Saturday, July 16, 2022

 

Hạnh Các Thánh

16/07/2022

16 Tháng Bảy


Ðức Bà Núi Camêlô


Từ thế kỷ 12, ở núi Camêlô đã có các vị ẩn tu sống gần một suối nước mà Tiên Tri Elijah từng sinh sống ở đây. Họ xây một nguyện đường dâng kính Ðức Mẹ. Cho đến thế kỷ 13, họ được gọi là "Các Tiểu Ðệ của Ðức Bà Núi Camêlô." Sau đó, họ dành một ngày đặc biệt để mừng kính Ðức Maria. Vào năm 1726, ngày lễ ấy trở nên chính thức trong Giáo Hội hoàn vũ dưới tên Ðức Bà Núi Camêlô. Qua nhiều thế kỷ, các tu sĩ Camêlô tự coi mình có liên hệ đặc biệt với Ðức Maria. Các thần học gia và các thánh vĩ đại của dòng Camêlô thường cổ động lòng sùng kính Ðức Maria và bênh vực cho đặc tính Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ðức Maria.

 

Thánh Têrêsa Avila gọi Dòng Camêlô là "Dòng của Ðức Trinh Nữ." Thánh Gioan Thánh Giá cho rằng Ðức Maria đã cứu ngài khỏi chết đuối khi còn nhỏ, đã dẫn dắt ngài đến dòng Camêlô và đã giúp ngài thoát khỏi tù ngục. Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu tin rằng Ðức Maria đã chữa ngài khỏi bệnh. Vào ngày Rước Lễ Lần Ðầu, ngài dâng mình cho Ðức Maria. Trong những ngày cuối đời, ngài thường nói về Ðức Maria.

 

Có một truyền thuyết nói rằng Ðức Maria đã hiện ra với Thánh Simon Stock, một bề trên Dòng Camêlô, và đã trao cho ngài một khăn choàng, bảo ngài hãy cổ động lòng sùng kính khăn ấy. Khăn choàng là một hình thức biến đổi của áo Ðức Bà. Nó tượng trưng cho sự bảo vệ đặc biệt của Ðức Maria và kêu gọi người mang khăn ấy hãy tận hiến cho ngài trong một phương cách đặc biệt. Hiển nhiên, điều này không có nghĩa được cứu chuộc một cách lạ lùng. Ðúng hơn, khăn choàng nhắc nhở chúng ta nhớ đến lời mời gọi của Phúc Âm là hãy siêng năng cầu nguyện và hãm mình đền tội -- là lời mời gọi mà Ðức Maria đã thể hiện một cách tốt đẹp nhất.

 


Lời Bàn

 

Ngay từ thuở ban đầu, các tu sĩ dòng Cát Minh thường được gọi là các "Tiểu Ðệ của Ðức Bà Camêlô." Danh xưng này có nghĩa, các ngài không chỉ coi Ðức Maria như một "người mẹ", mà còn là một "người chị". Chữ chị nói lên ý nghĩa Ðức Maria rất gần với chúng ta. Ngài là người con của Thiên Chúa và do đó có thể giúp chúng ta trở nên con cái xứng đáng của Thiên Chúa. Ngài còn giúp chúng ta quý trọng tha nhân như anh chị em mình. Ngài giúp chúng ta nhận thức rằng mọi người đều thuộc về một gia đình của Thiên Chúa. Chỉ khi nào mọi người đều tin tưởng như vậy thì nhân loại mới hy vọng tìm thấy con đường dẫn đến bình an.

 


Lời Trích

 

"Nhiều hình thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa mà Giáo Hội đã chấp nhận trong khuôn khổ giáo lý lành mạnh và chính thống, tùy theo khuynh hướng và sự hiểu biết của người tín hữu, để đảm bảo rằng, trong khi người mẹ được tôn vinh thì người Con cũng được nhận biết cách xứng hợp, được kính mến, được vinh danh và các giới răn của Người được tuân giữ, vì qua Người mà muôn vật được tạo thành (x. Col. 1:15-16) và trong Người mà Thiên Chúa Cha hài lòng vì tất cả được viên mãn nơi Người (x. Col. 1:19) (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, 66).

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Friday, July 15, 2022

 

Hạnh Các Thánh

15/07/2022

15 Tháng Bảy


Thánh Bônaventura


(1221-1274)

 

Thánh Bônaventura -- một tu sĩ Phanxicô, một thần học gia, một Tiến Sĩ Hội Thánh --vừa uyên bác và vừa thánh thiện. Vì nét linh đạo luôn luôn thể hiện nơi con người và văn bản của ngài, nên lúc đầu ngài được gọi là Tiến Sĩ Ðạo Ðức; nhưng trong các thế kỷ gần đây ngài được gọi là Tiến Sĩ Thánh theo gương "Cha Thánh" là Thánh Phanxicô, vì ngài sống tinh thần đích thực của một tu sĩ Phanxicô

 

Vào năm 1257, ngài được chọn làm bề trên Dòng khi mới ba mươi lăm tuổi và đã thành công trong việc hòa dịu các xáo trộn trong Dòng vì những bất đồng nội bộ. Ngài rất có công với Dòng và đã viết lại tiểu sử của Thánh Phanxicô. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Clêmentê IV bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của York, nhưng ngài xin đừng ép buộc phải chấp nhận vinh dự ấy. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô X đã buộc ngài phải chấp nhận một vinh dự cao hơn, đó là chức Hồng Y và Giám Mục của Albanô.

 

Vào sáng ngày 15 tháng Bảy 1274, trong khi Công Ðồng Lyon II đang khai diễn, Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô X và các giáo phụ trong Công Ðồng đã phải bàng hoàng khi nghe tin Ðức Bônaventura từ trần. Một người chép sử vô danh đã ghi lại cảm tưởng về ngài: "Một người uyên bác có tài hùng biện, và thánh thiện ngoại hạng, ngài nổi tiếng về sự nhân từ, dễ làm quen, hòa nhã và giầu lòng thương người. Với tất cả các đức tính ấy, ngài được Thiên Chúa yêu dấu và thực sự là một con người. Trong tang lễ của ngài, nhiều người đã nhỏ lệ, vì Thiên Chúa đã ban cho ngài một ơn sủng, đó là bất cứ ai biết đến ngài đều quý mến ngài một cách chân thành."

 


Lời Trích

 

"Hạnh phúc thì không gì khác hơn là vui hưởng sự Toàn Thiện, và vì sự Toàn Thiện ở trên chúng ta, nên chúng ta không thể có hạnh phúc nếu không vượt lên trên chính mình. Tự sức mình, chúng ta không thể siêu thoát nếu không có sự trợ giúp của quyền lực siêu nhiên mà quyền lực ấy đã hạ xuống thấp để nâng chúng ta lên. Dù đời sống nội tâm của chúng ta có tiến bộ như thế nào, điều đó không ích gì cho chúng ta nếu nỗ lực ấy không được sự trợ giúp từ trên cao. Thiên Chúa sẵn sàng cứu giúp những ai tìm kiếm với tâm hồn khiêm tốn và thành khẩn; điều này thực hiện được qua sự chân thành cầu nguyện.

 

"Như vậy, cầu nguyện là nguồn gốc của mọi hành trình tiến đến Thiên Chúa. Do đó, mỗi người chúng ta hãy trở về với đời sống cầu nguyện và thưa với Chúa: 'Lạy Chúa, xin hãy dẫn dắt con trên con đường của Chúa, để con có thể bước đi trong chân lý của Ngài.'" (Thánh Bônaventura)

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, July 13, 2022

 

Hạnh Các Thánh

14/07/2022

14 Tháng Bảy


Thánh Kateri Tekakwitha


(1656-1680)

 

Máu các vị tử đạo là hạt giống nẩy sinh các thánh. Chín năm sau khi các linh mục dòng Tên là Cha Isaac Jogues và Jean de Brebeuf bị các thổ dân da đỏ Huron và Iroquois tra tấn cho đến chết, một bé gái đã chào đời gần nơi các vị tử đạo, ở Auriesville, Nữu Ước. Cô là thổ dân da đỏ đầu tiên thuộc vùng Bắc Mỹ được phong chân phước. Mẹ cô là một Kitô Hữu người Algonquin, bà đã bị người Iroquois bắt và buộc phải làm vợ của tù trưởng bộ lạc Mohawk, là bộ lạc dũng cảm và tàn bạo nhất trong Ngũ Quốc.

 

Khi lên bốn tuổi, Kateri mất cha mẹ và cả đứa em trai trong trận dịch đậu mùa mà chính cô cũng bị gần như mù và khuôn mặt bị méo mó. Cô được một người chú đem về nuôi sau khi ông lên kế vị cha cô làm tù trưởng. Ông không thích các tu sĩ A¨o Ðen nhưng ông không thể làm gì được vì một thỏa ước ký kết với Pháp, buộc phải có sự hiện diện của tu sĩ trong các làng có người Kitô Giáo bị bắt giữ. Kateri rất thích nghe các vị tu sĩ A¨o Ðen giảng thuyết, nhưng chú cô lại sợ rằng cô sẽ theo đạo Công Giáo. Thật vậy, khi lên 19 tuổi, sau khi từ chối lời cầu hôn của một thanh niên Mohawk, vào Chúa Nhật Phục Sinh, cô đã được rửa tội và lấy tên thánh là Kateri (Catarina).

 

Bây giờ cô bị đối xử như một người nô lệ. Vì cô không làm việc ngày Chúa Nhật nên cô không được lãnh thực phẩm trong ngày ấy. Ðời sống ơn sủng của cô gia tăng mau chóng. Cô nói với một vị thừa sai rằng cô thường suy niệm về ơn cao trọng khi được rửa tội. Cô rất cảm kích bởi tình yêu mà Thiên Chúa dành cho loài người và cô nhìn thấy phẩm giá nơi mỗi một người dân. Cô luôn luôn trong tình trạng nguy hiểm, vì sự trở lại đạo và đời sống thánh thiện của cô đã tạo nên sự chống đối dữ dội. Theo lời khuyên của một linh mục, một đêm kia cô bỏ trốn và đi bộ 200 dặm đến một làng da đỏ Công Giáo ở Sault St. Louis, gần Montreal (Gia Nã Ðại).

 

Trong ba năm, Kateri ngày càng thánh thiện dưới sự dẫn dắt của một linh mục và một bà người Iroquois. Cô hiến mình cho Thiên Chúa qua những giờ cầu nguyện, làm việc bác ái và tích cực ăn chay hãm mình. Từ sáng sớm cô đã đứng chờ nơi cửa nhà thờ để dự lễ lúc 4 giờ sáng và ở lại đó cho đến Thánh Lễ cuối cùng. Cô đặc biệt sùng kính Thánh Thể và Ðức Giêsu trên Thánh Giá.

 

Vào năm 23 tuổi, Kateri thề giữ mình đồng trinh, đó là một hành động bất thường của một phụ nữ da đỏ, là người chỉ sống nhờ vào chồng. Cô lập một cái chòi trong rừng vắng để cầu nguyện hàng ngày và bị dèm pha là để gặp gỡ một người đàn ông! Việc cô thề giữ mình đồng trinh là một hành động theo bản năng, vì cô không biết trong Giáo Hội có đời sống tu trì dành cho nữ giới, mãi cho đến khi cô đến Montréal. Thấy vậy, cô phấn khởi cùng với hai người bạn định tâm thành lập một tu hội, nhưng vị linh mục địa phương đã ngăn cản cô. Rất khiêm tốn, cô chấp nhận một cuộc sống "bình thường" mà trong đó, cô ăn chay hãm mình một cách khắt khe như để đền tội cho dân tộc của cô.

 

Vào ngày 7 tháng Tư 1680, cô từ trần vào buổi tối trước Thứ Năm Tuần Thánh, mới hai mươi bốn tuổi. Các nhân chứng cho biết, lúc ấy khuôn mặt hốc hác của cô đổi màu và tươi tắn như một đứa trẻ khỏe mạnh. Các nếp nhăn, ngay cả các vết rỗ trên khuôn mặt cũng biến mất và một nụ cười hé nở trên môi cô.

 

Người da đỏ gọi cô là "Hoa huệ người Mohawk". Sự ngưỡng mộ Kateri đã giúp hình thành các trung tâm truyền giáo cho người da đỏ ở Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại. Kateri được phong chân phước năm 1980.

 


Lời Bàn

 

Chúng ta thường nghĩ đời sống thánh thiện bị cản trở bởi hoàn cảnh, và ước chi chúng ta có thêm thời giờ riêng tư, ít bị quấy rầy hay chống đối và được khoẻ mạnh hơn. Chân Phước Kateri đã chứng minh cho thấy, sự thánh thiện triển nở trên thập giá, ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, ngài đã có những gì mà mọi Kitô Hữu phải cần, đó là sự hỗ trợ của một cộng đoàn.

 

Ngài có một người mẹ tốt lành, có các linh mục tận tình giúp đỡ và các bạn Kitô Hữu. Những điều kiện này được gọi là tiên khởi, và chỉ sinh kết quả nếu quyết tâm thi hành ba nguyên tắc cổ xưa của Kitô Giáo là cầu nguyện, ăn chay và bố thí: kết hợp với Thiên Chúa qua Ðức Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần, tự khắc phục con người của mình để vượt qua những đau khổ, và sống bác ái đối với anh chị em.

 


Lời Trích

 

"Tôi không cô đơn vì tôi đã tận hiến cho Ðức Giêsu. Ngài là tình yêu duy nhất của tôi. Tôi không sợ tình trạng bơ vơ nghèo nàn vì không lấy chồng. Tất cả những gì tôi cần là một chút thực phẩm và một vài quần áo. Với công việc tay tôi làm ra, tôi sẽ có những gì tôi cần, và những gì còn dư tôi sẽ cho người bà con và người nghèo. Nếu tôi bị bệnh và không thể làm việc được, tôi sẽ trở nên giống Chúa trên thập giá. Ngài sẽ thương xót tôi và giúp đỡ tôi. Tôi biết chắc như thế."

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Hạnh Các Thánh

13/07/2022

13 Tháng Bảy

Thánh Henry II

(972-1024)

 

 

 Thánh Henry thuộc dòng dõi nhà vua mà cha là Công Tước xứ Bavaria, mẹ là công chúa xứ Burgundy. Ngay từ nhỏ, ngài được sự dạy bảo kỹ lưỡng của Thánh Wolfgang, là Giám Mục của Ratisbon. Năm 995, ngài kế vị cha làm Công Tước xứ Bavaria và năm 1002, sau khi người bác là Vua Otto III từ trần, ngài lên ngôi hoàng đế nước Ðức.

 

 

Vua Henry rất để ý đến hạnh phúc của người dân. Ðể bảo vệ công chính, nhiều lần ngài phải dẫn quân đi chiến đấu với các kẻ thù ở trong cũng như ngoài nước. Các chiến thắng không làm ngài tự đắc trở nên vô tâm mà ngài rất độ lượng và khoan hồng với kẻ thù.

 

Khoảng năm 998, ngài lập gia đình với một phụ nữ thánh thiện là Cunegundes. Sau này bà cũng được tuyên xưng là thánh. Vào năm 1014, cả hai người được ban thưởng cho danh hiệu hoàng đế và hoàng hậu của Thánh Ðế Quốc Rôma. Ðây là một vinh dự lớn lao vì chính Ðức Giáo Hoàng Bênêđích VIII đã đội vương miện cho hai người.

 

Tuy thừa hưởng tất cả những giầu sang và quyền thế ở trong tay, Hoàng Ðế Henry luôn nhớ đến các chân lý vĩnh cửu và suy niệm trong lòng. Thay vì đi tìm các vinh dự chóng qua của trần thế, ngài để ý đến những công việc làm vinh danh Thiên Chúa, trong đó sự thịnh vượng của Giáo Hội cũng như duy trì kỷ luật trong hàng giáo sĩ là điều ngài lưu tâm. Có lần ngài ao ước được từ chức để sống như một đan sĩ, nhưng theo lời khuyên bảo của đan viện trưởng ở Verdun, ngài đã ở lại ngôi vị.

 

Trong thời gian trị vì, ngài thành lập rất nhiều đoàn thể đạo đức, xây dựng nhiều cơ sở sinh hoạt tâm linh cũng như các đan viện và nhà thờ mới.

 

Ngài từ trần năm 1024, khi mới năm mươi hai tuổi và được phong thánh năm 1146.

 

Lời Bàn

Gương mẫu đời sống của Thánh Henry khiến chúng ta phải nhìn lại sự bận rộn của đời sống chúng ta. Có ai bận rộn bằng một ông vua, nhưng Hoàng Ðế Henry vẫn dành thời giờ cho Thiên Chúa trong sự suy niệm và sinh hoạt đạo đức. Noi gương Thánh Henry, chúng ta nên sắp xếp thời giờ để hàng ngày trở về với nguồn sinh lực của chúng ta, là Thiên Chúa toàn năng.

 

Tuesday, July 12, 2022

 

Hạnh Các Thánh

12/07/2022

12 Tháng Bảy


Thánh Gioan Gualbert
(993-1073)

 

Sinh trong dòng họ quý tộc Visdomini ở Florence, Tuscany nước Ý, ngay từ nhỏ Gioan đã được học hỏi về đạo lý nhưng tâm hồn người thanh niên ấy bị lôi cuốn bởi những phù vân của thế gian hơn là đời sống đạo đức. Qua một biến cố đau thương, Chúa đã mở mắt Gioan. Ðó là cái chết thảm thương của Hugo, người em duy nhất của Gioan bị kẻ thù sát hại. Càng đau đớn bao nhiêu, Gioan càng quyết chí trả thù bấy nhiêu.

 

Vào một ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Gioan bắt gặp kẻ thù trên con đường mòn dẫn đến Florence. Hắn chỉ có một mình và không cách chi trốn thoát được. Gioan rút gươm ra tiến đến tấn công, định đâm chết kẻ thù ngay tại chỗ, nhưng người này đã buông vũ khí, quỳ gối xuống một cách tuyệt vọng và hắn phó thác linh hồn cho Chúa, nhắm mắt chờ đợi. Hành động ấy đã khiến Gioan do dự. Anh nhìn xuống kẻ thù và bỗng nhớ đến lời Ðức Kitô trên thập giá đã tha thứ cho những kẻ giết Ngài. Anh ôm lấy kẻ thù, tha thứ cho hắn và đi đến một nhà thờ ở Florence cầu nguyện với hàng nước mắt tuôn rơi vì nhớ đến đời sống tội lỗi của mình.

 

Sau đó Gioan gia nhập đan viện San Miniato ở Florence để ăn năn sám hối và siêng năng luyện tập các nhân đức, hy vọng sẽ sống mãi ở đây; nhưng khi đan viện trưởng từ trần và một đan sĩ khác đã hối lộ để lên được chức vụ này, Gioan ghê tởm bỏ đi. Ngài muốn tìm một cuộc sống không bị ảnh hưởng bởi các thối nát trong Giáo Hội thời bấy giờ mà hàng giáo sĩ có thê thiếp, đầy dẫy nạn con ông cháu cha và buôn thần bán thánh. Trong một ít lâu, Gioan sống với các đan sĩ Camaldoli tại đan viện Thánh Rômuanđô, nhưng sau đó ngài quyết định thành lập một tổ chức hoàn toàn mới.

 

Sau khi được tặng cho một ít đất ở Vallombrosa, cùng với sự giúp đỡ của một vài đan sĩ, ngài xây một đan viện nhỏ thật khiêm tốn, tuân giữ các quy luật nguyên thủy của Thánh Bênêđích. Ở đây, ngài tận tụy sống khó nghèo và hèn mọn. Thật vậy, ngài chưa bao giờ nhận chức linh mục và ngay cả từ chối nhận các chức nhỏ.

 

Cộng đoàn Vallombrosa đã cảm kích các cộng đoàn khác trong việc chăm sóc người nghèo và người đau yếu. Sau đó, các cộng đoàn này trở thành một phần tử của Dòng Vallombrosa sống theo quy luật của Ðức Gioan. Qua phương cách này Ðức Gioan trở nên người canh tân Giáo Hội mà các giáo hoàng đã giao phó cho ngài.

 

Bất cứ đan viện nào được thiết lập, Ðức Gioan luôn nhắc nhở họ phải xây dựng một cách vừa phải với vật liệu rẻ tiền và số tiền còn dư phải dùng để giúp đỡ người nghèo. Thật vậy, lòng bác ái của ngài được thể hiện qua một quy luật, mà bất cứ người nào đến xin nhà dòng đều được cấp dưỡng.

 

Ngay khi còn sống, Ðức Gioan đã nổi tiếng về sự khôn ngoan cũng như ơn tiên tri và làm phép lạ. Các giáo hoàng như Ðức Lêô IX, Ðức Stêphanô X đều đến nói chuyện với ngài. Ðức Giáo Hoàng Alexander II cho rằng Ðức Gioan đã có công trong việc xoá bỏ nạn buôn thần bán thánh trong quốc gia của ngài. Mặc dù được sự quý trọng của các giáo hoàng, Ðức Gioan vẫn luôn luôn khiêm tốn. Ngài từ trần ngày 12 tháng Bảy 1073, hưởng thọ khoảng 80 tuổi.

 


Monday, July 11, 2022

 


Hạnh Các Thánh

11/07/2022

11 Tháng Bảy


Thánh Bênêđích (Biển Ðức)
(480?-543)

 

Thật đáng tiếc là không ai viết nhiều về một vị đã thể hiện biết bao kỳ công ảnh hưởng đến nếp sống đan viện Tây Phương. Thánh Bênêđích được đề cập đến nhiều trong các Ðối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả sau khi ngài chết khoảng năm mươi năm, nhưng đó chỉ là các sơ thảo của biết bao điều lạ lùng trong cuộc đời thánh nhân.

 

Ngài sinh trong một gia đình lỗi lạc ở Nursia, thuộc miền trung nước Ý, theo học tại Rôma và ngay từ khi còn trẻ, ngài đã thích đời sống đan viện. Lúc đầu, ngài là một vị ẩn tu sống trong một cái hang ở Subiaco, xa lánh thế giới nhiều chán nản mà lúc bấy giờ giặc ngoại giáo đang lan tràn, Giáo Hội bị phân chia bởi ly giáo, dân chúng đau khổ vì chiến tranh, đạo lý ở mức độ thấp nhất.

 

Sau đó không lâu, ngài thấy không thể sống cuộc đời ẩn dật ở gần thành phố, dù lớn hay nhỏ, do đó ngài đi lên núi cao, sống trong một cái hang và ở đó ba năm. Trong một thời gian, một số đan sĩ chọn ngài làm vị lãnh đạo, nhưng họ cảm thấy không thể theo được sự nghiêm nhặt của ngài. Tuy nhiên, đó cũng là lúc ngài chuyển từ đời sống ẩn tu sang đời sống cộng đoàn. Ngài có sáng kiến quy tụ các nhánh đan sĩ khác nhau thành một "Ðại Ðan Viện", đem lại cho họ lợi ích của sự hợp quần, tình huynh đệ, và luôn luôn thờ phượng dưới một mái nhà. Sau cùng, ngài khởi công xây dựng một đan viện nổi tiếng nhất thế giới ở núi Cassino, cũng là nơi phát sinh dòng Bênêđích.

 

Cũng từ đó, một quy luật từ từ được hình thành nói lên đời sống cầu nguyện phụng vụ, học hỏi, lao động chân tay và sống với nhau trong một cộng đoàn dưới một cha chung là đan viện trưởng. Sự khổ hạnh của Thánh Bênêđích được coi là chừng mực, và đời sống bác ái của ngài được thể hiện qua sự lưu tâm đến những người chung quanh. Trong thời Trung Cổ, tất cả các đan viện ở Tây Phương dần dà đều sống theo Quy Luật Thánh Bênêđích.


Lời Bàn

 

Giáo Hội được nhiều ơn ích qua sự tận tụy của dòng Thánh Bênêđích về phụng vụ, không những chỉ các nghi thức phong phú được cử hành hiện nay nhưng còn các nghiên cứu học thuật của các phần tử trong dòng. Ðôi khi phụng vụ bị lầm lẫn với nhạc đời, với trống đàn đầy nhịp điệu kích động. Chúng ta phải biết ơn những người đã duy trì và thích ứng truyền thống đích thực về thờ phượng trong Giáo Hội.


Lời Trích

 

"Nói cho đúng, phụng vụ phải được coi là một sùng bái chức tư tế của Ðức Giêsu Kitô. Trong phụng vụ, con người được thánh hóa qua các dấu hiệu có thể cảm nhận được bằng giác quan...; trong phụng vụ, sự thờ phượng đầy đủ được thi hành bởi Nhiệm Thể của Ðức Giêsu Kitô, đó là, bởi Ðầu và các chi thể của Ngài.

 

"Từ đó xuất phát mọi nghi thức phụng vụ, vì đó là một hành động của Linh Mục Kitô và Thân Thể của Ngài là Giáo Hội, là một hành động thiêng liêng, vượt quá mọi thứ khác" (Hiến Chế Tín Lý về Phụng Vụ, 7).

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, July 10, 2022

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm C

Ngày  10  Tháng 7  Năm 2022

  Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”

 -Lc 10:25-37


    Which of these three, in your opinion, was neighbor to the robbers’ victim?”  He answered, “The one who treated him with mercy.” Jesus said to him, “Go and do likewise.”                            

-Lk 10:25-37

 

 

Lời Mời Ơn Gọi. Mến Chúa và yêu người là trọng tâm đời sống người Ki-tô hữu. Ai sẽ hướng dẫn người khác mến Chúa và yêu người?

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời Và

Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần

 Hãy Gọi 1-800-553-3321



A Call To Vocation. Loving God and loving others is  at the heart of a Christian’s life.  Who shall teach others loving God and loving others?

 Divine Word Missionaries and

Sister Servants of  The Holy Spirit

Call  1-800-553-3321

 


 

Trách Nhiệm Chúa Nhật 16 Thường Niên

           Ngày 17 / 07 / 2022 Năm C

* Giúp Lễ: Nguyễn Phi Long. Jonathan,

           Nguyễn Phi Lâm, và Đinh Diễm.

* Đọc Thông Báo:  Anh Phương Thành

* B. Đọc I:  Hội Bà Mẹ

* Đáp Ca:   Ca Đoàn

* B. Đọc II: Hội Bà Mẹ

* LN Giáo Dân & Dâng Của Lễ :  Hội Bà Mẹ

* Sóc Rỗ:  Nhóm 1: Hội Bà Mẹ

* TTV Thánh Thể: Anna Hoàng thị Hương. Anna Nguyễn Quyên.  & Maria Vũ Thanh Thủy.

 


 

Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Võ Kiếm, Bà Chu Sử,  Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Ông Bà Khải.  Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Bà Nguyễn Hường, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Cha Cố Thomas Vũ Thái, và Bà Nguyễn Chính.

 

 

Ủng Hộ Truyền Giáo. Cha Nguyễn Trung Tây mới xuất bản một cuốn sách tựa đế: “Suy Niêm Lời Kinh Thật Thà.” Cha cám ơn các anh chị em đã ủng hộ đặt mua sách của Ngài.  Cha kêu gọi anh chị em tiếp tục ủng hổ đón nhận Sách mới này như là cách ủng hộ công việc truyền giáo của Ngài.  Giá ủng hộ $25 một cuốn.

 


 

Sóc Rổ Lần Thứ 2 Giúp Liên Đoàn Linh Mục và Tu Sĩ có ngân quỹ để hoạt động.  Cha Nguyễn Thanh Châu là Cha Tổng Tuyên Úy Liên Đoàn Giáo Sĩ Việt Nam tại Nước Mỹ.  Ngài cho biết Liên Đoàn không thể phục vụ nếu không có quỹ để làm việc.  Vì vậy Cha xin các Công đoàn Việt Nam Công Giáo trợ giúp.  Theo lời kêu gọi của Cha, Cộng đoàn chúng ta sẽ có lần sóc rổ lần  vào Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 17 thang 7 năm 2022.  Xin chúng ta rộng tay giúp đỡ.

 


 

Tin Ủng Hộ Hứa Đóng Góp Mục Vụ Công Giáo (Catholic Ministry Appeal)  Tổng số Cộng đoàn chúng ta  cần phải đóng góp ít nhất $5,025 cho quỹ CMA năm nay 2022.  Hiện tại có 29 Gia đình/ Hộ trong 250 tổng số gia đình thuộc CĐ đã tham gia đóng góp cho Chương Trình CMA là $8,405.  Xin Chúa chúc lành cho các GĐ đã cộng tác đóng góp cho chương trình CMA.

 


 

Tin Lớp Học Giáo Lý Hôn Nhân.  Lớp học Giáo Lý Hôn Nhân vào lúc 2:00 Trưa Chúa Nhật hôm nay ngày 10/7/2022 như đã đinh tại Trường học Lavang. Anh chị em nào chưa ghi danh hãy ghi danh học.  Muốn biết thêm chi tiết, hãy gọi Cha QN số 513-208-0810.

 

 

Rao Hôn Phối Lần 2



1/. Anh Lê Thanh Long (West Chester, OH), con Ông Lê Thanh Tùng (qua đời) và Bà Nguyễn Trọng Quỳnh Mai (West Chester, OH), Muồn kết hôn với Chị Lại Thị Anh Thư (Phúc Lộc, Lâm Đồng), con Ông Lại Năng Thùy  và Bà Trần Thị Bích Thủy (Phúc Lộc, Bão Lộc).

2/. Anh Huỳnh Quốc Cường (Hamilton, OH), con Ông Huỳnh Đình Phúc và Bà Trần Lê Vi (Hamilton, OH), Muốn Kết Hôn với Chị Anna Dương Cinty (Hamilton, OH), con Ông Dương Lộc và Bà Le Chau (Hamilton, OH).

3/.Anh Quốc Tra (Cincinnati, OH), con Ông Tra Thong và Bà Helen Tra (Cincinnati, OH), Muốn Kết Hôn với Chị Lưu Oanh (Cincinnati, OH), con Ông Lưu Rồng và Bà Nguyễn Cư (Cincinnati, OH).

Anh chị em nào thấy các đôi trên bị ngăn trở kết hôn với nhau theo luật Hội Thánh buộc trình với Cha Tuyến Úy.  Nếu Không sẽ mắc tội trọng.

 

 

Tin Nhận Đơn Học Giáo Lý Dự Tòng.  Chương trình Giáo Lý Dự Tòng dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về Đạo Chúa, và Hội Thánh Công Giáo xắp được khai giảng và bắt đầu niên học 2022-2023.  Anh chị em nào muốn tham dự, hãy liên lạc với Cha Quản Nhiệm số văn phòng 513-242-2933 và hãy nhận đơn ghi danh ở cuối nhà thờ.  Anh chị em giáo dân biết những ai cần lớp học này, hãy giới thiệu họ tới lớp học.  Ngày khai giảng là Chúa Nhật ngày 11 tháng 9 nằm 2022.

 

 

Tin Ghi Danh 2 Chương Trình Việt Ngữ & Giáo Lý Niên Khóa 2022-2023 Cho Trẻ Em.  Để chuẩn bị cho năm học tới được tốt đẹp, mời cha mẹ phụ huynh nhận đơn ghi danh học cho các con em càng sớm càng tốt.  Cha Mẹ Hãy Liên lạc với Phó Hiệu Trưởng Anh Lương Xuyến, Anh Nguyễn Phương Thành hay các Thầy Cô để có đơn ghi danh.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 

 

Tin Thiếu Nhi Đoàn Nhà.  Một số em sẽ đi tham dự huấn luyện huynh trưởng cấp 1 và 2 từ ngày 15 tới 17 tháng 7 năm 2022 tại Missouri. Và cũng có 3 huynh trưởng đi giúp trại hè của Đoàn Bạn tại Kentucky cũng trong cuối tuần này.  Chúng ta hãy cầu nguyện cho các em đi tham dự Khóa Huấn Luyện được bình an.

 


 

Báo Cáo Tài Chánh CN 03/7/2022

+ Xóc Rỗ :                               $ 1.719

+ Bổng Lễ:                               $  620

+ Xóc rổ lần 2 Giúp ĐGH:     $  913

+ Bán thực phẩm 03/7/2022:   $  660

+ Hớt tóc:                            $  100

+ Ủng hộ ban vệ sinh:         $  200