và làm chứng cho Ngài trong thế gian. Chúng ta đã có các anh chị là những người "ra đi trước chúng ta được ghi dấu đức tin" để dẫn đường cho chúng ta.
   

Lời Trích

 

    "Máu các vị tử đạo là hạt giống của Giáo Hội" (Tertullian).

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Wednesday, January 17, 2024

 18 Tháng Giêng

    Thánh Charles ở Sezze
    (1613 - 1670)

 

    Thánh Charles nghĩ rằng Thiên Chúa gọi ngài đi truyền giáo ở Ấn Ðộ, nhưng ngài chưa bao giờ được đặt chân đến đó. Thiên Chúa đã có những hoạch định khác tốt đẹp hơn cho ngài.

 

    John Charles Marchioni sinh ở làng Sezze, phía đông nam của Rôma trong một gia đình nghèo nàn. Khi niên thiếu, ngài đi chăn cừu và ao ước trở nên một linh mục. Nhưng ước mơ đó không thành tựu vì hoàn cảnh nghèo nàn nên thiếu học thức (ngài chỉ biết đọc và biết viết căn bản), do đó ngài trở nên một thầy dòng Phanxicô năm 1635. Trong cuốn nhật ký, Thầy Charles cho chúng ta biết, "Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn tôi ao ước muốn trở nên một thầy dòng, với khao khát sống nghèo hèn và đi xin ăn vì tình yêu Thiên Chúa."

 

    Thầy Charles đã làm các công việc như nấu ăn, giữ cửa, dọn lễ, làm vườn và đi xin ăn cho nhiều tu viện ở nước Ý. Câu chuyện sau cho thấy tinh thần Phúc Âm của thầy. Khi là người giữ cửa, cha bề trên ra lệnh cho thầy chỉ được phân phát thực phẩm cho các tu sĩ di chuyển ngang qua vùng mà thôi. Thầy vâng lời theo cách đó, và đồng thời của bố thí cũng vơi dần. Thầy cố thuyết phục cha bề trên về sự liên hệ giữa hai yếu tố này. Khi nhà dòng trở lại truyền thống phân phát thực phẩm cho bất cứ ai đến với họ thì của bố thí lại gia tăng.

 

    Theo chỉ thị của cha giải tội, Thầy Charles viết cuốn nhật ký, Sự Vĩ Ðại của Lòng Thương Xót Chúa. Ngài còn viết một vài cuốn sách khác về tâm linh. Trong nhiều năm trời, ngài biết tận dụng sự hướng dẫn tinh thần của các cha linh hướng khi họ giúp ngài phân biệt đâu là tư tưởng của thầy và đâu là tư tưởng của Thiên Chúa. Và chính thầy cũng được người ta tìm đến để xin hướng dẫn tinh thần. Khi Ðức Giáo Hoàng Clement IX hấp hối, ngài đã cho mời Thầy Charles đến để cầu nguyện và chúc lành cho đức giáo hoàng.

 

    Thầy là người tin tưởng vững vàng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cha Severino Gori đã nói, "Qua lời nói và hành động, thầy nhắc nhở cho chúng ta biết tất cả những gì chúng ta cần theo đuổi là sự vĩnh cửu" (Leonard Perotti, St. Charles of Sezze: An Autobiography, trang 215).

 

    Ngài từ trần ở San Francesco a Ripa ở Rôma và được chôn cất ở đây. Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã phong thánh cho ngài vào năm 1959.


    Lời Bàn

 

    Ðời sống các thánh thì đầy những cuộc chiến nội tâm. Ðời sống Thánh Charles chỉ kỳ diệu khi ngài cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa. Ngài bị quyến rũ bởi vẻ huy hoàng của Thiên Chúa và lòng thương xót tất cả chúng ta.


    Lời Trích

 

    Cha Gori cho biết tự truyện của Thánh Charles "là một sự bác bẻ mạnh mẽ những ai cho rằng các thánh sinh ra đã là thánh, các ngài được những ưu tiên ngay khi xuất hiện trên mặt đất. Ðiều này không đúng như vậy. Các ngài trở nên thánh trong phương cách bình thường, nhờ bởi sự trung tín lớn lao khi đáp ứng với ơn sủng của Thiên Chúa. Các ngài cũng phải chiến đấu như chúng ta, và hơn thế nữa, chống với những đam mê, thế gian và ma quỷ" (St. Charles of Sezze: An Autobiography, trang viii).

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Monday, January 15, 2024

 16/1 – THÁNH BERARD và CÁC BẠN TỬ ĐẠO (+ 1220)

Rao giảng Phúc Âm thường là công việc nguy hiểm. Rời quê hương để hòa nhập với nền văn hóa mới, chính phủ mới và ngôn ngữ mới là điều khó, nhưng việc tử đạo đôi khi vượt qua tất cả các hy sinh khác.

Năm 1219, nhận phép lành của Thánh Phanxicô, Berard đã rời nước Ý cùng với Peter, Adjute, Accurs, Odo và Vitalis đi truyền giáo ở Morocco. Trên đường đi Tây Ban Nha, Vitalis bị bệnh và nói với các tu sĩ khác cứ tiếp tục sứ vụ dù không có mình đi cùng. Họ truyền giáo ở Seville, rồi bị người Hồi giáo bắt, nhưng họ quyết không bỏ đạo. Họ tiếp tục đến Morocco và truyền giáo ở nơi phố thị. Các tu sĩ bị buộc phải rời khỏi nước nhưng họ không đi. Khi họ bắt đầu giảng lại, vua Hồi giáo tức giận ra lệnh hành quyết họ. Sau khi chịu đựng tra tấn và bị dụ dỗ từ bỏ Chúa Giêsu Kitô, các tu sĩ Phanxicô bị chính vua Hồi giáo chém đầu vào ngày 16-1-1220.

Đây là các vị tử đạo của dòng Phanxicô. Khi Thánh Phanxicô biết tin, ngài tuyên bố: “Bây giờ tôi nói thật rằng tôi đã có năm Tu sĩ Hèn mọn!” Di hài các tu sĩ được đưa về Bồ Đào Nha, nơi họ đã thu hút một thanh niên gia nhập dòng Phanxicô và lên đường đi Morocco vào năm sau. Thanh niên này chính là Thánh Antôn ở Padua. Năm vị tử đạo này được tuyên thánh năm 1481.

 

 

 

Sunday, January 14, 2024

 2024

   15/1 – THÁNH PHAOLÔ, ẨN TU (+ khoảng 233-345)

 

Chúng ta không biết rõ về cuộc đời Thánh Phaolô, không biết bao nhiêu phần là truyền thuyết và bao nhiêu phần là thật. Thánh Phaolô được coi là sinh ở Ai cập, mồ côi lúc 15 tuổi. Ngài là một người thông thái và sốt sáng. Trong thời Decius bách đạo ở Ai cập, năm 250, Thánh Phaolô ở ẩn trong nhà một người bạn.

Sợ anh (em) rể phản bội, ngài trốn vào một cái hang trong hoang địa. Ngài có ý định trở về khi cuộc bách đạo chấm dứt, nhưng cuộc sống cô tịch và chiêm niệm đã níu kéo ngài ở lại. Ngài đã sống ẩn dật trong hang suốt 90 năm sau đó. Nguồn suối gần đó cho ngài nước uống, cây cọ cho ngài quần áo và đồ ăn. Sau 21 năm sống ẩn dật, ngài được một con chim hằng ngày đem đến nửa ổ bánh cho ngài dùng. Không biết chuyện gì xảy ra trên thế giới, nhưng ngài vẫn cầu nguyện cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Thánh Antôn làm chứng về cuộc đời thánh thiện và cái chết của Thánh Phaolô. Bị cám dỗ bởi tư tưởng là không ai lại phụng sự Thiên Chúa ở nơi hoang địa lâu hơn mình, Thánh Antôn được Thiên Chúa dẫn đi tìm Thánh Phaolô và nhận thấy Thánh Phaolô là người hoàn hảo hơn mình. Hôm đó, con quạ đã đem đến cho ngài cả ổ bánh chứ không chỉ nửa ổ bánh như thường ngày. Như Thánh Phaolô tiên báo, Thánh Antôn đã trở lại chôn cất người bạn mới của mình. Thánh Phaolô mất lúc khoảng 112 tuổi và được coi là thánh ẩn tu đầu tiên. Lễ kính ngài được cử hành ở Đông phương, và cũng được nhớ đến trong nghi lễ Coptic (nghi lễ Ai Cập) và Armenia.

 

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 2 Thường Niên- Năm B Ngày 14 Tháng 01 Năm 2024

Ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. 

 -Ga 1:35-42 



Andrew, the brother of Simon Peter, was one of the two who heard John and followed Jesus. He first found his own brother Simon and told him, "We have found the Messiah" - which is translated Christ. Then he brought him to Jesus. 

-Jn 1:35-42

 Lời Mời Ơn Gọi : 

“Chúng tôi đã gặp Đấng Messiah!” Sau khi gặp Đức Giê-su, Thánh An-rê đã đi gặp người em của mình là Phê -rô trước hết rời cũng đem ông tới với Chúa Ki-tô. Đừng sợ hãi đem người khác tới gặp Chúa! 

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời

 Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

 Hãy Gọi 1-800-553-3321 



A Call To Vocation.

 “We have found the Messiah!” After his encounter with Jesus, St. Andrew goes first to find his brother Peter to also bring him to Christ. Do not be afraid to bring others to Christ as well!

 Divine Word Missionaries

and Sister Servants of The Holy Spirit 

 Call 1-800-553-3321

 Trách Nhiệm Chúa Nhật 3 Quanh Năm B Ngày 21/01/2024

 * Đọc Thông Báo: A. Nguyễn Thành 

* Giúp Lễ: Nguyễn Phi Long, Nguyễn Phi Lâm, Nguyễn Josh, & A. Đinh Diễm. 

* B. Đọc I: Anh Đào Hồng 

* Đáp Ca: Ca Đoàn 

* B. Đọc II: Chị Lại Yến

 * LN Giáo Dân: Khu 6 

* Dâng Của Lễ: Khu 6

 * Sóc Rổ : Nhóm 3: Gia Trưởng 

* TTV Thánh Thể: Giuse Đinh Trung, Matino Vũ Khôi, Đaminh Cao Lợi.

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. 


Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Ông Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyễn Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải (đang ở Cali), Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), và Ông Phạm Phú Hộ.

 Giờ Lễ Ngày Thường Được Thay Đổi.

 Vì trời mùa Đông ngày mau tối, các Thánh Lễ ngày thường sẽ được đời vào buồi sáng lúc 9:00 am thay vì là 7:00 pm/tối trước đây. Xin Chúa chúc lành cho sự không thuận lợi của anh chị em.

 Chương Trình Tết Giáp Thìn 2024

 +Thứ 6 ngày 9 / 2 / 2024

 - 7:00-7:30pm: Đọc Kinh 

- 8:00-8:30pm: Thánh Lễ Tất Niên/Tạ Ơn

 +Thứ 7 ngày 10 /2 / 2024 

 - 6:00-7:00pm: Thánh Lễ Giao Thừa 

 - 8;00-11:00pm: Đêm Văn Nghệ Ca Nhạc Vũ Vui Xuân Giáp Thìn (con Rồng)

 - Bán Các món Thức ăn (Nhà Bếp) 

 - Sổ Số (Ban Kiến Thiết)

 - Múa Lân (Đoàn TNTT) 

 - Trang Trí - Karaoke (A. Đào Hoa) 

+Chúa Nhật ngày 11/12/ 2024

10:20-10:50am: Đọc kinh 

 -11:00am-12:15pm: Thánh Lễ Tân Niên 2024. Cầu cho hòa bình dân an. 

 12:15-3:00pm: Ca Hát Karake Vui Xuân (A. Đào Hoà)

 Rao Hôn Phối Lần 3.

Có Anh Giuse Nguyễn Quang Trung (VN), con Ông Mathias Nguyễn Quang Khánh và bà Teresa Nguyễn Thị Minh Đức (OH), Muốn Kết Hôn với Chị Nguyễn Đông Trúc (VN), con Ông Nguyễn Tùng và Bà Nguyễn Thị Thùy (VN). Ai biết đôi này, bị ngăn trở kết hôn với nhau theo luật Hội Thánh, buộc phải trình cho Cha Quản nhiệm biết.

 Cha Giám Đốc Ơn Gọi Tới Thăm Cộng Đoàn.

 Cha Lê Đức, Giám Đốc Ơn Gọi Dòng Ngôi Lời Truyền Giáo tại Chủng Viện Ngôi Lời tại Epworth, bang Iowa, tới thăm Cộng đoàn chia xẽ về Ơn Gọi. Cha sẽ đồng tế với Cha Quản Nhiệm trong Thánh Lễ lúc 11:00 Chứa Nhật ngày 14 tháng 1 năm 2024. Chúng ta hãy đón tiếp ngài.

 Tin Ban Tài Chánh.

 Hộp Phong bì đóng góp của mỗi gia đình cho năm mới xử dụng được để trên bàn tại Phòng Ăn dưới Hầm Nhà Thờ. Anh chị em hãy tới nhận của gia đình mình.

 Món Quà Tinh Thần Vô Giá.

 Một cuốn sách về Đức Mẹ tựa đề : Maria Nữ Vương Các Thời Đại. Vẫn còn trên bàn ở trong Phòng ăn. Cha Nguyễn Trọng Thảo thuyết giảng cuối tuần Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2023 vửa qua là tác giả. Cha có nhã ý muốn tặng mỗi gia đình 1 cuốn. Gia đình nào chưa nhận hãy đến đón nhận. Xin Chúa chúc lành cho Cha và mọi người chúng ta.


 Tin Nhóm Trẻ La-vang. 

Mùa Đông đến những người tỵ nạn thế giới cần các mũ hay nón và găng tay, Nhóm Trẻ La-vang tại Cộng đoàn chúng ta sẽ thu góp những nón và găng tay này để Hội Công Giáo Bác Ái phân phát cho các người đang ở trong các trại tị nạn trên thế giới. Vậy trong suốt mùa đông này, ông bà anh chị em nào có dư các nón, mũ và găng tay mới chưa dùng tới, xin đem đến bỏ vào trong thùng ở dưới Hội Trường/ Phòng Ăn dưới Hầm Nhà Thờ. Nhóm Trẻ sẽ gom góp chúng và trao cho Hội CG Bác Ái. Anh Nguyễn Hoàng tặng 1 thùng lá. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Ghi Danh Ca Hát Nhạc Karaoke Đêm Văn Nghệ Vui Xuân Giáp Thìn 2024.


Đêm Văn Nghệ Đại Trào vào lúc 8:00 pm Thứ Bảy ngày 10 tháng 2 năm 2024. Anh chị em nào muốn tham gia Đêm Văn Nghệ Ca Hát Nhạc Karaoke xin liên lạc anh Đào Hòa gọi số (513) 952-1416.

 Giúp Vật Liệu Làm Bánh Chưng Bánh Tét.

 Cộng đoàn với truyền thống làm bánh chưng bánh Tét gây gũy cho Nhà Chúa. Quý ông bà nào muốn tặng thùng lá gói, đậu xanh, nếp hay thịt heo hay tài chánh cho nhà bếp làm bánh, xin liên lạc với Chị Đinh Ngọc 513-886-3464.

 Cộng Đoàn Làm Bánh Tét Bánh Chưng Mừng Tết 2024.



 Sau Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ ngày 7 tháng 1 năm 2024 hôm nay, Giáo xứ lại gói bánh Tét vào lúc 1:00 pm và sẽ nấu sau đó. Anh chị em nào muốn tới giúp gói bánh, hãy đến. Giá ủng hộ $25 một bánh. Anh chị em nào muốn đặt bánh để ăn mừng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 năm nay, xin gọi cho Chị Đinh Mindy 513-886- 3464, Chị Duyên+ Hùng 513-240- 8027, Anh Cao Lợi (Bảy) 859-384- 9315 và Ông Nguyễn Hào 513-513- 646-2160. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Cộng Đoàn Gói Bánh Chưng.

 Sẽ vào 2 ngày Chúa Nhật ngày 21 và 28 tháng 1. Ai muốn đặt mua hãy gọi vào. Bánh sẽ trao ngày 28/1 và ngày 4/2. Cám ơn tất cà đã ũng hộ bánh CĐ.

 Cám Ơn. 


Chị Nikki tặng chè khoai mì. Chị Liên tặng bách Bao nướng. C. Thúy+Vinh giúp nấu bún xương. Chi Quyên giúp nấu xôi chè. Chị Đinh Ngọc tặng Nui xào thịt bò. Chị Thùy, AC. Việt-Nhàn, Bà Ruyễn và Chị Quyên giúp làm Chảo tôm. Giúp lau lá tối thứ 6 vừa qua như C. Duyên+Hùng, C. Diễm , C. Diễm Ngọc, C. Phượng, AC. Thùy+Yên, +Nhàn và A. Hoàng. Giúp nấu Bánh Tét như A. Diễm, Cha Châu, Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Tin Ban Clean Up Nhà Chúa.



 AC Tùng Lan giúp lau sạch nhà Thờ ngay sau thánh lễ Chúa nhật ngày 07/1/2024. Xin Chúa chúc lành cho gia đình.

 Báo Cáo Tài Chánh CN 7/1/2024 

 + Xóc Rổ: $1,679

 + Bổng Lễ: $ 540

 + Bán Thực ăn: $1,492