Saturday, March 11, 2023


Xin CĐ hiệp ý cầu nguyện cho LH Phêrô 

          Đỗ Khánh Bình vừa qua đời 


Chương trình thăm viếng tại:

      Rose Hill funeral home 

2565 Princeton Rd, Hamillton, Oh 45011

   Cầu nguyện cho:

LH PHÊRÔ ĐỖ KHÁNH BÌNH

1942-2023 thọ 81 tuổi.

 Qua đời lúc 2:40pm , bệnh viện West Hamilton.

- 8:30pm cầu nguyện tại nhà;

Địa chỉ 

  3611 Saratoga , Fairfield.    

  Hamilton, Oh 45011

- Thứ Ba 14 tháng 3 năm 2023 viếng xác và an táng:cử hành tại ROSE Hill Funeral home . 2565 Princeton Rd,Hamilton, Oh 45011 .

  9:00 gặp mặt lần cuối của gia đình. Cha quản nhiệm làm phép và phát tang. Gia đình cầu nguyện, tiễn biệt.!!

 10:00 Cộng đoàn cầu nguyện thăm viếng, chia sẻ, an ủi…

 11:00 am Thánh lễ tiễn đưa.

An táng tại nghĩa trang DIGNITY. 

2565 Princeton Rd Hamillton Oh 45011 .

XIN CỘNG ĐOÀN CẦU NGUYỆN CHO LINH HỒN 

PHÊ RÔ ĐỖ KHÁNH BÌNH

XIN THIÊN CHÚA NHŨ LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ CỨU RỖI LH. PHÊ RÔ SỚM VỀ HƯỞNG NHAN THÁNH CHÚA.

Tang gia cảm tạ.

Friday, March 10, 2023

 

 

Ngày 11 Tháng 3


Thánh Gioan Ogilvie
(1579 - 1615)

 

Thánh Gioan Ogilvie sinh trong một gia đình Tô Cách Lan mà nửa Công Giáo, nửa Tin Lành Presbyterian. Cha ngài theo phái Calvin (*) và cũng muốn Gioan trở thành người của giáo phái ấy nên đã gửi ngài vào đất liền để đi học. Ở đây Gioan thích thú theo dõi những cuộc tranh luận giữa các học giả Công Giáo và Calvin. Bị hoang mang về những tranh luận của các học giả Công Giáo, ngài tìm đến Kinh Thánh. Hai câu sau đây đã thức tỉnh ngài: "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu chuộc, và nhận biết chân lý," và "Hãy đến cùng Ta những ai mệt mỏi và ê chề, Ta sẽ thêm sức cho ngươi."

 

 

Dần dà, Gioan hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo yêu quý tất cả mọi người. Trong những người ấy, ngài nhận thấy có nhiều vị tử đạo. Ngài quyết định trở thành người Công Giáo và được đón nhận vào Giáo Hội tại Louvain, nước Bỉ, năm 1596 khi 17 tuổi.

 

Gioan tiếp tục việc học, đầu tiên với các cha dòng Biển Ðức, sau đó là một sinh viên của học viện Dòng Tên ở Olmutz. Ngài gia nhập dòng Tên và trong 10 năm kế tiếp, ngài chăm chỉ rèn luyện tâm linh cũng như kiến thức. Ðược thụ phong linh mục ở Pháp năm 1610, ngài gặp hai linh mục dòng Tên vừa mới từ Tô Cách Lan trở về, sau khi bị bắt và bị cầm tù. Các ngài thấy ít có hy vọng thành công trong việc rao giảng Tin Mừng dưới sự khắt khe của chính quyền nước ấy. Nhưng một ngọn lửa đã nhen nhúm trong lòng Cha Gioan. Trong hơn hai năm kế đó, ngài đã khẩn khoản xin đi truyền giáo ở Tô Cách Lan.

 

Ðược bề trên cho phép, ngài bí mật vào Tô Cách Lan giả dạng người buôn ngựa hoặc một quân nhân trở về từ cuộc chiến Âu Châu. Thấy không thể thi hành được việc gì đáng kể cho thiểu số Công Giáo ở Tô Cách Lan, Cha Gioan trở về Balê để hội ý bề trên. Bị khiển trách vì đã tự ý bỏ nhiệm vụ ở Tô Cách Lan, ngài được sai trở lại đó. Lần này, ngài hăng say hơn và có một vài thành công trong việc hoán cải cũng như kín đáo phục vụ người Công Giáo Tô Cách Lan. Nhưng không bao lâu, ngài bị phản bội, bị bắt và bị đưa ra toà.

 

 

Phiên xử ngài kéo dài đến 26 giờ đồng hồ mà ngài không được ăn uống gì. Ngài bị cầm tù và không cho ngủ. Trong tám ngày và đêm, ngài bị lôi đi như một con vật, bị đâm bằng cây vót nhọn, và tóc bị giật ra từng mảng. Tuy nhiên, ngài vẫn không chịu tiết lộ tên các người Công Giáo hoặc chấp nhận luật lệ của vua về vấn đề tôn giáo. Ngài trải qua phiên tòa lần thứ hai và thứ ba nhưng vẫn cương quyết giữ vững lập trường. Trong phiên tòa cuối cùng, ngài quả quyết với các quan tòa: "Trong tất cả những gì liên hệ đến vua, tôi sẽ vâng lời một cách mù quáng; nếu quyền lực trần thế của vua bị tấn công, tôi sẽ đổ giọt máu cuối cùng vì vua. Nhưng trong những luật lệ tôn giáo mà vua đã áp đặt cách bất công, tôi không thể và cũng không phải vâng theo."

 

 

Bị kết án tử hình về tội phản quốc, ngài đã trung tín cho đến cùng, ngay cả khi đứng trên đoạn đầu đài và được hứa sẽ trao trả tự do nếu từ chối đức tin. Ngài bị treo cổ ở Glasgow năm 1615 lúc ba mươi sáu tuổi.

 

Cha Gioan Ogilvie được phong thánh năm 1976, là vị thánh Tô Cách Lan đầu tiên kể từ năm 1250.

 

* Phái Calvin là một phương thức giải thích Phúc Âm theo John Calvin. Calvin sống ở Pháp trong thập niên 1500 đồng thời với Martin Luther, người phát động phong trào Cải Cách Tin Lành.

 

Phương thức Calvin bám vào các điểm cực đoan của phúc âm và tìm cách đưa ra các công thức thần học chỉ dựa trên lời Chúa. Họ nhắm đến sự tối thượng của Thiên Chúa, khẳng định rằng Thiên Chúa thì có thể và sẵn sàng thể hiện bất cứ điều gì Ngài muốn đối với tạo vật, vì Ngài thông suốt mọi sự, ở khắp mọi nơi và toàn năng. Họ cũng cho rằng trong Phúc Âm có các dạy dỗ sau: Thiên Chúa, qua ơn sủng tối cao, Ngài tiền định cho con người được ơn cứu độ; Ðức Giêsu chỉ chết cho những ai đã được tiền định; Thiên Chúa tái sinh những ai mà Ngài thấy họ có thể và muốn chọn theo Thiên Chúa; và những người đã được cứu độ không thể nào mất ơn ấy.

 

 

 

Trích từ NguoiTinHuu.com


Thursday, March 9, 2023

 


    Ngày 10 Tháng 3


    Thánh Ðaminh Saviô
    (c. 1857)

 

    Thanh Daminh SavioNhiều người thánh thiện dường như lại chết yểu. Trong số đó có Thánh Ðaminh Saviô, quan thầy của các chú hội hát.

 

    Sinh trong một gia đình nông dân ở Riva, Ý Ðại Lợi, ngay từ khi lên bốn, mẹ ngài đã thấy cậu con trai bé nhỏ quỳ cầu nguyện trong một góc nhà. Lúc năm tuổi, ngài là chú giúp lễ. Khi lên bẩy, ngài được Rước Lễ Lần Ðầu. Vào ngày trọng đại ấy, ngài đã chọn phương châm: "Thà chết chứ không phạm tội!" và ngài luôn luôn giữ điều ấy.

 

    Quả thật, Ðaminh là một cậu bé bình thường nhưng lòng yêu mến Thiên Chúa của cậu thật phi thường.

    Vào lúc 12 tuổi, Ðaminh theo học trường của Thánh Don Bosco. Qua cách cầu nguyện của Ðaminh, mọi người trong trường đều nhận thấy cậu thật khác biệt. Ðaminh yêu quý tất cả mọi người, và dù trẻ hơn họ, cậu cũng lo lắng để ý đến họ. Cậu sợ rằng họ sẽ mất ơn sủng của Thiên Chúa vì tội lỗi.

 

    Có lần, chúng bạn đưa cho cậu xem hình ảnh đồi trụy. Vừa thoáng nhìn thấy, cậu đã cầm lấy tờ báo xé tan ra từng mảnh và hỏi, "Thiên Chúa ban cho chúng ta cặp mắt để nhìn những điều xấu xa như vậy hả? Các anh không thấy xấu hổ sao?"

 

    Một lần khác, hai đứa con trai giận dữ lấy đá ném nhau. Thấy thế, Ðaminh đứng vào giữa, cầm tượng thánh giá nhỏ đưa lên cao, và nói, "Trước khi đánh nhau, mấy anh hãy nhìn vào thánh giá và nói, 'Ðức Giêsu Kitô vô tội khi Ngài chịu chết đã tha thứ cho kẻ giết mình. Tôi là kẻ tội lỗi, và tôi sẽ làm đau khổ Ngài khi không tha thứ cho kẻ thù.' Rồi sau đó mấy anh hãy bắt đầu -- và hãy ném đá tôi trước!"

 

    Hai anh kia cảm thấy xấu hổ, xin lỗi nhau và hứa sẽ đi xưng tội.

 

    Sức khoẻ của Ðaminh rất mỏng manh, thường hay đau yếu luôn và đưa đến biến chứng về phổi khiến cậu phải về nhà để tĩnh dưỡng. Tuy nhiên, khi ở nhà, bệnh tình lại càng gia tăng nên đã được chịu các Bí Tích sau cùng. Lúc ấy Ðaminh mới 15 tuổi, nhưng cậu không sợ chết. Thật vậy, cậu vô cùng sung sướng khi nghĩ đến lúc được lên thiên đàng. Ngay trước khi chết, cậu cố gượng ngồi dậy. Cậu nói thầm vào tai cha mình, "Giã biệt bố." Rồi bỗng dưng mặt cậu tươi sáng với nụ cười rạng rỡ. Cậu kêu lên, "Con đang nhìn thấy những điều kỳ diệu!" và trút hơi thở cuối cùng.

 

    Chính Thánh Don Bosco là người viết lại tiểu sử của Ðaminh Saviô.

 

    Ðaminh Saviô được phong thánh năm 1954. Trong buổi lễ phong thánh, Thánh Giáo Hoàng Piô X đã nói, "Một thiếu niên như Ðaminh, là người cố gắng giữ mình sạch tội từ khi rửa tội cho đến khi chết, quả thật là một vị thánh."

 

 

    Lời Trích

 

    Thánh Ðaminh Saviô thường nói, "Tôi không làm được những điều trọng đại. Nhưng tôi muốn tất cả những gì tôi làm, ngay cả những gì nhỏ nhặt nhất, là để vinh danh Thiên Chúa."

 

*******************************************************

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, March 8, 2023

 

 

Ngày 9 Tháng 3


Thánh Frances ở Rôma
(1384 - 1440)

 

 Đời sống Thánh Frances bao gồm các khía cạnh của đời thường và đời tu trì. Là một người nội trợ tận tụy và duyên dáng, ngài ước ao một đời sống cầu nguyện và phục vụ, do đó ngài tổ chức một nhóm phụ nữ để chăm sóc người nghèo ở Rôma.

 

Sinh trong một gia đình giàu có, ngay từ thời niên thiếu Frances đã cảm thấy mình yêu mến đời sống tu trì. Nhưng cha mẹ ngài chống đối và một thanh niên quý tộc đã được chọn để làm vị hôn phu.

 

Khi bắt đầu quen biết với họ hàng nhà chồng, Frances khám phá rằng cô em dâu của mình cũng ước ao một đời sống phục vụ và cầu nguyện. Do đó, cả hai người, Frances và Vannozza, với sự ưng thuận của các ông chồng, họ bắt đầu luyện tập đời sống tâm linh bằng cách siêng năng tham dự Thánh Lễ, thăm viếng kẻ tù đầy, phục vụ trong các bệnh viện, giúp đỡ người nghèo và thành lập một nhà nguyện bí mật trong ngôi tháp bỏ hoang để cùng nhau cầu nguyện.

 

 

Nhiều năm trôi qua, bà Frances sinh hạ hai trai và một gái. Với trách nhiệm của một đời sống gia đình, bà đã dành nhiều thời giờ để lo cho chồng con. Gia đình bà trở nên phát đạt dưới sự quán xuyến của bà, nhưng chỉ được vài năm, trận dịch hạch đã càn quét cả nước Ý và cướp đi đứa con trai thứ hai của bà. Ðể giúp vơi bớt đau khổ của các nạn nhân trận dịch, bà dùng tiền của và tài sản để cung ứng cho các nhu cầu của bệnh nhân. Khi mọi nguồn tài chánh đều cạn kiệt, bà Frances và Vannozza đã đi xin từng nhà. Về sau, khi cô con gái qua đời, bà Frances đã biến một phần căn nhà thành bệnh viện.

 

 

Càng ngày bà Frances càng tin tưởng rằng một đời sống cho tha nhân thì cần thiết cho thế gian. Với sự hậu thuẫn của đức lang quân, bà Frances bắt đầu thành lập một tổ chức xã hội dành cho các phụ nữ, được gọi là Hiến Sĩ của Ðức Maria (không có lời khấn). Họ chỉ dâng mình cho Chúa và cho sự phục vụ người nghèo.

 

 

Khi tổ chức đã được thành lập, bà Frances không sống trong cơ sở của cộng đoàn mà sống ở nhà với chồng trong bảy năm. Cho đến khi người chồng từ trần, bà sống quãng đời còn lại với cộng đoàn để phục vụ những người bần cùng trong xã hội.

 

 

Lời Bàn

 

Nhìn vào đời sống gương mẫu -- trung tín với Thiên Chúa và tận tụy với tha nhân -- của Thánh Frances nhắc chúng ta nhớ đến Mẹ Têrêsa Calcutta. Ngài nhìn thấy Ðức Giêsu Kitô trong lời cầu nguyện cũng như trong người nghèo. Cuộc đời của Thánh Frances mời gọi chúng ta đừng chỉ tìm kiếm Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, mà hãy tận tụy với Ðức Kitô đang sống động trong sự đau khổ của thế giới. Thánh Frances cho chúng ta thấy, một cuộc đời vì tha nhân không nhất thiết chỉ gò bó trong những giới hạn của lời khấn.

 

 

Lời Trích

 

Mẹ Têrêsa có lần nói về người nữ tu trong cộng đoàn của ngài: "Hãy để Ðức Kitô toả sáng và sống động trong và qua người nữ tu khi họ đến các khu tồi tàn. Hãy giúp người nghèo mỗi khi nhìn thấy các nữ tu thì họ được thu hút đến Ðức Kitô và mời Ngài vào trong nhà họ và cuộc đời họ." Thánh Frances ở Rôma nói: "Một phụ nữ đã lập gia đình mà còn đạo đức thì thật đáng khen ngợi, nhưng họ đừng bao giờ quên rằng mình là người nội trợ. Và đôi khi, họ phải để Thiên Chúa ở bàn thờ mà về với ông chồng trong công việc hàng ngày."

 

 

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

 

 

Ngày 8 Tháng 3


Thánh Gioan của Thiên Chúa
(1495 - 1550)

 

 

 Từ lúc tám tuổi cho đến khi chết, Thánh Gioan thường hành động hấp tấp. Sự thử thách là làm sao để biết đó là sự thúc giục của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là những cám dỗ trần tục. Nhưng không giống như những người bốc đồng khác, một khi đã quyết định, dù hấp tấp đi nữa, thánh nhân trung thành với quyết định ấy dù có gian khổ cách mấy.

 

 

Khi lên tám tuổi, Gioan nghe một linh mục nói về cuộc phiêu lưu đi tìm thế giới mới. Ðêm hôm ấy, Gioan bỏ nhà đi theo vị linh mục này và không bao giờ gặp mặt cha mẹ nữa. Cả hai đi ăn xin từ làng này sang làng khác cho đến khi Gioan ngã bệnh nặng. May mắn, nhờ một người tá điền trong vùng chăm sóc và nhận làm con nuôi nên Gioan mới sống sót. Anh làm nghề chăn cừu cho đến khi 27 tuổi thì gia nhập quân đội Tây Ban Nha trong cuộc chiến chống với nước Pháp. Khi là quân nhân, Gioan bê bối không thể tưởng, anh đánh bài, uống rượu và cùng với đồng đội phá làng phá xóm. Một ngày kia, khi đang cưỡi con ngựa ăn cắp được, anh bị ngã ngựa gần ranh giới với nước Pháp. Hoảng sợ vì thoát chết, anh nhìn lại cuộc đời và vội vàng thề sẽ thay đổi.

 

 

Khi trở về đơn vị, anh giữ lời hứa và đi xưng tội, thay đổi lối sống. Các bạn đồng đội không bận tâm với việc sám hối của anh, nhưng họ chán ghét anh vì anh luôn thúc giục họ từ bỏ các thú vui trụy lạc. Bởi đó họ tìm cách đánh lừa để anh rời bỏ nhiệm sở, vi phạm kỷ luật và bị đuổi ra khỏi quân đội sau khi bị đánh đập và lột hết của cải. Anh phải đi xin ăn trên đường trở về nhà cha nuôi, trở lại nghề chăn cừu.

 

 

Khi chăn cừu, Gioan có nhiều thời giờ để suy niệm về ơn gọi của mình. Vào lúc 38 tuổi Gioan quyết định sang Phi Châu để chuộc những Kitô Hữu bị bắt. Nhưng trong khi chờ đợi ở bến tầu Gibraltar, vì cảm thương một gia đình quý tộc bị sa cơ thất thế sau biến động chính trị và phải lưu đầy, Gioan quên đi ý định ban đầu và tình nguyện làm gia nhân cho họ. Khi đến đất lưu đầy, gia đình này bệnh hoạn đến độ không những Gioan phải săn sóc họ mà còn phải đi làm để kiếm tiền nuôi sống họ. Công việc xây cất các thành lũy thật vất vả, thật bất nhân mà các nhân công thường bị đánh đập và đối xử tàn tệ bởi những người tự xưng là Công Giáo. Cảnh tượng ấy đã làm lung lay đức tin của Gioan. Một linh mục khuyên Gioan đừng đổ tội cho Giáo Hội vì những hành động của giáo dân, và nên về lại Tây Ban Nha.

 

 

Ở Tây Ban Nha, ban ngày Gioan làm phu khuân vác bến tầu, ban đêm ngài đến nhà thờ để cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng. Việc đọc sách đem lại cho ngài niềm vui đến độ ngài quyết định phải chia sẻ niềm vui ấy với người khác. Gioan bỏ nghề khuân vác và đi bán sách dạo, lang thang từ phố này sang phố khác để bán sách thiêng liêng và ảnh các thánh. Khi 41 tuổi, Gioan sang Granada mở một tiệm bán sách nhỏ.

 

 

Sau khi nghe giảng về sự ăn năn sám hối của vị giảng thuyết nổi tiếng thời bấy giờ là Chân Phước Gioan Avila, Gioan trở về nhà, xé tất cả các sách đời, phân phát tiền của và các sách đạo cho mọi người. Gioan lang thang với quần áo rách nát, than khóc về tội lỗi của mình như một người điên, và bị trẻ con cũng như mọi người chế nhạo.

 

 

Bạn bè đưa Gioan vào dưỡng trí viện để chữa trị, là nơi ngài bị trói và bị đánh đập. Cho đến khi Chân Phước Gioan Avila đến thăm và cho biết là sự sám hối của ngài đã đủ 40 ngày, như Ðức Kitô xưa ăn chay trong sa mạc, thì Gioan trở lại bình thường và được đưa sang một khu vực khác, lành mạnh hơn. Ở đây, Gioan nhanh nhẹn giúp đỡ các bệnh nhân khác, và bệnh viện cũng không phiền hà khi có một người trợ tá làm việc không công. Cho đến khi ngài tuyên bố là sẽ mở một nhà thương khác thì họ cho ngài xuất viện.

 

 

Có thể Gioan tin rằng Thiên Chúa muốn ngài xây cất một bệnh viện cho người nghèo bị xã hội hắt hủi, nhưng ai nấy cũng đều cho đó là một người điên, vì làm sao có thể xây cất một bệnh viện với nguồn tài chánh duy nhất là việc bán củi. Ban đêm, ngài lấy những đồng tiền kiếm được mua thực phẩm và quần áo cho những người nghèo sống dưới gầm cầu hoặc trong các căn nhà hoang phế. Bởi thế, bệnh viện đầu tiên của ngài là các đường phố ở Granada. Cho đến khi có một người hảo tâm cho Gioan thuê lại một căn nhà với giá rẻ, "bệnh viện" của ngài mới bắt đầu thành hình mà tất cả phương tiện cũng như sự tài trợ là nhờ đi xin. Với kinh nghiệm xin ăn sẵn có, ngài đi khắp đường phố, miệng rao lớn, "Hãy làm việc lành cho chính mình! Vì tình yêu Thiên Chúa, hỡi anh chị em, hãy làm việc lành!" Ban ngày, ngài cõng các bệnh nhân về nhà như khuân đá, khuân củi, để tắm rửa, lau chùi các vết thương và cho họ ăn mặc tử tế. Ban đêm thì ngài cầu nguyện.

 

 

Cuộc sống của ngài đã bị chỉ trích bởi những người không thích hành động bác ái vội vàng hấp tấp. Có lần, khi gặp một gia đình đi xin ăn đang đói, ngài chạy vội vào một căn nhà gần đó, lấy cắp nồi cơm và đem cho họ. Lần khác, khi thấy các em bụi đời quần áo rách nát, ngài vào tiệm quần áo và mua quần áo mới cho chúng. Dĩ nhiên, là mua chịu!

 

 

Tuy nhiên sự vội vàng ấy đã giúp nhiều người sống sót trong một vụ hoả hoạn ở nhà thương mà ngài đã liều mình xông vào lửa, bế các bệnh nhân ra ngoài. Vào lúc ấy, nhà cầm quyền quyết định dùng súng đại bác để phá hủy một phần nhà thương nhằm ngăn chặn ngọn lửa khỏi cháy lan sang thì ngài đã ngăn cản họ, và vội vàng leo lên mái nhà dùng chiếc búa rìu tách rời phần bị cháy. Ngài thành công, nhưng đồng thời cũng rơi theo mái nhà hực lửa đang sụp đổ. Trong khi mọi người hồi hộp cho số phận vị anh hùng cứu tinh thì lạ lùng thay, Gioan bước ra khỏi đám lửa một cách bình an vô sự.

 

 

Khi thánh nhân lâm bệnh nặng thì ngài nghe tin cơn lũ lụt đang trôi dạt những cây gỗ quý về gần thành phố. Không bỏ lỡ cơ hội, ra khỏi giường bệnh, ngài đi vớt gỗ trên dòng sông đang chảy xiết. Và khi một trong những bạn đồng hành của ngài bị rớt xuống sông, ngài đã không nghĩ đến bệnh tình cũng như sự an toàn cho chính mình mà đã nhảy theo cứu vớt. Ngài thất bại không cứu được người ấy, và chính ngài thì bị sưng phổi. Ngài từ trần ngày 8 tháng Ba, ngày sinh nhật thứ năm mươi lăm của ngài, chỉ vì sự yêu thương vội vàng mà đó là động lực của toàn thể cuộc đời ngài.

 

 

Thánh Gioan của Thiên Chúa được đặt làm quan thầy của người bán sách, thợ in, bệnh nhân, bệnh viện, y tá, lính cứu hỏa và được coi là người sáng lập tổ chức Sư Huynh Bệnh Viện.

 

 

Lời Bàn

 

Sự khiêm hạ tuyệt đối của Thánh Gioan của Thiên Chúa là điều cảm phục nhất, được thể hiện qua sự vị tha hoàn toàn vì người khác. Thiên Chúa đã ban cho ngài các ơn khôn ngoan, kiên nhẫn, dũng cảm, nhiệt tình và khả năng ảnh hưởng đến người khác. Ngài nhìn thấy sự sai lầm của thời trai tráng, sống xa cách Thiên Chúa, và sau đó đã nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa để bắt đầu một đời sống mới, thực sự yêu thương tha nhân.

 

 

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Monday, March 6, 2023

 

 

Ngày 7 Tháng 3


Thánh Perpetua và Thánh Felicity
(c. 203?)

 

Trong những truyền thuyết mù mờ về đời sống các vị tử đạo tiên khởi, may mắn chúng ta vẫn còn được tài liệu về sự can đảm của Thánh Perpetua và Felicity từ chính nhật ký của Thánh Perpetua, của giáo lý viên Saturus, và các chứng nhân. Văn bản này, thường được gọi là "Sự Tử Ðạo của Perpetua và Felicity," được nổi tiếng trong các thế kỷ đầu tiên đến nỗi văn bản ấy đã được đọc trong phụng vụ.

 

 

Vào năm 203, Vibia Perpetua quyết định trở nên một Kitô Hữu, mặc dù ngài biết điều đó có thể dẫn đến cái chết trong thời kỳ bách hại của Septimus. Một người em trai của ngài cũng noi gương và trở nên người dự tòng. Cha của ngài cuống cuồng lo âu và ông cố gắng thay đổi ý định của ngài. Sự lo âu của ông thì dễ hiểu, vì một phụ nữ 22 tuổi, hăng say và có học thức như Perpetua thì không có lý do gì lại muốn chết -- chưa kể ngài còn có một đứa con mới sinh.

 

 

Nhưng thái độ của Perpetua thì rất rõ ràng. Ngài chỉ tay vào một bình đựng nước, và hỏi cha ngài, "Cha có thấy cái bình đó không? Cha có thể gọi nó một cái tên nào khác với bản chất của nó không?" Người cha trả lời, "Dĩ nhiên là không." Và Perpetua thản nhiên tiếp lời, "Con cũng không thể gọi con bằng một cái tên nào khác hơn là bản chất của con -- một Kitô Hữu." Câu trả lời đã làm người cha bực mình và ông đã tấn công chính con mình. Nhật ký Perpetua kể cho chúng ta biết, sau biến cố ấy ngài phải sống tách biệt với cha ngài trong vài ngày, và sự tách biệt ấy đã đưa đến sự bắt bớ và tù đầy của chính ngài.

 

Perpetua bị bắt với bốn người dự tòng khác, kể cả hai người nô lệ là Felicity và Revocatus. Người dạy giáo lý cho các ngài là Saturus đã bị bắt trước đó.

 

Nhà tù đầy chật người đến nỗi họ ngộp thở vì nóng nực và không có một chút ánh sáng. Quân lính thì xô đẩy họ không một chút xót thương. Perpetua thật khiếp sợ, nhưng trong tất cả những sự ghê rợn ấy, điều đau khổ lớn lao nhất của ngài là phải xa cách đứa con thơ.

 

Người nô lệ trẻ tuổi là Felicity lại càng đáng thương hơn nữa, vì ngài đang mang thai tám tháng và phải sống trong cái nóng nực, chen chúc, và thô bạo ấy.

 

Hai phó tế phục vụ tù nhân đã đút lót lính canh để các ngài được ở chỗ tốt nhất trong nhà tù. Ở đó, mẹ và em của Perpetua đã đến thăm và đưa con đến cho ngài. Khi được phép giữ con trong tù, ngài cảm thấy "nhà tù trở nên như cung điện". Cha ngài lại nài nỉ ngài thay đổi ý định, ông hôn tay ngài và ngay cả quỳ dưới chân ngài. Perpetua nói với ông, "Chúng ta không thể dựa vào quyền thế của chúng ta, nhưng quyền thế của Thiên Chúa."

 

Trong khi ngài bị đưa ra xét xử, cha ngài cũng đi theo, nài nỉ quan tòa. Vì thương hại, quan tòa cũng cố thay đổi ý định của Perpetua, nhưng ngài vẫn cương quyết, và cùng với các người khác, ngài bị kết án tử hình bằng cách ném cho thú dữ ăn thịt trong đấu trường.

 

Trong khi đó Felicity cũng rất đau khổ. Theo luật lệ, giết người phụ nữ mang thai là điều trái phép. Giết hài nhi trong bụng mẹ là đổ máu người vô tội và linh thiêng. Trong khi đó, Felicity lại lo rằng ngài không kịp sinh con trước ngày tử đạo, và các bạn ngài sẽ bước vào vinh quang ấy mà không có ngài.

 

Hai ngày trước khi bị hành quyết, Felicity đau đớn chuyển bụng. Bọn lính canh chế diễu, nhục mạ ngài và nói, "Nếu đau đớn bây giờ mà còn chịu không nổi, thì làm sao đương đầu với thú dữ?" Felicity điềm tĩnh trả lời, "Bây giờ tôi là người phải chịu đau khổ, nhưng trong đấu trường, một Ðấng khác sẽ ở trong tôi, chịu đau khổ dùm tôi vì tôi đã chịu đau khổ vì Ngài." Felicity sinh hạ một bé gái kháu khỉnh và được một Kitô Hữu ở Carthage nhận làm con nuôi.

 

Vào ngày hành quyết, bốn bổn đạo mới và giáo lý viên bước vào đấu trường với niềm vui và sự bình thản. Khi dân chúng đòi hỏi Perpetua và các bạn ngài phải mặc y phục dành cho việc thờ cúng tà thần, Perpetua đã đối chất với các lý hình. "Chúng tôi tự ý chịu chết để được tự do thờ phượng Thiên Chúa của chúng tôi. Chúng tôi đã trao mạng sống cho các ông thì không có lý do gì chúng tôi phải thờ lạy thần thánh của các ông." Và các ngài đã được phép mặc quần áo của mình.

 

Những người đàn ông thì bị tấn công bởi gấu, beo và heo rừng. Các phụ nữ thì bị bò dại tấn công. Perpetua, dù bị tan nát và rối bời, ngài vẫn nghĩ đến các bạn và chạy đến giúp Felicity đứng dậy. Cả hai đã đứng cạnh nhau khi bọn lính cắt cổ tất cả năm vị tử đạo.

 

 

Lời Bàn

 

Không chỉ những Kitô Hữu thời xa xưa mới bị bách hại vì đức tin. Hãy nhìn đến trường hợp của cô Anne Frank, một thiếu nữ Do Thái, đã cùng với gia đình trốn tránh và sau cùng phải chết trong trại tử thần của Hitler thời Thế Chiến II. Cô Anne, cũng như Thánh Perpetua và Filicity, đã chịu thử thách và đau khổ, và sau cùng chịu chết vì tận hiến cho Thiên Chúa. Trong nhật ký, cô Anne viết, "Ðối với những người trẻ như chúng tôi, đó là sự khó khăn gấp bội khi phải giữ vững vị thế và lập trường của mình trong quãng thời gian mà mọi lý tưởng đều rạn vỡ và tiêu tan, khi con người lộ ra bộ mặt xấu xa nhất, và không biết có nên tin vào chân lý, sự chính trực và Thiên Chúa hay không."

 

Lời Trích

 

Lời sau cùng Perpetua nói với em mình là: "Hãy giữ vững đức tin và yêu thương tha nhân."

 

 

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, March 5, 2023

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 2 Mùa Chay  Năm A

Ngày 05 Tháng 03  Năm 2023

Tháng Kính Thánh Giu-se !

 

      Ông còn đang nói, thì kìa có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và kìa có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất.                  

- Mt 17:1-9



 While he was still speaking, behold, a bright cloud cast a shadow over them, then from the cloud came a voice that said, “This is my beloved Son, with whom I am well pleased; listen to him.”  When the disciples heard this, they fell prostrate and were very much afraid.              

-Mt 17:1-9

 

 

Lời Mời Ơn Gọi. “Hãy đứng lên và đừng sợ hãi.”  Có nhiều người kinh nghiệm nỗi sợ hãi hay lo lắng khi được gọi tới đời sống linh mục và/ hoặc đời sống tu sĩ.  Thiên Chúa làm mạnh mẽ những ai được gọi nếu họ đáp lại tiếng Chúa gọi vối một tấm lòng rộng mở. 

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời Và

Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

Hãy Gọi 1-800-553-3321


A Call To Vocation:      “Rise, and do not be afraid.”  So many experience fear or trepidation when called to the priesthood and/ or religious life.  God strenthens those who are called if tyhey but respond with a gererous heart.

 Divine Word Missionaries and

 Sister Servants of  The Holy Spirit

Call  1-800-553-3321

 

 

 

Trách Nhiệm  Chúa Nhật 3 Mùa Chay 

              Năm A Ngày  12/ 03 / 2023                               

 

* Đọc Thông Báo.  Anh Nguyễn Thành

* Giúp Lễ:  Nguyễn Phi Long, Nguyễn Phi

                  Lâm, Jonathan, và A. Đinh Diễm.

* B. Đọc I:  A. Trần Vinh

* Đáp Ca:   Ca Đoàn

* B. Đọc II:  C. Lê Tâm Long

* LN Giáo Dân : Khu 1

* Dâng Của Lễ:  Khu 1

* Sóc Rỗ: Nhóm 2: Nhóm giới Trẻ.

* TTV Thánh Thể:  Anna Tô Ánh Tuyết,

      Cecilia Trần Thúy, và Anna Hoàng Hương

 

 

Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyện Khải.  Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Bà Huệ, và Bà Nguyễn Thao.

 

 

Suy Niệm 14 Chặng Đàng Thánh Giá Trong Mùa Chay 2023. Mọi buổi cầu nguyện trong ngày của gia đình,  chúng ta có thể nếu có giờ.  Riêng tại Nhà Thờ chúng ta sẽ có suy niệm 14 Chặng Đàng Thánh Giá vào lúc:

-10:15 Sáng / am trước mỗi thánh Lễ Chúa Nhật 

- 8:00 Tối/ pm mỗi Tối Thứ Sáu sau thánh lễ.  Hãy múc lấy Ơn Đại Xá khi chúng ta suy niệm 14 Chặng Đàng Thánh Giá.

 

 

Tin Hội Các Bà Mẹ CG.  Thân mời tấc cả các Bà Mẹ Công giao thuộc Cộng đoàn tới tham dự buổi họp đầu tháng Ba vào lúc 1:00 PM / Trưa Chúa Nhật hôm nay ngày 5 tháng 3 năm 2023 tại Nhà Nguyện Đức Mẹ Lộ Đức ỡ tầng hầm nhà thờ Đức Mẹ Lavang.

 



 

Mọi Thứ Sáu Trong Mùa Chay Kiêng thịt.  Tất cả những ai trên 14 tuổi buộc kiêng thịt.  Riêng thứ Sáu Tuần Thánh Luật buộc kiêng thịt và ăn chay.  Mọi tín hữu trên 18 tuổi tới 59 tuổi buộc Ăn Chay.

 

 

Hãy Nhớ Cầu Nguyện Cho 3 Người Dư Tòng Trong Cộng Đoàn Và Trên Toàn Thế Giới.

1) Chị Trịnh Hoàng Minh Tâm

2) Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng

3) Anh Nguyễn Đình XuânVinh

 

 

Mời Họp Tháng 3, 2023.  Buỗi họp tháng 3 vào lúc 7:30 pm/ Tối thứ Bảy ngày 11 tháng 3 năm 2023 tại Trường Học La Vang.  Thân mời Đại Diện các Ban các Ngành, các Đoàn Thể, và các Khu tới tham dự buổi họp đông đảo.

 

 

Tin Múi Giờ Đổi Giờ.  Thứ Bảy ngày 11 tháng 3 cuối tuần này sẽ được đổi giờ chậm hơn một tiếng.  Điều này nói lên rằng, trước khi lên giường ngủ, hãy vặn đồng hô chậm lại một tiếng đồng hồ.  Thí dụ, bình thường ta lên giường ngủ vào lúc 9:00 giờ đêm.  Tối đó ta vẫn lên giường ngũ lúc 9:00 đềm nhưng vặn đồng hồ xuông 8:00 pm. 

 

 

Thông Báo Ba Tối Tĩnh Tâm Mùa Chay 2023.  Cộng đoàn Chúng ta sẽ có Ba buổi tối Tĩnh Tâm trong Tháng 3 xắp tới.  Tồi Thứ 5 ngày 16/3, Tối Thứ 6 ngày 17/3 và Tối Thứ Bảy ngày 18/3 từ 7:00 Tối/PM tới 10:00 Tối.  Được bắt đầu với thánh lễ trong ngày.  Tối Thứ 6 Tĩnh Tâm có giờ Hòa Giải Xưng Tội.

 

 

Tin Sức Dầu Chữa Lành Bệnh Tật.  Trong Thánh Lễ Chúa Nhật Bế Mạc Tĩnh Tâm ngày 19/3/2023 sẽ có Sức Thức Sức Dầu Chữa Lành cho các người cao niên và những ai đau yếu thể xác. Hãy đến tham dự, thờ phượng và Ca Ngọi Chúa.

 

 

Tường Trình Sức Sống Cũa Giáo Xứ (Parish Vitality Report). Nếu Các Hãi Đăng Chiếu Sáng (Beacons of Light) hoàn thành viễn tượng đã đặt cho nó, các giáo xứ của chúng ta sẽ được làm đầy trọn, Các phụng vụ của chúng ta sẽ vui vẻ, các linh mục của chúng ta sẽ hiện diện cho dân của họ, và các cộng đoàn chúng ta sẽ sống động thuyệt hảo!  Một văn kiện mới –Sự Tường Trình Sức sống của giáo xứ - đã được tạo dựng nên đễ giúp chúng ta hiểu tiến trình đã được thực hiện cho 57 Gia Đình Các Giáo Xứ. Hình ãnh thành thật nhất về những công việc các cha xứ chúng ta và các nhóm lãnh đạo đang lấy đễ chia xẽ các sự chiến thắng để mừng lễ và cũng là những trở ngại để vượt qua.  Chúng ta muốn biết thêm nhiều hãy vào mạng của TGP để xem tin tức chi tiết hơn. 

 

 

Học Tập Thánh Lễ  của Đức TGM Schnurr Có Giá Trị Cho Tất Cà Trong Năm 2023.  Sáu tuần lễ học Thánh Lễ của Đức TGM Schnurr từ Đức GM Robert Barron đã được kết thứ.  Tuy nhiền chúng ta đã xắp xếp nó được tiếp tục có thể cho mọi người trong năm 2023.  Những anh chị em nào chưa tham gia mà muốn tham gia học hỏi thêm, hãy vào thăm mạng catholicaoc.org/theMass để tìm hiểu mỗi đề tài trong một chuỗi tuyệt vời này với những lời giới thiệu của Đức TGM Schnurr.  Chương trình này được làm miễn phí có giá trị như một phần của Sự Canh Tân Thánh Lễ Toàn Quốc.  Vì thế, anh chị em nhất là giới trẻ mà chưa tham gia học tập, hãy tham gia và chia xẽ nó tới các bạn bè như một cách truyền giáo.