Saturday, February 18, 2023

   19 Tháng Hai

    Thánh Conrad ở Piacenza
    (1290 - 1350)

 

    Sinh trong một gia đình giầu có thuộc miền bắc nước Ý, Conrad kết hôn với Euphrosyne, con gái của một người quý phái.

 

    Một ngày kia, trong khi đi săn Conrad ra lệnh đốt một số bụi rậm để lùa thú ra ngoài. Lửa cháy lan ra cánh đồng kế cận và thiêu hủy cả một cánh rừng. Một nông dân vô tội bị cầm tù, bị đánh đập ép phải nhận tội và bị kết án tử hình. Tuy nhiên Conrad đã ra thú tội, cứu mạng người nông dân ấy và ông phải bồi thường thiệt hại.

 

    Sau biến cố ấy không lâu, Conrad và vợ đồng ý ly thân: bà gia nhập tu viện Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn và ông đến với một nhóm người sống ẩn dật theo quy luật Dòng Ba Phanxicô. Tuy nhiên, không bao lâu, sự thánh thiện nổi tiếng của ông lan tràn. Vì sự cô quạnh bị khuấy động bởi các khách thăm viếng, Conrad di chuyển đến một nơi hoang vắng ở Sicily và ông sống ẩn dật ở đây trong 36 năm, cầu nguyện cho chính mình cũng như cho thế gian.

 

    Sự cầu nguyện và ăn năn đền tội là cách ông đáp trả với những cám dỗ cản trở ông nên thánh. Ông từ trần khi còn quỳ gối trước tượng thánh giá. Ông được phong thánh năm 1625.


    Lời Bàn

 

    Thánh Phanxicô Assisi vừa quý trọng sự chiêm niệm vừa yêu quý đời sống rao giảng; giai đoạn cầu nguyện mãnh liệt là để nuôi dưỡng sức mạnh rao giảng. Tuy nhiên, một số môn đệ đầu tiên của ngài cảm thấy được mời gọi đến đời sống chiêm niệm, và ngài chấp nhận điều đó. Mặc dù đời sống Thánh Conrad ở Piacenza không phải là một quy tắc trong Giáo Hội, nhưng ngài và các vị chiêm niệm khác nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của Thiên Chúa và niềm vui của thiên đàng.


    Lời Trích

    Trong Huấn Thị về Ðời Sống Chiêm Niệm, Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI có viết như sau:"Rút lui vào nơi vắng vẻ là để người Kitô kết hợp chính mình một cách mật thiết với sự thống khổ của Ðức Kitô, và trong một phương cách đặc biệt, giúp họ chia sẻ mầu nhiệm vượt qua và hành trình của Ðức Kitô từ trần thế đến quê trời" (#1).

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Friday, February 17, 2023

 Thánh Simêon (k. 107)

Ngày 18/02

 

Simêon, hoặc Simon, dường như là bà con với Ðức Giêsu. Người ta cho rằng cha của người là Clêopha, anh của Thánh Giuse và mẹ người là chị họ Ðức Maria. Có lẽ người là một trong những “anh em của Ðức Giêsu” có mặt ở căn phòng bên trên vào ngày Pentecost. Người được chọn là Giám Mục thứ hai của Giêrusalem khi anh của người là Giacôbê Nhỏ tử vì đạo.

 

Vào năm 66, cuộc nội chiến bùng nổ ở Palestine là hậu quả việc người Do Thái chống đối đế quốc La Mã. Cộng đồng Kitô Hữu ở Giêrusalem được tiên báo là sẽ bị người Rôma tiêu diệt. Trong năm đó, trước khi Vespasian đưa quân vào Giuđêa, Thánh Simêon đã dẫn dắt cộng đoàn nhỏ bé đến nơi an toàn trong một thành phố nhỏ bé tên là Pella, ở bên kia sông Giođan.

 

Sau khi Giêrusalem bị đốt và chiếm đóng, người Kitô trở về và sống giữa những hoang tàn đổ nát cho đến khi Hoàng Ðế Hadrian sau đó đã san bằng Giêrusalem.

 

Thánh Epiphanius và Eusebius kể rằng giáo hội ở đây đã phát triển cách đáng kể, và nhiều người Do Thái đã tòng giáo sau những phép lạ của các thánh. Khi Vespasian và Domitian ra lệnh tiêu diệt tất cả những ai thuộc dòng dõi Ðavít, Thánh Simêon đã trốn thoát sự bắt bớ đó; nhưng đến thời Trajan cũng ra một lệnh tương tự, người đã bị bắt với tư cách không những là hậu duệ của Ðavít mà còn là một Kitô Hữu, và người đã bị đưa ra trước Atticus, tổng trấn Rôma. Người bị kết án tử hình và, sau khi bị tra tấn, người đã chết treo trên thập giá.

 

Mặc dù người thật cao tuổi - truyền thống nói rằng người sống đến 120 tuổi - nhưng sự can đảm chịu đựng tra tấn mà không chối bỏ đức tin của người đã khiến ngay cả Atticus cũng phải thán phục.

 

Thursday, February 16, 2023

   17 Tháng Hai

    Bảy Vị Sáng Lập Dòng Tôi Tớ Ðức Mẹ
    (thế kỷ 13)

 

    Có thể nào bạn tưởng tượng được có bảy người nổi tiếng của thành phố Saigon hoặc Hoa Thịnh Ðốn cùng tụ nhau lại, từ giã gia đình sự nghiệp và sống cô độc trong một cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa không? Ðiều đó đã xảy ra trong thế kỷ XIII, ở thành phố Florence phồn thịnh và văn vật. Lúc ấy, thành phố này tan nát vì tranh chấp chính trị cũng như vì lạc giáo Cathari (trong những điều lầm lạc, họ cho rằng ma quỷ là chúa đối nghịch và Ðức Giêsu chỉ là một thiên thần). Ðời sống luân lý thời ấy thật thấp và tôn giáo dường như không có ý nghĩa gì.

 

    Năm 1240, bảy người quý phái của Florence cùng quyết định ra khỏi thành phố đến một nơi cô quạnh để cầu nguyện và phục vụ Thiên Chúa. Sự khó khăn đầu tiên của họ là việc cấp dưỡng cho thân nhân, vì hai người vẫn còn lập gia đình và hai người nữa goá vợ.

 

    Mục đích của họ là sống ăn năn đền tội và cầu nguyện, nhưng không bao lâu họ bị quấy rầy bởi những người hiếu kỳ đến từ Florence. Sau đó họ di chuyển đến một nơi vắng vẻ khác là sườn núi Senario.

 

    Năm 1244, dưới sự linh hướng của Cha Phêrô ở Verona, O.P. (sau này được phong thánh), nhóm này theo thói quen đạo đức tương tự như của các cha Ða Minh, sống dưới quy luật của Thánh Augustine và lấy tên là Tôi Tớ Ðức Maria. Tu hội này có hình thức tổ chức giống như các tu sĩ khất thực hơn là các đan viện thời xưa.

 

    Năm 1852, các thành viên của tu hội từ Áo đến Hoa Kỳ và định cư ở Nữu Ước, sau đó ở Philadelphia. Hai tỉnh dòng Hoa Kỳ được phát triển từ một tổ chức nhỏ bé của Cha Austin Morini được thành lập ở Wisconsin năm 1870.

 

    Các thành viên của tu hội phối hợp giữa đời sống đan viện và sự hoạt động tích cực. Trong đan viện, họ sống đời cầu nguyện, làm việc và giữ thinh lặng nhưng trong công tác tông đồ họ tham dự các công việc của giáo xứ, dạy học, rao giảng và các sứ vụ khác.


    Lời Bàn

 

    Thời gian mà bảy vị sáng lập dòng Tôi Tớ Ðức Mẹ sinh sống cũng rất giống như hoàn cảnh mà chúng ta đang sống hiện nay. Ðó là "thời gian tốt nhất và xấu nhất." Có lẽ nhiều người cảm thấy như bị lôi cuốn đến một cuộc sống phi văn hóa, ngay cả phi tôn giáo. Trong một phương cách mới hơn và khẩn thiết hơn, tất cả chúng ta đều phải đối diện với những thử thách của một cuộc đời mà tâm điểm là Ðức Kitô.


    Lời Trích

 

    "Mọi tu hội hãy loan truyền tin mừng của Ðức Kitô trên toàn thế giới bằng đức tin chính trực, bằng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, bằng sự thành tâm với Thánh Giá và qua niềm hy vọng vào sự vinh hiển tương lai... Do đó, với lời cầu bầu mạnh mẽ của Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, mà 'cuộc đời ngài là quy luật cho mọi đời sống,' các cộng đồng tôn giáo sẽ cảm nghiệm sự gia tăng về số lượng, và sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp mà từ đó dẫn đến sự cứu độ" (Sắc Lệnh về Ðời Sống Tu Trì, 25).

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

     16 Tháng Hai

    Thánh Gilbert ở Sempringham
    (1083 - 1189)

 

    Thánh Gilbert sinh ở Sempringham, Anh Quốc, con của hiệp sĩ Jocelin người Norman nổi tiếng giầu có. Nhưng ngài lại theo đuổi một con đường khác hẳn với những gì mà gia đình ngài dành sẵn. Ðược gửi sang Pháp để tiếp tục học lên cao, nhưng ngài lại quyết định theo đuổi ơn gọi tu trì.

 

    Ngài trở về Anh dù chưa là linh mục, và được thừa hưởng nhiều bất động sản của cha ngài để lại. Nhưng Gilbert không muốn một đời sống thoải mái như bất cứ lúc nào ngài cũng có thể. Thay vào đó, ngài sống một cuộc đời đơn giản tại một giáo xứ, và chia sẻ của cải với người nghèo bao nhiêu có thể. Sau khi được thụ phong linh mục, ngài phục vụ ở Sempringham.

 

    Trong giáo xứ có bảy cô thanh nữ muốn sống đời tu trì và họ đã đến xin Cha Gilbert giúp đỡ. Ngài cho xây một căn nhà cạnh nhà thờ. Ở đó họ sống khắc khổ, nhưng lại thu hút nhiều người đến với họ; dần dà số nam nữ giáo dân đến giúp đỡ họ ngày càng đông. Sau khi một vài cơ sở được thành hình, Cha Gilbert đến Citaux để xin các tu sĩ ở đây tiếp tục trông coi Cộng Ðoàn. Khi các tu sĩ Xitô từ chối việc dẫn dắt nhóm phụ nữ này, với sự chấp thuận của Ðức Giáo Hoàng Eugene III, Cha Gilbert tiếp tục trông coi Cộng Ðoàn với quy luật riêng mà ngài là bề trên. Cộng đoàn được biết đến dưới tên Dòng Gilbertin, và là tu hội duy nhất được thành lập ở Anh trong thời Trung Cổ. Trước khi tu hội phải giải tán vì Vua Henri VIII ngăn cấm tất cả các tu viện Công Giáo ở Anh, Dòng Gilbertin có đến hai mươi sáu tu viện.

 

    Quy luật của dòng rất nghiêm nhặt, nổi tiếng khắc khổ và lưu tâm đến người nghèo. Một thói quen đặc biệt dần dà xuất hiện trong các tu viện của Dòng Gilbertin được gọi là "đĩa của Chúa Giêsu." Trong đĩa đặc biệt ấy là các phần chia sẻ thức ăn của mỗi tu sĩ và sau đó họ chia sẻ thức ăn trong đĩa ấy cho người nghèo, nói lên sự lưu tâm đặc biệt của Cha Gilbert đối với những người kém may mắn.

 

    Trong suốt cuộc đời, Cha Gilbert sống thật đơn giản, ăn rất ít và dành nhiều thời giờ ban đêm để cầu nguyện. Bất kể những khắc khổ của cuộc sống, ngài từ trần khi trên 100 tuổi. Ngài được phong thánh năm 1202.

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com


Wednesday, February 15, 2023

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 6 Thường Niên  Năm A

Ngày 12 Tháng 02  Năm 2023

 

    Hôm ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn...Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. 

-Mt 5:20-22a.27-28.33-34



     Jesus said to his disciples: “Do not think that I have come to abolish the law or the prophets.  I have come not to abolish but to fulfill... I tell you, unless your righteousness surpasses that of the scribes and Pharisees, you will not enter the kingdom of heaven.                 

-Mt 5:20-22a.27-28.33-34

 

 

Lời Mời Ơn Gọi. “Anh em đã nghe dạy rằng...’  Đức Giê-su thách đố các môn đệ của Ngài tuân giữ những lời giảng dạy của Ngài sâu đậm hơn.  Tuần giữ những lời dạy của Ngài với cả trí lòng và hồn của mình.

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời Và

Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

Hãy Gọi 1-800-553-3321



A Call To Vocation: ‘You have heard that it was said...’  Jesus challenges His disciples to a deeper embrace of His teachings.  Embrace His teachings with your whole heart, mind and soul.

 Divine Word Missionaries and

 Sister Servants of  The Holy Spirit

Call  1-800-553-3321

 

 

 

Trách Nhiệm  Chúa Nhật 7 Thường Niên 

              Năm A Ngày  19 / 02 / 2023                               

 

* Đọc Thông Báo.  A. Nguyễn P. Thành.

* Giúp Lễ: Nguyễn Khang, Nguyễn Thùy

         Trang, Nguyễn Penny, và A. Đinh Diễm.

* B. Đọc I:  Anh Lương Xuyến

* Đáp Ca:   Ca Đoàn

* B. Đọc II:  Chị Đào Lan

* LN Giáo Dân : Khu 4

* Dâng Của Lễ:  Khu 4

* Sóc Rỗ: Nhóm 3: Gia trưởng.

* TTV Thánh Thể:  Teresa Đão Phượng, Cecilia Trần Thúy, và Maria Nguyễn Trúc Vy.

 

 

Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyện Khải.  Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Bà Huệ, Chị Bùi Én, và Bà Nguyễn Thao.

 

 

Về Nhà Cha. 


Được tin Bà I-nê Lê Thị Sen, thân mẫu chị Hương vợ anh Truyền Ca đoàn, qua đời lúc 23g35 ngày 23 tháng 1 năm 2023 tại Việt nam.  Hưởng tho 81 tuổi.  Cộng đoàn cùng Ca đoàn hợp lời cầu nguyện và thương tiếc cùng với Anh Chị Truyền+Hương cho Linh hồn Bà I-nê được hưởng lòng thương xót của Chúa và mau được vào hưởng Nhan Thánh Chúa trong Nước Vĩnh Hằng muôn đời.  Nguyện xin niềm tin vào Chúa Giê-su phục sinh an ủi gia đình anh chị và toàn gia quyến. 

 

Cầu Nguyện Cho Những Người Dư Tòng 2022-2023.

1) Chị Trịnh Hoàng Minh Tâm

2) Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng

3) Anh Nguyễn Đình XuânVinh

4) Anh Nguyễn Thế Hải.

 

 

Tham Dự Nghi Thức Được Sai Đi.  Trong Thánh Lễ Chúa Nhật tới ngày 19 tháng 2 năm 2023, các anh chị em đang theo học Khóa Học Cho Người Dự Tòng sẽ được giới thiệu với Công đoàn cùng với những người bảo trợ đỡ đầu ngay sau kinh Tin Kính. 

     Chúng ta hãy nhớ cầu nguyện cho họ trong các giờ cầu nguyện của gia đình mình mỗi ngày ít ra cho tới khi họ được lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm vào đêm Vọng Phục Sinh 2023..

 

 

Xóc Rổ Lần 2 Giúp Nạn Nhân Động Đất Tại Đông Turkey và Phía Bắc Syria.


  Thứ 2 vừa qua một trận động đất lớn của thế kỷ này làm xụp đổ những vùng đất lớn của Turkey và Syria khiến cho trên 11 ngàn người tử vong và vẫn còn được tìm kiếm những nạn nhân đã bị chôn vùi trong sự hoang tàn. 

Tỗng GP chúng ta sẽ có
một Xóc Rổ lần 2 vào Chúa Nhật ngày 19/2/2023 để cứu giúp những nạn nhân còn sống không nhà cửa, thức ăn thức uống và quần áo cùng thuốc men.  Xin chúng ta cùng cầu nguyện cho các nạn nhân đã qua đời và còn sống và rộng tay giúp tài chánh cứu giúp họ.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 

 

Thứ Tư Lễ Tro Ngày 22 Tháng 2 Năm 2023.


  Cộng đoàn chúng ta sẽ có Thánh Lễ Tro vào lúc 8:00 pm/tối.  Trong ngày này mọi người Ki-tô hữu được mời gọi cầu nguyện, ăn chay và kiêng thịt. Luật Hội Thánh buộc Ăn Chay. Tín hữu từ 18 tuổi tới 59. Luật HT buộc kiêng thịt từ 14 tuồi trở lên. Trong ngày Ăn Chay, được phép ăn 2 bữa nhỏ và 1 bữa no. Các ngày thứ 6 trong tuần Mùa Chay buộc kiêng thịt.   Ngoài ra người Công Giáo thuần thành được mời gọi ăn chay và kiêng thịt nhiều như có thề trong tuần để tập sống cầu nguyện hy sinh và làm việc  bác ái giúp đỡ người nghèo.

 

 

Xóc Rổ Lần 2 Giúp Hội Thánh Trung và Đông Âu và Phi Châu. 


Một Xóc Rồ lần 2 vào ngày thứ Tư Lễ Tro ngày 22/2/2023.  Các Hội Thánh tại các nơi đó rất cần tài chánh để giúp người nghèo có miếng ăn miếng uống, giúp chủng sinh tu học, giúp huấn luyện các lãnh đạo HT, giúp tiền thuốc và giúp học phí cho sinh nghèo.  Xin chúng ta cùng cầu nguyện và rộng tay trợ giúp các anh chị em chúng ta ở các phương trời đó.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 

 

Chúng Ta Có Biết?  Tổng Giáo Phận Cincinnati chúng ta có 208 giáo xứ. Các giáo xứ này bây giờ được liên kết thành 57 Gia đình các Giáo xứ từ 6 tháng qua. Cộng đoàn chúng ta Thuộc Gia Đình Các Giáo Xứ (Family of Parishes) được gọi là South-14 - bao gồm Cộng Đoàn Đức Mẹ Lavang,  Giáo xứ Thánh Clement, và Giáo xứ Thánh Francis Seraph.

 

 

Parking /Bãi Đậu Xe.  Như chúng ta đã biết, ngoài bãi đậu xe bên cạnh nhà thờ Đức Mẹ La Vang, chúng ta còn có một bãi đậu xe không xa nhà thờ chỉ bên kia đường rầy xe lửa.  Đó là Bãi Đậu Xe Bus.  Chúng ta hãy tận dụng sự cho phép này không mất lệ phí.

 

 

Tin Vui.  Anh Đào Hoa nhận làm trưởng ban Văn Nghệ cho những năm săp tới.  Chúng ta hãy hợp tác với anh và giúp anh chu toàn xứ vụ.

 

 

Tin Ban Nhà Bếp.  Cám ơn  Lê Tâm ủng hộ Tiệc Tri Ân $100.  Hội Các Bà Mẹ $50.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 

 

Báo Cáo Tài Chánh

Chúa Nhật  Ngày 02/02/2023

    + Xóc Rổ :                      $ 1,645

    + Xin Lễ:                        $ 430

    + Bán Thức ăn:              $ 1,770

    + Ủng hộ bữa ăn tri ân:  $ 100

 

Tuesday, February 14, 2023

   15 Tháng Hai

    Thánh Claude de la Combière
    (1641- 1682)

 

    Thánh Claude sinh năm 1641 gần Lyons, nước Pháp, trong một gia đình đạo đức, giầu có. Ngài theo học trường của các cha dòng Tên về âm thanh và nghệ thuật.

 

    Sau đó Claude vào trường đệ tử dòng Tên ở Avignon, là nơi ngài học xong triết học và bắt đầu dạy về nhân văn. Trong thời gian ngài dạy học ở Avignon là khi đạo quân của Louis XIV chiếm đóng, dù đó là nơi đức giáo hoàng cư ngụ. Khi hòa bình trở lại, thành phố Avignon cử mừng lễ Thánh Phanxicô Sales; mặc dù chưa được thụ phong linh mục, Claude là một trong những người được yêu cầu giảng thuyết. Ðể hoàn tất chương trình thần học ngài được gửi sang Balê là trung tâm văn hóa của nước Pháp, ở đó ngài được chọn làm thầy giáo tư cho các con của một bộ trưởng Pháp, là ông Colbert. Nhưng trong một bài viết, ông Colbert có những lời châm biếm tôn giáo mà Cha Claude không tán thành với ông bộ trưởng, do đó ngài bị gửi trả về Avignon và được bổ nhiệm việc thuyết giảng ở một nhà thờ thuộc trường đại học.

 

    Trong các bài giảng, ngài thường tố cáo những sai lầm của lạc thuyết Jansen (1) mà ngài thấy đầy dẫy ở Balê. Cha Claude bài trừ tà thuyết bằng cách giảng dạy về việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong một cuộc tĩnh tâm ngài thề tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.

 

    Hai tháng sau khi thề hứa, ngài được bổ nhiệm làm bề trên cho một trụ sở nhỏ của dòng Tên ở Paray. Chính ở đây mà ngài gặp Sơ Margaret Mary Alacoque (2), và là cha giải tội cho sơ và nhấn mạnh đến việc sùng kính Thánh Tâm Chúa.

 

    Sau đó Cha Claude được sai đến nước Anh với công việc giải tội cho Nữ Công Tước của York. Ngài rao giảng không những bằng lời nói mà còn bằng hành động, và đã đưa nhiều người Tin Lành trở lại đạo. Trong thời gian ở đây, những chống đối người Công Giáo ngày càng gia tăng. Có tiếng đồn cho rằng người Công Giáo âm mưu giết vua để tái lập đạo Công Giáo tại Anh. Cha Claude bị bắt và bị cầm tù về tội tham dự vào âm mưu này trước khi thành công trong việc hoán cải nhà vua. Chính nhờ vua Louis XIV can thiệp mà Cha Claude không bị xử tử.

 

    Cha Claude bị trục xuất, nhưng thời gian tù đầy đã ảnh hưởng tệ hại đến sức khỏe của ngài. Theo lời khuyên của Sơ Margaret Mary, ngài trở về Paray và từ trần tại đây năm 1682. Một ngày sau khi ngài chết, Sơ Margaret Mary được thị kiến siêu nhiên, đảm bảo rằng Cha Claude La Colombiere không cần được cầu nguyện, vì ngài đã ở trên thiên đàng.

 

    Cha Claude được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 31 tháng Năm 1992.

 

    (1) Cornelius Jansen - Giám Mục của Yprés - chủ trương rằng bản tính loài người quá hư hỏng vì tội nguyên tổ nên không có khả năng chống lại sự cám dỗ, không xứng đáng được rước lễ thường xuyên và Jansen chống lại sự thờ kính nhân tính của Chúa Giêsu được thể hiện qua việc sùng kính Thánh Tâm.

 

    (2) Thánh Margaret Mary Alacoque là người đã được Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần và sứ điệp đặc biệt là sùng kính Thánh Tâm Chúa. Thánh nữ được Chúa Giêsu gọi là "Người môn đệ yêu dấu của Thánh Tâm Ta."

================


    Thánh Joan ở Valois
    (1464 - 1505)

 

    Thánh Joan là cô con gái thứ hai của Vua Louis XI nước Pháp. Khi mới sinh được hai tháng thì ngài đã được hứa gả cho Công Tước Louis ở Orleans, và hôn nhân của họ xảy ra vào năm 1476 khi ngài mới 12 tuổi. Dĩ nhiên đó là một hôn nhân không có giá trị, và Công Tước Louis lấy ngài cũng chỉ vì lo sợ cho tương lai không biết sẽ ra sao nếu không tuân lệnh của nhà vua.

 

    Joan là một thiếu nữ tật nguyền, ngài bị gù lưng, đi khập khiễng và bị rỗ. Mặc dù ngài phải đau khổ vì tàn tật, nhưng ngài đã kiên nhẫn chấp nhận sự bất lực ấy và dành nhiều thời giờ để cầu nguyện và suy niệm.

 

    Khi chồng của ngài lên ngôi vua, Louis XII, hành động đầu tiên của ông là xin đức giáo hoàng tuyên bố hôn nhân ấy vô hiệu và chưa thành. Do đó, Joan không được làm hoàng hậu của nước Pháp; ngài được ban cho tước hiệu Nữ Công Tước của Berry. Ðối với Joan đó là sự khuây khỏa khôn cùng và ngài đã đến Bouges. Ở đây ngài sống cuộc đời ẩn dật để cầu nguyện, và vào năm 1501, theo lời khuyên của vị linh hướng là Cha Gilbert Nicolas dòng Phanxicô, ngài sáng lập dòng nữ tu chiêm niệm - Nữ Tu Dòng Truyền Tin mà quy luật chính yếu là bắt chước các nhân đức của Ðức Maria như được kể trong Phúc Âm.

 

    Thánh Joan từ trần ngày 4 tháng Hai năm 1505 khi 41 tuổi. Ngài được phong thánh vào năm 1950.

 

   

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Monday, February 13, 2023

 

  14 Tháng Hai

  Thánh Valentine
    (c. 269)

 

    Người ta nghĩ rằng Thánh Valentine đã từng là linh mục ở Rôma cũng như là một y sĩ. Vì không chịu từ bỏ đức tin, ngài được tử đạo vào ngày 14 tháng Hai. Chúng ta không biết gì nhiều về ngài, nhưng ngay vào khoảng năm 350, một nhà thờ đã được xây cất nơi ngài tử đạo.

 

    Truyền thuyết nói rằng ngài là một linh mục thánh thiện đã cùng với Thánh Marius giúp đỡ các vị tử đạo trong thời Claudius II. Ngài bị bắt, và bị gửi cho tổng trấn Rôma xét xử. Sau khi dụ dỗ mọi cách nhưng đều vô hiệu, quan tổng trấn đã ra lệnh cho lính dùng gậy đánh đập ngài, sau đó đưa đi chém đầu vào ngày 14 tháng Hai, khoảng năm 269. Người ta nói rằng Ðức Giáo Hoàng Julius I đã cho xây một nhà thờ gần Ponte Mole để kính nhớ ngài.

 

    Nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc việc cử hành ngày Valentine. Một số cho rằng người Rôma có một tập tục vào giữa tháng Hai, trong ngày ấy các con trai tô điểm tên các cô con gái để tỏ lòng tôn kính nữ thần dâm dục là Februata Juno.

 

Các tu sĩ thời ấy muốn dẹp bỏ tập tục này nên đã thay thế bằng tên các thánh tỉ như Thánh Valentine. Một số khác cho rằng thói quen gửi thiệp Valentine vào ngày 14 tháng Hai là vì người ta tin rằng các con chim bắt đầu sống thành cặp vào ngày này, là ngày Thánh Valentine bị chém đầu. Dường như chắc chắn hơn cả là vào năm 1477, người Anh thường liên kết các đôi uyên ương với ngày lễ Thánh Valentine, vì vào ngày này, 14 tháng Hai, "mọi chim đực đi tìm chim mái." Tục lệ này trở thành thói quen cho các đôi trai gái viết thư tình cho nhau vào ngày Valentine. Và ngày nay, các cánh thiệp, quà cáp và thư từ trao cho nhau là một phần của việc cử hành Ngày Valentine.

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com
 

 

13 Tháng Hai
Thánh Ciryl và Thánh Methodius
(c. 869, c. 884)

 

Vì thân phụ của hai thánh nhân là một sĩ quan trong phần đất của Hy Lạp nhưng có nhiều người Slav chiếm ngụ, do đó hai anh em thánh nhân đã trở nên nhà truyền giáo, thầy dạy và quan thầy của người Slav.

 

Sau thời gian học tập, Cyril (thường được gọi là Constantine cho đến khi ngài trở thành tu sĩ ít lâu trước khi từ trần) đã từ chối địa vị trong chính quyền mà anh ngài đã chấp nhận làm việc cho những người nói tiếng Slav. Ngài gia nhập một đan viện là nơi anh ngài, Methodius, đã là một đan sĩ sau thời gian giữ chức vụ trong chính quyền.

 

Một quyết định đã thay đổi cuộc đời của các ngài khi Công Tước của Moravia xin Hoàng Ðế Micae của Ðông Phương cho được độc lập về chính trị với nhà cầm quyền Ðức, và được tự trị về phương diện tổ chức giáo hội (có giáo sĩ và phụng vụ riêng). Cyril và Methodius đã lãnh nhận công việc truyền giáo này.

 

Công việc đầu tiên của Cyril là sáng chế ra bản mẫu tự, giống như mẫu tự vẫn được dùng trong phụng vụ ở các phần của Nam Tư cũ. Những người theo ngài có lẽ đã hình thành mẫu tự Cyrillic từ các chữ cái của Hy Lạp. Ngày nay, họ dịch Phúc Âm, Thánh Thi, Thánh Thư và các sách phụng vụ sang tiếng Slav, và sáng tác phần phụng vụ bằng tiếng Slav rất đặc biệt.

 

Vì lý do đó và vì việc xử dụng tiếng mẹ đẻ đã dẫn đến việc chống đối của hàng giáo sĩ Ðức. Các giám mục Ðức từ chối việc tấn phong các giám mục và linh mục Slav, và Cyril buộc phải thỉnh cầu lên Rôma. Trong chuyến viếng thăm Rôma, hai anh em thánh nhân đã vui sướng khi thấy bản văn phụng vụ mới của họ được Ðức Giáo Hoàng Adrian II chấp thuận. Nhưng Cyril không bao giờ trở lại Moravia nữa, ngài từ trần ở Rôma sau 50 ngày nhận áo dòng.

 

Methodius tiếp tục công cuộc truyền giáo trên 16 năm nữa. Ngài là đại diện giáo hoàng đối với toàn thể người dân Slav, được tấn phong giám mục và được giao cho trông coi một giáo phận cũ (thuộc Nam Tư). Khi lãnh thổ trước đây thuộc về họ nay bị tước khỏi quyền tài phán, vị giám mục Bavaria đã trả thù với hàng loạt điều cáo buộc Ðức Methodius. Kết quả là Hoàng Ðế Louis của Ðức đã lưu đầy Ðức Methodius trong ba năm. Sau đó Ðức Giáo Hoàng Gioan VIII đã đảm bảo sự tự do cho ngài.

 

Hàng giáo sĩ người Frank vẫn còn ấm ức nên họ tiếp tục chụp mũ, và Ðức Methodius phải sang Rôma để bảo vệ ngài khỏi điều cáo buộc về tội lạc giáo và xin duy trì việc dùng bản văn phụng vụ Slav. Một lần nữa ngài lại thành công.

 

Truyền thuyết nói rằng, trong một giai đoạn cực kỳ hăng say, Ðức Methodius đã chuyển dịch toàn bộ Phúc Âm sang tiếng Salv chỉ trong vòng tám tháng. Ngài từ trần vào ngày thứ Ba Tuần Thánh, với các môn đệ tụ tập chung quanh. Sau khi ngài chết sự chống đối vẫn chưa dứt, và công trình của hai anh em thánh nhân ở Moravia đã đi vào chỗ tận tuyệt, các môn đệ của hai ngài phải phân tán khắp nơi. Nhưng sự trục xuất ấy đã có ảnh hưởng tốt đẹp trong việc phổ biến các công trình về phụng vụ, về tâm linh và văn hóa của hai anh em thánh nhân đến các vùng Bulgaria, Bohemia và nam Ba Lan.

 

Là quan thầy của Moravia, và được đặc biệt sùng kính bởi người Công Giáo Czech, Slovak, Croatia, Chính Thống Giáo Serb và người Bulgaria, Thánh Cyril và Methodius thật xứng đáng là người bảo vệ sự hiệp nhất Ðông và Tây, là điều được mọi người khao khát từ lâu.


Lời Bàn

 

Thánh thiện có nghĩa dùng tình yêu Thiên Chúa để đối xử với thói đời: đời sống con người lúc nào cũng vậy, luôn chằng chịt những vấn đề chính trị và văn hóa, sự mỹ miều cũng như sự xấu xa, sự ích kỷ cũng như sự thánh thiện. Với Thánh Cyril và Methodius, hầu như thập giá hàng ngày của các ngài là phải đương đầu với những khó khăn giống như của chúng ta ngày nay: vấn đề ngôn ngữ trong phụng vụ. Các ngài là thánh không phải vì đã đưa phụng vụ vào tiếng Slav, nhưng vì các ngài đã thi hành điều ấy với sự can đảm và khiêm tốn của Ðức Kitô.


Lời Trích

 

"Ngay cả trong phụng vụ, Giáo Hội không muốn áp đặt một sự đồng nhất cứng rắn nào trong các vấn đề không liên hệ đến đức tin hay không có lợi cho toàn thể cộng đoàn. Ðúng hơn, Giáo Hội tôn trọng và khuyến khích những tinh hoa và những đặc tính riêng của các chủng tộc và dòng giống... Miễn sao sự hợp nhất cốt yếu của nghi lễ Rôma vẫn được duy trì, việc tu chỉnh các sách phụng vụ phải được phép thay đổi và thích nghi với các tổ chức khác nhau, sự sùng bái và các dân tộc khác nhau, nhất là trong xứ truyền giáo" (Hiến Chế về Phụng Vụ, 37, 38).