Saturday, May 21, 2022

 

Hạnh Các Thánh

22/05/2022

22 Tháng Năm

Thánh Rita ở Cascia

(1381 -- 1457)

 

   Trong nhiều thế kỷ, Thánh Rita ở Cascia là một trong những vị thánh nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường gọi ngài là "Vị Thánh Bất Khả," vì bất cứ điều gì nhờ ngài cầu bầu đều được Thiên Chúa nhận lời.

 

    Thánh Rita sinh ở Spoleto, nước Ý năm 1381. Ngay từ nhỏ ngài đã muốn dâng mình cho Chúa, nhưng vì vâng lời cha mẹ già, ngài phải kết hôn với một ông chồng thô bạo và nóng nẩy. Trong 18 năm, ngài kiên nhẫn dùng sự cầu nguyện và tử tế để đối xử với ông chồng luôn khinh thường và gian dâm. Sau cùng ông đã ăn năn hối lỗi và bị giết vì một mối thù truyền kiếp. Tưởng đã yên thân sau cái chết của chồng, ngài lại khổ tâm khi thấy hai người con trai thề quyết trả thù cho cha mình, và ngài đã cầu xin Thiên Chúa để cho họ chết còn hơn phạm tội giết người. Quả thật, cả hai lâm bệnh nặng, và ngài đã chăm sóc, khuyên giải hai con trở về với Thiên Chúa trong sự bình an trước khi lìa đời.

 

    Bây giờ không chồng và không con, ngài xin gia nhập Dòng Augustine ở Cascia, nhưng bị từ chối vì không còn là trinh nữ. Với sự kiên trì và lòng tin mạnh mẽ, Thiên Chúa đã can thiệp để ngài được nhập dòng. Người ta kể rằng, một đêm kia Thiên Chúa đã đưa ngài vào trong khuôn viên của tu viện dù đã kín cổng cao tường. Thấy vậy, các nữ tu tin rằng ý Chúa muốn ngài được chấp nhận vào dòng.

 

    Trong đời sống tu trì, ngài nổi tiếng về lòng bác ái và ăn chay hãm mình. Lời ngài cầu nguyện cho những kẻ đau yếu thường được Thiên Chúa nhận lời. Ngoài ra, qua sự khuyên bảo, ngài đã đưa nhiều người trở về với đời sống Công Giáo.

 

    Vào năm 1441, ngài được đặc biệt chia sẻ sự thống khổ của Ðức Kitô bằng các vết mão gai trên đầu. Các vết thương ấy thật đau đớn và chảy máu, xông mùi khó chịu đến độ ngài phải sống tách biệt với mọi người, tuy nhiên ngài vẫn coi đó là ơn sủng đặc biệt và xin được sức mạnh để gánh chịu cho đến chết.

 

    Ngài từ trần vì bệnh lao ngày 22 tháng Năm 1457 khi 76 tuổi. Ngài đặc biệt được tôn kính ở nước Ý ngày nay. Ngài được coi là quan thầy của những trường hợp khó khăn, nhất là có liên hệ đến hôn nhân.

 

    Ngài được phong chân phước năm 1626 và được phong thánh năm 1900.

 

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Friday, May 20, 2022

 

Hạnh Các Thánh

21/05/2022

21 Tháng Năm

Thánh Crispin ở Viterbo

 (1668 -- 1750)

 

    Thánh Crispin tên thật là Phêrô Fioretti, sinh ở Viterbo, nước Ý. Ngài mồ côi cha ngay khi còn nhỏ. Vì hay đau yếu mà nhà lại nghèo, nên bà mẹ đã dâng cậu con trai năm tuổi cho Ðức Mẹ. Biến cố đó không bao giờ phai nhạt trong đầu Phêrô mà sau này cậu thường coi Ðức Maria như mẹ ruột của mình.

 

    Vì nghèo không đủ tiền đi học, Phêrô theo ông chú học nghề đóng giầy, cho đến khi 25 tuổi, Phêrô gia nhập dòng Capuchin với tư cách thầy trợ sĩ và lấy tên là Crispin.

 

    Sau khi khấn trọn, ngài được giao cho công việc đầu bếp cho nhà dòng ở Tolfa. Như lúc còn ngoài đời, ngài luôn luôn sùng kính Ðức Mẹ và qua sự cầu nguyện của thầy, nhiều người đã được chữa lành về phần xác cũng như phần hồn. Có lần một nhà quý tộc vì sống trác táng nên bị đau nặng và đến xin Thầy Crispin cầu nguyện. Thầy hỏi, "Thưa ngài, ngài muốn Ðức Mẹ chữa ngài, nhưng nếu giả như có người xúc phạm đến Con của Mẹ thì người ấy có làm buồn lòng Ðức Mẹ không? Nếu thực sự sùng kính Ðức Mẹ thì không thể xúc phạm đến Con của Mẹ được." Nhà quý tộc đã ăn năn sám hối và thay đổi đời sống.

 

    Cùng với công việc đầu bếp, y tá, làm vườn, Thầy Crispin là người khất thực chính cho nhà dòng trong gần 40 năm. Ngay từ khi mặc áo dòng cho đến khi từ trần, thầy được Chúa ban cho ơn chữa lành bệnh tật và bất cứ ai đến với thầy đều cảm thấy phấn khởi và được bình an trong tâm hồn. Trong thời gian khất thực ở Orvieto, ngài không chỉ xin cho nhà dòng, mà còn xin cho tất cả những người nghèo ở đây.

 

    Ngài đích thực là con cái của Thánh Phanxicô, luôn luôn vui vẻ và hăng say phục vụ cho đến khi từ trần vào lúc tám mươi hai tuổi. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô VII phong chân phước năm 1806 và Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho ngài năm 1982


    Lời Bàn

 

    Cha Henri de Lubac, dòng Tên, đã viết, "Chúng ta phải yêu quý thời đại của chúng ta, nhưng không nhượng bộ tinh thần của thời đại, có như thế, mầu nhiệm Kitô Giáo trong chúng ta sẽ không bao giờ mất sức sống" (Sự Huy Hoàng của Giáo Hội, t. 183). Thánh Crispin quý trọng bất cứ ai mà Thiên Chúa đã đưa đến với ngài và trong bất cứ thời gian nào. Thánh Crispin đã trở nên cuốn phúc âm sống động cho anh em dòng và cho người dân ở Orvieto. Sự thánh thiện của ngài đã khuyến khích họ sống bí tích rửa tội một cách độ lượng hơn.


    Lời Trích

 

    Trong bài giảng lễ phong thánh cho Thầy Crispin, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng gia đình nhân loại thường bị "cám dỗ bởi quyền tự trị lầm lạc, vì từ chối các giá trị Phúc Âm, do đó, nhân loại cần đến các thánh, là những gương mẫu đã dùng đời sống cụ thể của mình để minh chứng tính cách xác thực của Ðấng Tối Cao, giá trị của sự Mặc Khải và sự Cứu Ðộ mà Ðức Kitô đã hoàn thành" (Báo L'Observatore Romano 1982, tập 26, số 1).

 

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

 

Hạnh Các Thánh

20/05/2022

20 Tháng Năm

Thánh Bernardine ở Siena

(1380 -- 1444)

 

    Nếu Thánh Phaolô Tông Ðồ nổi tiếng là người hăng say rao giảng thời tiên khởi, thì Thánh Bernardine là người thuyết giảng nhiệt thành của thế kỷ 15.

 

    Thánh Bernardine sinh ở Massa Marittima (gần Siena) và là con của thống đốc tỉnh, nhưng khi lên bảy tuổi ngài đã mồ côi cha mẹ và được bà dì chăm sóc, dạy dỗ thật chu đáo.

 

    Khi ngài 20 tuổi, trận dịch hạch lan tràn khắp thành phố Siena. Nhiều khi, ở bệnh viện có đến 20 người chết trong một ngày. Với sự tiếp tay của các thanh niên thiện chí khác, Bernardine tình nguyện điều hành toàn thể bệnh viện, tận tụy chăm sóc bệnh nhân trong bốn tháng.

 

    Khi 22 tuổi, ngài gia nhập Dòng Phanxicô và hai năm sau đó được thụ phong linh mục. Các tu sĩ Phanxicô thường nổi tiếng là các nhà truyền giáo, nhưng Bernardine rao giảng rất ít vì giọng nói của ngài thật yếu và khàn khàn. Trong hai mươi năm ngài sống âm thầm trong bóng tối, dành thời giờ và năng lực để cầu nguyện và rèn luyện tâm linh. Vào lúc ấy, ngài được sai đi Milan trong công tác truyền giáo. Khi đứng lên rao giảng, giọng nói của ngài mạnh mẽ và có sức thuyết phục đến nỗi giáo đoàn không để ngài ra về nếu ngài không hứa sẽ trở lại.

 

    Từ đó, ngài bắt đầu cuộc đời truyền giáo mà Ðức Giáo Hoàng Piô II gọi ngài là Thánh Phaolô thứ hai. Cũng như khi chăm sóc bệnh nhân trận dịch hạch, ngài nhiệt thành lăn xả vào hoạt động truyền giáo. Ngài ngang dọc khắp nước Ý, thường là đi bộ, rao giảng hai ba giờ đồng hồ và nhiều lần trong một ngày.

 

    Ngài nổi tiếng là sùng kính Thánh Danh Ðức Giêsu, ngài nghĩ ra dấu hiệu -- IHS, là ba chữ đầu của tên Ðức Giêsu bằng tiếng Hy Lạp để thay cho những dấu hiệu dị đoan thời ấy. Việc sùng kính Thánh Danh lan dần, và dấu hiệu ấy bắt đầu xuất hiện trong các nhà thờ, tư gia và nơi công cộng. Nhiều người ghen tức đã vu khống ngài, cho rằng đó là sự đổi mới nguy hiểm và dị đoan. Họ đưa vấn đề lên đức giáo hoàng để chống đối ngài, nhưng sự thánh thiện, sự chính truyền và lời rao giảng là bằng cớ cho sự trung tín của ngài.

 

    Năm 1427, Ðức Giáo Hoàng Martin V đề nghị ngài làm giám mục Siena nhưng ngài từ chối, sau đó ngài cũng từ chối làm giám mục của Ferrara và Urbino. Năm 1430, ngài làm bề trên một chi nhánh Dòng Phanxicô, các Tu Sĩ Sống Nghiêm Nhặt, ngài đặc biệt chú trọng đến kiến thức và nghiên cứu thần học cũng như giáo luật. Lúc đầu chi nhánh này chỉ có 300 tu sĩ; khi ngài từ trần số tu sĩ ấy lên đến 4,000 người.

 

    Ngài cũng viết một số luận án thần học bằng tiếng Latinh và tiếng Ý đề cập đến các học thuyết căn bản của Kitô Giáo, cũng như luận án về Ðức Maria. Ngài thiết lập phân khoa thần học ở Perugia và Monteripido.

 

    Trong hai năm cuối cuộc đời, ngài trở về đời sống rao giảng và đã từ trần "trên đường công tác," lúc ấy ngài gần 64 tuổi.

 

    Ngôi mộ của ngài ở Aquila trở nên trung tâm hành hương. Ngài là người truyền giáo lỗi lạc của thế kỷ 15, và được Ðức Giáo Hoàng Nicôla V phong thánh năm 1450, chỉ có sáu năm sau khi ngài từ trần.

 

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, May 18, 2022


 

Hạnh Các Thánh

19/05/2022

19 Tháng Năm

Thánh Giáo Hoàng Celestine V

 (1215 -- 1296)

 

    Thánh Celestine, tên thật là Phêrô Morrone, sinh trong một gia đình nghèo ở nước Ý và ngài là thứ mười một trong gia đình mười hai người con. Năm hai mươi tuổi, Phêrô từ giã mái trường và sống khổ hạnh trong một hầm nhỏ mà ngài đào ở dưới đất. Sau ba năm, ngài gia nhập dòng Biển Ðức và được thụ phong linh mục ở Rôma.

 

    Ðến năm 1246, ngài trở về Abruzzi, và sống năm năm trong một cái hang ở Morrone, gần núi Sulmona. Ðể chống lại các cám dỗ, ngoài thời giờ cầu nguyện và đọc Kinh Thánh, ngài lao động thật cực nhọc hoặc sao chép lại các sách thiêng liêng. Ngài không bao giờ ăn thịt và giữ chay bốn lần trong một năm. Ngoài ra, ngài còn mặc áo nhặm, đeo giây lưng bằng sắt, ngủ trên mặt đất hoặc tấm ván thô và dùng củi hoặc đá để gối đầu. Thân xác ngài càng tiều tụy thì tinh thần ngài càng thăng tiến. Nhiều người đến với ngài và bắt chước lối sống khổ hạnh ấy. Sau cùng ngài phải thành lập một dòng tu và cho đến khi từ trần, trên toàn Âu Châu đã có ba mươi sáu đan viện và sáu trăm đan sĩ nam nữ sống theo quy luật của ngài.

 

    Sau khi Ðức Giáo Hoàng Nicôla IV từ trần, Giáo Hội không có người kế vị trong hai năm và ba tháng, và vì nghe tiếng thánh thiện của Cha Phêrô, hồng y đoàn đã chọn ngài làm giáo hoàng, lúc ấy đã tám mươi bốn tuổi. Ngài đau khổ khi nghe tin ấy, nhưng phải chấp nhận và lấy tên là Celestine V. Quyết định ấy đã đưa đến nhiều thảm họa vì Ðức Celestine không thích hợp với vai trò giáo hoàng trong bất cứ khía cạnh nào khác, ngoại trừ sự thánh thiện.

 

    Ngài làm giáo hoàng chỉ có năm tháng. Bởi vì ngài quá khiêm tốn và đơn sơ nên bị nhiều người lợi dụng. Ngài trở thành con cờ chính trị của Vua Charles II nước Naples. Không bao lâu nhiều vấn đề phức tạp đã xảy ra trong Giáo Hội. Sau cùng, ngài quyết định từ chức, và quỳ gối tạ tội trước Hồng Y Ðoàn vì đã không chu toàn nhiệm vụ cai quản Giáo Hội. Thật là một nghĩa cử khiêm tốn biết chừng nào!

 

    Tưởng được yên thân để sống đời ẩn dật như trước, nhưng hậu quả của các quyết định trong thời gian ngài làm giáo hoàng đã để lại nhiều nghi vấn nơi vị tân giáo hoàng kế nhiệm, do đó, Ðức Boniface VIII đã giam ngài trong thành Fumone. Ở đây, ngài bị sỉ nhục và chịu gian khổ, nhưng không hề than thở một lời. Trái lại, ngài còn gửi thư cho Ðức Boniface cho biết ngài rất hài lòng và không còn muốn gì hơn. Ngài thường nói: "Tôi không mong muốn gì hơn ở thế gian này ngoài căn phòng nhỏ hẹp; và họ đã cho tôi toại nguyện."

 

    Trong thời gian tù đầy, ngài thường hát thánh vịnh đêm ngày. Một ngày trong tháng Năm 1296, ngài báo trước với lính canh là ngài sẽ chết vào cuối tuần. Thật vậy, sau khi kết thúc bài thánh vịnh trong giờ kinh sáng ngày thứ Bảy 19-5, ngài trút hơi thở cuối cùng. Trong mười tháng tù đầy, ngài không bao giờ giảm bớt lối sống khắc khổ.

 

    Nhờ lời cầu bầu của ngài, nhiều phép lạ đã được ghi nhận, và ngài được Ðức Clêmentê V phong thánh năm 1313.

 

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com



Hạnh Các Thánh

18/05/2022

18 Tháng Năm

Thánh Giáo Hoàng Gioan I

 (c. 526)

 

    Thánh Giáo Hoàng Gioan I, người xứ Tuscan, là tổng-phó-tế của hàng giáo sĩ Rôma, được chọn để kế vị Ðức Hormisdas mà lúc bấy giờ đã già yếu. Bất kể sự phản đối, ngài bị Theodoric -- là vua của Ý, người hăng hái bảo vệ phe lạc giáo Arian -- sai đi Constantinople để thuyết phục Hoàng Ðế Justin bớt khắt khe trong việc chống đối phe Arian mà một sắc lệnh của vua buộc phe này phải trao trả các nhà thờ cho người Công Giáo ở Ðông Phương. Theodoric đe dọa rằng nếu Ðức Gioan thất bại trong nhiệm vụ, thì người Công Giáo chính thống ở Tây Phương sẽ bị trả đũa.

 

    Nhiệm vụ thật khó khăn nhưng chuyến đi thật vinh quang. Bất cứ đâu ngài đến đều được dân chúng vui mừng tiếp đón. Khi đến Constantinople, Hoàng Ðế Justin đã dành mọi vinh dự cho ngài. Vào Chúa Nhật Phục Sinh, 19-4-526, ngài đội vương miện tấn phong cho Hoàng Ðế Justin. Ngoài ra, các giám mục Ðông Phương cũng hăng say thề trung thành với Rôma.

 

    Khi Ðức Gioan trở về Ravenna, thủ phủ của Theodoric, ngài khám phá rằng Theodoric đã giết chết người bạn tâm giao của ngài là triết gia vĩ đại Severinus Boethius, cũng như bố vợ của ông là Symmachus. Về phần Theodoric, vì nghi ngờ Ðức Gioan thông đồng với Hoàng Ðế Justin nên ngay khi ngài đặt chân lên đất Ý, Theodoric đã cho người bắt giam ngay lập tức.

 

    Phần vì mệt mỏi sau cuộc hành trình, cộng thêm sự đau khổ vì đối xử tệ hại, ngài ở tù không lâu và đã từ trần ngày 18 tháng Năm 526. Ngài được chôn cất ở bên ngoài thành Ravenna, nhưng sau đó thi hài của ngài được đưa về Rôma và chôn cất trong Ðền Thánh Phêrô.


    Lời Bàn

 

    Chúng ta không thể chọn lựa những đau khổ mà chúng ta phải chịu. Thánh Giáo Hoàng Gioan I bị đau khổ vì một hoàng đế tham quyền. Ðức Giêsu đau khổ vì những nghi ngờ của những người cảm thấy bị đe dọa vì chân lý, vì sự thẳng thắn và vì sự bất lực của Ðức Giêsu. "Nếu thế gian ghét bỏ anh em, hãy biết rằng thế gian đã ghét bỏ Thầy trước."

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com


Tuesday, May 17, 2022

 

Hạnh Các Thánh

17/05/2022

17 Tháng Năm

Thánh Paschal Baylon

(1540 - 1592)

 

    Trong cuộc đời Thánh Paschal, đế quốc Tây Ban Nha cực kỳ có thế lực ở Tân Thế Giới, mặc dù sau đó không lâu, Pháp và Anh đã làm suy giảm thế lực này. Thế kỷ 16 thường được gọi là Thời Ðại Vàng Son của Giáo Hội Tây Ban Nha, vì đã phát sinh các vị thánh như Y-Nhã ở Loyola, Phanxicô Xaviê, Têrêsa ở Avila, Gioan Thánh Giá, Phêrô ở Alcantara, Phanxicô Sôlanô và Salvator ở Horta.

 

    Thánh Paschal sinh ở Aragon, Tây Ban Nha trong một gia đình nghèo nhưng đạo đức. Trong khoảng thời gian từ bảy đến 24 tuổi, ngài làm nghề chăn cừu và bắt đầu một cuộc sống rất hãm mình. Ngài luôn luôn cầu nguyện, ngay cả khi làm việc và nhất là khi tiếng chuông nhà thờ báo hiệu lúc dâng Mình Thánh trong Thánh Lễ.

 

    Năm 1564, Paschal gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn và tận tụy hiến thân cho cuộc đời ăn năn đền tội. Mặc dù ngài được khuyến khích học làm linh mục, nhưng ngài chọn làm thầy trợ sĩ. Trong những quãng thời gian khác nhau, thầy đảm trách các công việc giữ cửa, nấu ăn, làm vườn và chính yếu là đi khất thực.

 

    Thầy Paschal rất thận trọng tuân giữ lời khấn khó nghèo. Thầy không bao giờ phí phạm thức ăn hay bất cứ gì được sử dụng trong nhà dòng. Khi là người giữ cửa và tiếp đón các người nghèo đến xin giúp đỡ, thầy nổi tiếng là độ lượng. Ðôi khi, các tu sĩ trong dòng phải ngăn cản sự phóng khoáng của thầy!

 

    Một đặc tính của Thầy Paschal là sùng kính Thánh Thể. Ngoài những thời giờ bận rộn vì nhiệm vụ, bất cứ khi nào có cơ hội, thầy thường dành để cầu nguyện trước Thánh Thể. Cuộc đời thầy đầy dẫy những phép lạ chữa lành mà dân chúng được lãnh nhận qua sự cầu nguyện của thầy. Tuy là thầy trợ sĩ nhưng lúc bấy giờ rất nhiều người tìm đến thầy để xin cố vấn.

    Ngay cả cái chết của thầy cũng được ghi dấu bằng một biến cố bất thường. Người ta kể rằng thầy trút hơi thở cuối cùng khi linh mục nâng Mình Thánh lên cao trong Lễ Hiện Xuống.

 

    Thầy Paschal được phong thánh năm 1690, và năm 1897, ngài được đặt làm quan thầy của các tổ chức cũng như nghị hội về Thánh Thể.

 


    Lời Bàn

 

    Việc cầu nguyện trước Thánh Thể chiếm nhiều thời giờ và năng lực của Thánh Phanxicô. Hầu hết các lá thư của thánh nhân đều thúc giục sự sùng kính Thánh Thể. Thánh Paschal cũng noi gương đó. Một giờ cầu nguyện trước Thánh Thể có thể dạy bảo chúng ta rất nhiều điều. Một số người Công Giáo đạo đức ngày nay thấy rằng công việc của họ được phong phú hóa là nhờ những giây phút dành để cầu nguyện và chiêm niệm trước Thánh Thể.

 


    Lời Trích

 

    "Hãy suy nghĩ kỹ về điều này: Hãy tìm kiếm Thiên Chúa trên hết mọi sự. Thật đúng khi bạn tìm kiếm Thiên Chúa trước hết và trên hết mọi sự, bởi vì Thiên Chúa cao cả sẽ ban cho bạn những gì bạn cầu xin. Ðiều này cũng giúp bạn sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa và kính mến Người cách tuyệt hảo hơn" (Thánh Paschal).

 

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, May 15, 2022

 


Hạnh Các Thánh

16/05/2022

16 Tháng Năm
Thánh Simon Stock

(1165 - 1265)

 

    Thánh Simon Stock sinh ở Kent, nước Anh năm 1165. Chúng ta không được biết gì nhiều về thời niên thiếu của thánh nhân, ngoại trừ một truyền thuyết nói rằng tên "Stock", có nghĩa "thân cây", do bởi ngay từ khi mười hai tuổi, thánh nhân đã sống ẩn dật trong chỗ lõm sâu của thân cây sồi. Và khi trưởng thành ngài hành hương đến Ðất Thánh là nơi ngài gia nhập nhóm tu sĩ Cát Minh (Camêlô) và sau đó theo họ về Âu Châu.

 

    Thánh Simon Stock thành lập nhiều cộng đoàn Cát Minh, nhất là trong các khuôn viên Ðại Học như Cambridge, Oxford, Paris, và Bologna, và ngài là người đã giúp thay đổi dòng Cát Minh từ hình thức ẩn tu sang hình thức tu sĩ khất thực. Năm 1254, ngài được chọn làm Bề Trên Tổng Quyền của Dòng ở Luân Ðôn. Thánh Simon cai quản nhà dòng với sự thánh thiện và khôn ngoan, và đã phát triển dòng từ Anh Quốc ra khắp Âu Châu nhờ nhân đức của ngài cũng như ơn nói tiên tri và làm phép lạ.

 

    Thánh Simon Stock thường được nhắc đến qua một thị kiến ngài được thấy ở Cambridge, Anh Quốc, ngày 16 tháng Bảy năm 1251, lúc đó Dòng Cát Minh đang bị đàn áp. Trong thị kiến ấy, Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với thánh nhân, tay cầm khăn choàng mầu nâu. Ðức Mẹ nói: "Hỡi con yêu dấu, hãy nhận lấy khăn choàng này của Dòng con; đó là dấu hiệu đặc biệt nói lên lòng quý mến của Mẹ đã dành cho con và con cái Dòng Cát Minh. Những ai từ trần khi mang khăn này sẽ không bị lửa đời đời. Ðó là phù hiệu của sự cứu chuộc, là khiên thuẫn khi gặp nguy hiểm, và là lời hứa được bảo vệ và sự bình an đặc biệt." Khăn choàng (do bởi tiếng Latinh, scapula, có nghĩa "xương bả vai") gồm hai mảnh vải, một mảnh ở trước ngực và mảnh kia ở đằng sau, được nối với nhau bằng dây vải bắt ngang qua vai. Trong một số dòng tu, các tu sĩ nam nữ mặc khăn choàng dài từ vai đến gót chân như áo khoác ngoài. Giáo dân thường mang khăn choàng bên trong quần áo thường; gồm hai mảnh vải chỉ độ vài phân vuông mà người Việt chúng ta thường gọi là "áo Ðức Bà."

 

    Tuy bất cứ ai cũng có thể mặc "áo Ðức Bà" nhưng phải có một linh mục cử hành nghi thức này. Ngoài ra, phải mang "áo Ðức Bà" một cách xứng đáng, nếu quên không mang áo này trong một thời gian, lợi ích sẽ không còn. Giáo Hội Công Giáo cho phép sử dụng mười tám loại "áo Ðức Bà" khác nhau thường làm bằng nỉ mầu nâu.

 

    Thánh Simon từ trần ở Bordeaux, nước Pháp ngày 16 tháng Năm 1265. Dù Thánh Simon Stock chưa bao giờ được chính thức phong thánh, nhưng ngài được sùng kính từ lâu và Tòa Thánh cho phép cử hành lễ kính.

 

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 5 Phục Sinh Năm C

Ngày  Tháng 05 Năm 2022

Tháng 5 Kính Đức Mẹ - Tháng Hoa.

    Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi… Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau.                

-Ga 13,31-33a.34-35


     I will be with you only a little while longer. I give you a new commandment: love one another.  As I have loved you, so you also should love one another.  This is how all will know that you are my disciples.

 -Ga 13,31-33a.34

 

Lời Mời Ơn Gọi. Thiên Chúa đã chọn ở với chúng ta.  Hãy chia xẻ những ơn  của anh em với những người khác để thông tri sự hiện diện của Ngài.

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời Và

Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần

Hãy Gọi 1-800-553-3321

A Call To Vocation: God has chosen to dwell with us.  Share your gifts with others to reveal his present.

 Divine Word Missionaries and

 Sister Servants of  The Holy Spirit

 Call  1-800-553-3321

 


 

Trách Nhiệm Chúa Nhật 6 Phục Sinh

             Ngày 22 / 05 / 2022 Năm C

Ngày Rước Kiệu Hoa Đức Mẹ lúc 10:00 AM

* Giúp Lễ: Nguyễn Phi Long, Nguyễn Phi

         Lâm, Joey Trần, và Đinh Diễm.

* Đọc Thông Báo:  Anh Lương Xuyến

* B. Đọc I:  A. Vũ Khôi

* Đáp Ca:   Ca Đoàn

* B. Đọc II:  Chị Tý

* LN Giáo Dân : Ban Kiến Thiết.

* Dâng Của Lễ :  Ban Nhà Bếp

* Sóc Rỗ:  Nhóm 4 -  Đoàn TNTT

* TTV Thánh Thể:  Maria Võ Oanh,

            Maria Đinh Lan, và Maria Nguyễn Yến.

 


 

Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Võ Kiếm, Bà Chu Sử,  Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Ông Bà Khải.  Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Bà Nguyễn Hường, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Cha Cố Thomas Vũ Thái, Ông Hộ (William)  Nguyễn. Bà Nguyễn Chính. và Chị Lệ + Hãi.

 

 

Tin Chuyến Xe Đi Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu 2022.  Chuyến xe Bus còn 15 chỗ nữa cho nhưng ai muốn đi chung  chuyến đi 4 ngày. Hãy liên lạc với Anh Nguyễn Hoàng số 513-725-7-15 để giữ ghế.


 

Tin Tập Dâng Hoa.  Chỉ còn 1lần tập Dâng Hoa nữa thôi, xin phụ huynh có con em trong đội Dâng Hoa cố gắng đưa các con em đi tập đúng giờ.  Những ngày đó là các Thứ Bảy ngày 21/ 5/ 2022 vào lúc 7:00 PM / Chiều tại Trường Lavang.  Cám ơn.

 

 

Thánh Lễ Bế Giảng Chương Trình Việt Ngữ và Giáo Lý.  Trong Thánh Lễ Chúa Nhật Bế Giảng hôm nay có trao Văn Bằng cho các em. Sau Thánh Lễ có buổi trưa ăn mừng Lễ Ra Trưởng tại sân trước Nhà Văn Phòng Giáo Xứ. Mời tất cả cha mẹ các em tới tham dự.  Xin Chúa chúc lành cho các Thầy Cô và các em có một mùa Hè vui vẻ với mọi người trong gia đình..

 

 

Cộng Đoàn Rước Kiệu Hoa

        Mẹ La-vang 2022

        Chúa Nhật 6 Phục Sinh

           Ngày 22 / 5 / 2022

          Lúc 10:00 AM / Sáng

       Tại Sân Đậu Xe Nhà Thờ



Sau thánh lễ, mọi người được mời gọi tham dự bữa ăn trưa với nhau.  Cđ sẽ có món ăn chính.  Các món ăn phụ, do các ban ngành đoàn thể và khu đóng góp.  Các gia đình được mời gọi nấu thêm cho các món ăn, trái cây và nước uống như có thể.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 

 

Chương Trình

Rước Riệu Hoa Mẹ Lavang.

-9:45 AM–Tập Họp ở giữa bãi đậu xe

-10:00 AM–Rước Kiệu bắt đầu.  (Thánh giá nến cao.  Các em Đoàn Thiếu Nhi. Đoàn Giới Trẻ.  Hội Các Bà Mẹ.  Hội Gia đình Đền Tạ.  Đoàn Hoa.  Xe Hoa Mẹ.  Cha Chủ tế và giúp lễ.  Thừa Tác Viên  Thánh Thể.  Các Khu.)  

-11:00 AM– Thánh Lễ.  (mọi người tiến hoa dâng Đức Mẹ)

-12:30 PM– Bữa ăn trưa

 


 

Tin Ủng Hộ Hứa Đóng Góp Mục Vụ Công Giáo (Catholic MinistryAppeal)  Tổng số Cộng đoàn chúng ta  cần phải đóng góp ít nhất $5,025 cho quỹ CMA năm nay 2022.  Hiện tại có 24 Gia đình/ Hộ trong Cộng đoàn tham gia đóng góp cho Chương Trình CMA là $7,230.  Xin Chúa chúc lành cho các gia đình cộng tác vào chương trình chứng nhân CMA.

 

 

Ủng Hộ Thiếu Nhi Bán Hoa Dâng Mẹ.  Chúa Nhật thứ 6 Phục Sinh ngày 22 /5 /2022 tuần tới, có Cuộc Rước Kiệu Hoa dâng Mẹ Maria, Đoàn TNTT sẽ bán hoa gây quỹ giúp chúng ta có hoa dâng Mẹ. Chúng ta hãy ủng hộ mua hoa từ Đoàn TNTT trước khi đi Rước Kiệu Hoa Mẹ . Đoàn TNTT cám ơn.

 

 

Tin Vui Bãi Đậu Xe. 


Bãi đâu xe sân nhà thờ sẽ được dành để chúng ta Rước Kiệu Hoa Mẹ La-vang.  Chúng ta hảy đậu xe tại bãi đậu xe bên kia đường và nơi bên kia đường rầy xe lửa nơi đậu xe Bus.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta

 

Hội Nghị Bàn Tròn  Đèn Hải Đăng (Beacons) tiếp theo sẽ sớm ra mắt! 
  Cộng đồng Truyền bá Phúc âm.
          Thứ Ba ngày 17 tháng 5
 Truyền giáo. Con đường lặn sâu hơn
            1:30 - 3:00 qua Zoom .

     Tầm nhìn cho việc Truyền giáo trong Tiến trình Kế hoạch Mục vụ Beacons of Light là để giáo xứ trở thành một "trung tâm của việc tiếp cận truyền giáo liên tục," bằng cách "biến đổi mọi thứ, sao cho các phong tục, cách làm, thời gian và lịch trình, ngôn ngữ và cấu trúc của Giáo hội. có thể được phân luồng một cách thích hợp cho việc phúc âm hóa thế giới ngày nay. " (Evangeli Gaudium) Hãy tham gia Buổi hội thảo trên web này với chúng tôi khi chúng tôi mở ra tầm nhìn cho việc Truyền bá Phúc âm hóa Giáo xứ. Đặc biệt chúng ta sẽ thảo luận về tầm quan trọng và khả năng có thể có của Nhóm Truyền bá Phúc âm hóa Giáo xứ, và Tiến trình Truyền bá Phúc âm hóa & Môn đồ hóa sẽ hướng dẫn Kế hoạch Truyền bá Phúc âm hóa cho mỗi Gia đình trong Giáo xứ.

           Buổi Họp Trên Zoom

https://catholiccincinnati.zoom.us/j/83379651560

Meeting ID: 833 7965 1560

One tap mobile

+13126266799,,83379651560# US (Chicago)
+16465588656,,83379651560# US (New York) Tìm số địa phương vào: 
https://catholiccincinnati.zoom. us/u/keekY2YXjk