Saturday, November 27, 2021


 

Hạnh Các Thánh

27/11/2021

27 Tháng Mười Một

Thánh Francesco Antonio Fasani
(1681-1742)

 

Sinh ở Lucera (miền nam nước Ý), Francesco gia nhập dòng Phanxicô năm 1695. Mười năm sau khi được chịu chức linh mục, ngài dạy triết cho các đệ tử, làm quản lý nhà dòng và sau đó làm bề trên. Khi nhiệm kỳ chấm dứt, ngài làm giám đốc đệ tử viện và sau cùng trông coi một giáo xứ trong vùng.

 

 Trong các công việc, ngài là một người nhân từ, đạo đức và hãm mình. Ngài được người ta tìm đến để xưng tội và nghe giảng. Một trong những nhân chứng cho việc phong thánh của ngài xác nhận, "Trong bài giảng, ngài nói một cách bình thường, nhưng tâm hồn tràn ngập tình yêu Thiên Chúa và tha nhân; như được Chúa Thánh Thần nung đốt, ngài đưa ra các lời lẽ cũng như hành động trong Phúc Âm, khích động người nghe và thúc giục họ ăn năn sám hối." Thánh Francesco còn là người bạn tốt của người nghèo, ngài không bao giờ do dự tìm đến các ân nhân một khi có nhu cầu cho người nghèo.

Khi ngài từ trần ở Lucera, các trẻ em chạy khắp đường phố và la lớn, "Ông thánh chết rồi! Ông thánh chết rồi!"

Francesco được phong thánh năm 1986.

 

Lời Bàn

 

Cuộc đời mỗi người là tùy thuộc chúng ta lựa chọn. Nếu chúng ta keo kiệt, chúng ta sẽ trở nên người bủn xỉn. Nếu chúng ta sống yêu thương, chúng ta sẽ trở nên người nhân hậu. Sự thánh thiện của Thánh Francesco Antonio Fasani là kết quả của những lựa chọn nhỏ bé để cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa.

 

Lời Trích

 

Trong bài giảng nhân dịp phong thánh cho Thánh Francesco, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II chia sẻ về đoạn phúc âm Gioan 21:15, trong đó Ðức Giêsu hỏi Thánh Phêrô có yêu Ngài hơn các tông đồ khác không, và sau đó Chúa nói với Thánh Phêrô, "Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy." Ðức giáo hoàng nhận xét yếu tố quyết định sự thánh thiện của một người là tình yêu. "Thánh nhân là người đã biến tình yêu được Ðức Kitô dạy bảo trở thành đức tính căn bản của đời sống, là tiêu chuẩn cho sự suy nghĩ và hoạt động, là đích tối cao cho những khát vọng của ngài" (Trích trong tờ L'Observatore Romano, tập 16, số 3, 1986).



Trích từ NguoiTinHuu.com

Friday, November 26, 2021


 


 


Hạnh Các Thánh

26/11/2021

26 Tháng Mười Một

Thánh Leonard ở Cảng Maurice
(1676-1751)

 

Thánh Leonard, người được Thánh Alphonsus Liguori gọi là "nhà truyền giáo vĩ đại của thế kỷ 18", cũng là một tu sĩ Phanxicô cố gắng đến truyền giáo ở Trung Cộng nhưng thất bại, và ngài đã thành công lớn trong một số công việc khác. Cha của Leonard là một thuyền trưởng mà gia đình sinh sống ở cảng Maurice nằm về phía đông bắc của bờ biển nước Ý. Vào lúc 13 tuổi, Leonard đến Rôma sống với người chú là Agostino và học tại trường Roman College. Leonard là một sinh viên giỏi mà cha mẹ muốn ngài theo đuổi ngành y khoa. Tuy nhiên, vào năm 1697, ngài gia nhập dòng Phanxicô, trái với sự chống đối quyết liệt của người chú. Sau khi thụ phong linh mục, Leonard bị mắc bệnh lao và được gửi về nhà để tĩnh dưỡng hoặc chờ chết. Ngài hứa rằng nếu được khỏi bệnh ngài sẽ tận hiến cho việc truyền giáo và hoán cải kẻ tội lỗi. Không bao lâu, ngài được lành bệnh và bắt đầu quãng đời 40 năm tận tụy rao giảng trong các cuộc tĩnh tâm, trong mùa Chay và trong các cuộc canh tân giáo xứ (tuần đại phúc) trên toàn nước Ý. Cuộc tĩnh tâm thường kéo dài từ 15 đến 18 ngày và ngài thường ở lại thêm một tuần nữa để giải tội. Sau những lần tổ chức tĩnh tâm, để duy trì lòng đạo đức sốt sắng của giáo dân, Cha Leonard thường cổ võ việc Ngắm Ðàng Thánh Giá, mà thời ấy rất ít người tham dự. Ngài cũng thường rao giảng về Thánh Danh Giêsu. Cha Leonard được phong thánh vào năm 1867; vào năm 1923, ngài được đặt làm quan thầy cho những ai chuyên đi giảng về tuần đại phúc.

 

Lời Bàn

 

Sự thành công của một người đến rao giảng trong buổi tĩnh tâm thì tùy thuộc vào lòng nhiệt thành của họ có bền bỉ với thời gian hay không. Ðiều khác biệt là sự hoán cải của người tham dự. Ðối với Thánh Leonard, việc Ngắm Ðàng Thánh Giá và xưng tội thường xuyên sẽ giúp giáo dân giữ được lòng đạo đức mà ngài đã khơi dậy qua lời rao giảng. Lần sau cùng bạn Ngắm Ðàng Thánh Giá là khi nào?

 

Lời Trích

 

Có lần Thánh Leonard nói, "Nếu vào lúc tôi chết, Thiên Chúa khiển trách tôi vì quá nhân từ với kẻ tội lỗi, tôi sẽ thưa, 'Lạy Chúa Giêsu, nếu nhân từ với kẻ tội lỗi là một sai lầm thì đó là sự sai lầm con học được từ Ngài, vì Chúa không bao giờ khiển trách bất cứ ai đến với Ngài để xin được thương xót" (Trích trong cuốn Thánh Leonard ở Cảng Maurice, t. 9, của Leonard Foley, O.F.M.).



Trích từ NguoiTinHuu.com

Thursday, November 25, 2021

Thánh lễ Thanksgiving’s Day


 



 

Hạnh Các Thánh

25/11/2021

25 Tháng Mười Một

Thánh Columban
(543? - 615)

 

Thánh Columban là nhà truyền giáo nổi tiếng người Ái Nhĩ Lan, hoạt động ở Âu Châu. Khi còn là thanh niên, ngài bị đau khổ dữ dội vì sự cám dỗ của xác thịt, ngài phải xin sự cố vấn của một bà đạo đức sống ẩn tu lâu năm. Qua lời khuyên bảo của bà, ngài nhìn thấy ơn gọi của mình. Ðầu tiên ngài là một tu sĩ trên đảo Lough Erne, sau đó ngài theo học tại tu viện Bangor.

 

Sau nhiều năm sống tách biệt để cầu nguyện, ngài đến xứ Gaul (nước Pháp bây giờ) để truyền giáo cùng với 12 người bạn. Các ngài được dân chúng quý trọng vì sự hăng say rao giảng, làm việc tông đồ, và luôn tuân giữ lời khấn bác ái, trong khi tu sĩ thời ấy thì lười biếng và dân chúng luôn luôn xung đột. Thánh Columban thiết lập vài tu viện ở Âu Châu mà sau này trở thành các trung tâm tôn giáo và văn hóa.

 

Như mọi vị thánh khác, ngài cũng bị chống đối. Cuối cùng ngài phải cầu khẩn đến đức giáo hoàng để chống với cáo buộc của các giám mục người Pháp, nhằm minh xác điều ngài giảng dạy là chân thật và chấp thuận các tục lệ của Ái Nhĩ Lan. Ngài khiển trách nhà vua về đời sống dâm loạn của ông dù đã thành hôn. Do đó, thánh nhân đã bị trục xuất trở về Ái Nhĩ Lan. Vì bão lớn, tầu của ngài bị mắc cạn, và ngài lại tiếp tục công việc truyền giáo ở Âu Châu, sau cùng ngài đến nước Ý, là nơi ngài được tiếp đón ân cần bởi ông vua của người Lombard. Trong những năm cuối đời, ngài thiết lập một tu viện nổi tiếng ở Bobbio, và cũng là nơi ngài từ trần. Các văn tự ngài để lại gồm một luận án về sự ăn năn sám hối và các văn bản chống với bè rối Arian, các bài giảng, thi ca và quy luật tu viện.

 

Lời Bàn

 

Sự phóng túng tình dục ngày nay đã đến mức quá độ, chúng ta cần nhớ đến gương mẫu sống động của những thanh niên sống khiết tịnh như Thánh Columban. Và cuộc sống an nhàn của thế giới Tây Phương ngày nay trái ngược với hình ảnh bi thảm của hàng triệu người đang chết đói, chúng ta phải chịu khó sống khắc khổ và có kỷ luật như các tu sĩ Ái Nhĩ Lan. Chúng ta cho rằng, họ quá nghiêm khắc, họ đi quá xa. Nhưng chúng ta sẽ đi được tới đâu?

 

Lời Trích

 

Trong thư gửi cho đức giáo hoàng nói về sự tương tranh ở Lombardy, Thánh Columban viết: "Chúng con là người Ái Nhĩ Lan, sống ở bên kia quả địa cầu, là những người theo Thánh Phêrô và Phao-lô và các môn đệ đã viết ra những quy tắc thiêng liêng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng con không chấp nhận những gì khác hơn là giáo huấn và truyền thống tông đồ này... Con thú nhận là con rất đau lòng vì điều tiếng xấu về ngai tòa Thánh Phêrô ở quốc gia này... Mặc dù Rôma thật xa cách, nhưng chúng con rất tôn trọng chỉ vì ngai tòa này... Xin Ðức Thánh Cha hãy để ý đến sự bình an của Giáo Hội, xin ngài đứng giữa đàn chiên và bầy sói."



Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, November 24, 2021

 


Ngày 21/12 - Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc
Ngày 24 thánh 11
Thánh Anrê Trần An Dũng (Lạc)và các bạn Tử Đạo
Linh mục (1795 - 1839)


I. Tiểu sử

 
Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba,
thì quyết vâng ý Đức Chúa Trời định cho tôi làm vậy, đừng chuộc tôi làm gì.


Thánh Anrê Trần An Dũng sinh năm 1795 tại thị trấn Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Khi cha mẹ vào Kẻ Chợ[1], cậu Trần An Dũng cũng đi theo và xin vào đạo. Cậu ở nhà xứ với Cố[2]Chính Lan, bề trên Tiểu chủng viện Kẻ Vĩnh.

Anrê Trần An Dũng sáng dạ cách lạ lùng, xem từ gì hai lần liền thuộc. Người thông chữ Nho và tiếng Latinh. Tính người hòa nhã vui vẻ cùng lịch sự phần đời, cho nên các thông lại và những người chữ nghĩa cùng nể trọng. Người học chủng viện ba năm, rồi chịu chức linh mục vào ngày 15-3-1823.

Người được cử về giúp cha Khiết ở xứ Đồng Chuối bốn tháng, rồi giúp cha Thi ba năm, sau giúp cha Duyệt ở xứ Sơn Miêng. Đức cha Du sai cha Anrê Trần An Dũng làm chính xứ trong Thanh độ ba bốn tháng, rồi làm chính xứ Kẻ Đầm. Bấy giờ cha Anrê Trần An Dũng đã ngoài bốn mươi tuổi.
Cha Anrê Trần An Dũng giảng rất sốt sắng, việc phần đời phân xử rạch ròi. Cha cư xử nhẹ nhàng nên bổn đạo ai cũng vâng phục. Cha ăn mặc đơn sơ, giữ chay trọn mùa chay cùng các ngày quy định ăn chay trong năm.

Dù đang lúc bị bắt đạo, cha vẫn năng hỏi thăm và giúp đỡ những người nghèo. Khi được đón đi giúp kẻ liệt, cha không cho đầy tớ theo sợ họ bị quan lính bắt. Cha thường sai các thầy đi lại các họ đạo, giục người ta đến gặp cha để xưng tội.

Cha Anrê Trần An Dũng lập nhà xứ trong làng Kẻ Sui được bảy tám tháng thì bị bắt giải lên quan phủ. Bấy giờ, tổng Thìn đưa sáu nén bạc cho quan huyện Hào Khánh ở Đôn Thư, cùng cậy liệu việc với quan phủ cho cha khỏi bị án. Ông huyện ăn bốn nén, đút lót cho quan phủ hai nén mà thôi, cùng thưa rằng: “Cậu tôi về xem lễ ở Kẻ Sui và quan bắt thì xin tha cho cậu tôi”.Ông huyện nói với quan phủ rằng cha là cậu ông ấy, cho nên quan phủ tha cho cha về. Nhân vì sự ấy, cha Anrê Trần An Dũng phải cải tên là Lạc.

Về sau, cha Dũng Lạc bị lý Pháp cùng bốn đầy tớ bắt làm một với cha Thi khi hai cha đến xưng tội với nhau. Giáo hữu lo tiền để chuộc nhưng hai cha bị quan huyện bắt lại vào ngày 10-10-1839.

Có giáo hữu định cầm cố cả cơ nghiệp lấy tiền mà chuộc hai cha và viết thư cho cha Lạc rằng: “Lạy cha! Cha chịu tử vì đạo thì được một mình Cha lên Thiên Đàng, nhưng nếu Cha còn ở lại thì bổn đạo chúng con được nhờ, xin Cha nghĩ lại”. Người nhà quan cũng đã nói rằng: “Hễ khi có tiền, thì chúng tôi bỏ người vào võng mà võng ra”. Thế nhưng, cha Lạc cấm và nói: “Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba, thì quyết vâng ý Đức Chúa Trời định cho tôi làm vậy, đừng chuộc tôi làm gì”.

Qua ba ngày, quan huyện giải hai cha lên Kẻ Chợ. Đến tỉnh, hai cha bị tra hỏi ba lần. Khi quan án bảo bước qua thập giá để quan tha, các cha cương quyết chẳng chịu. Hai cha biết chắc mình sẽ bị xử quyết, thì hằng đọc kinh cầu nguyện dọn mình. Cha Lạc yên ủi Cha Thi rằng: “Ta hãy chịu khó ít nữa để ta được gặp Cha Cả”. 

Ngày 01-11-1839, ông tổng Thìn dẫn cha Trân đưa Mình Thánh vào cho hai cha. Ngày 21-12-1839, hai cha bị đưa ra bãi ngoài cửa ô Cầu Giấy. Cha Lạc thưa với quân lý hình: “Quan sai các ông thì các ông cứ việc, tôi xin các ông thong thả cho tôi một chốc”. 

Cha Lạc chắp tay cầu nguyện một ít lâu rồi cùng chịu xử trảm với cha Thi. Các tín hữu rước thi hài hai đấng tử đạo về an táng tại nhà bà Lý Quý, gần Cầu Giấy, sau đó chuyển về nhà thờ Hà Nội và được lưu giữ cho đến ngày nay.

Linh mục Anrê Trần An Dũng Lạc được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.

 
[1]. Kẻ Chợ: thành phố lớn, nay là Hà Nội.
[2]. Cố: cách xưng hô với linh mục thừa sai.
 
Trích sách "Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam"
Biên soạn: 
Hội đồng Giám mục Việt Nam

Tuesday, November 23, 2021


Hạnh Các Thánh

23/11/2021

23 Tháng Mười Một

Thánh Giáo Hoàng Clement I
(c. 101)

 

Ðức Clement của giáo phận Rôma là người thứ ba kế vị Thánh Phêrô, và cai quản Giáo Hội trong thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ nhất. Lịch sử cho chúng ta biết ngài tử đạo năm 101. Tuy nhiên, chi tiết về sự tử đạo của ngài đều là truyền thuyết, được góp nhặt trong khoảng thế kỷ thứ tư hay thứ năm. Có lẽ Ðền Thánh Clement ở Rôma, là một trong những giáo đường đầu tiên ở thành phố này, được xây trên khu đất xưa là nơi cư ngụ của Thánh Clement. Thư đầu tiên của Thánh Clement gửi cho giáo đoàn Côrintô được giữ gìn cẩn thận, và bức thư này được phổ biến rộng rãi trong thời tiên khởi. Ðó là lá thư của Giáo Hội Rôma, tác giả là Ðức Clement, gửi cho Giáo Hội ở Côrintô về sự chia rẽ đã làm tách biệt giáo dân với giáo sĩ. Ðức Clement phàn nàn về sự chia rẽ trái phép và vô lý ấy trong Giáo Hội Côrintô, và ngài khuyên hãy đoàn kết lại. Ngài coi lý do của sự tranh chấp ấy là vì "đố kỵ và ganh ghét."

 

Lời Bàn

 

Ðức Clement đã chủ trương dùng đức ái để hàn gắn chia cắt trong Giáo Hội Côrintô, vì "nếu không có đức ái, không có gì làm hài lòng Thiên Chúa." Sau Công Ðồng Vatican II, toàn thể Giáo Hội cảm nhận được sự tách biệt giữa mới và cũ. Cầu mong sao mọi Kitô Hữu ngày nay hãy nhớ đến sự cổ vũ của Thánh Clement mà thể hiện lời Thánh Phao-lô: "Và trên tất cả những điều ấy hãy có đức yêu thương, đó là giây ràng buộc mọi điều toàn thiện" (Colossê 3:14).

 

Lời Trích

 

"Ðức ái kết hợp chúng ta với Thiên Chúa& Trong đức ái không có gì là xấu hổ, không có gì là ngạo mạn. Ðức ái không đi với ly giáo, không nổi loạn, nhưng hài hòa mọi sự. Trong đức ái, những người được Thiên Chúa tuyển chọn sẽ trở nên tuyệt hảo" (Thư Thứ Nhất Gửi Giáo Ðoàn Corinto).



Trích từ NguoiTinHuu.com 

Monday, November 22, 2021


 


Hạnh Các Thánh

22/11/2021

22 Tháng Mười Một

Thánh Cecilia
(Thế kỷ III)

 

Mặc dù Thánh Cecilia là vị tử đạo thời danh trong Giáo Hội Rôma, những câu chuyện quen thuộc về thánh nữ thì không thấy ghi chép trong văn bản chính thức. Vào thời tiên khởi cũng không thấy dấu vết của sự tôn kính ngài. Chỉ có một mảnh đá thời thế kỷ thứ tư có ghi khắc tên của một nhà thờ mang tên thánh nữ, và ngày lễ kính được cử hành vào khoảng năm 545.

 

 Theo truyền thuyết, Cecilia là một thiếu nữ Kitô Giáo của giai cấp quyền quý kết hôn với một người La Mã tên là Valerian. Cecilia mặc áo nhặm, ăn chay, và thường cầu khẩn các thánh, các thiên thần, các trinh nữ xin họ gìn giữ sự trinh tiết của ngài. Và thánh nữ nói với đức lang quân, "Em sẽ tiết lộ cho anh một sự thật, nhưng anh phải hứa đừng nói với ai." Và khi ông hứa, ngài nói: "Có một thiên thần luôn trông chừng em, và gìn giữ em khỏi bị ai đụng chạm đến." Ông nói, "Em yêu dấu, nếu đó là sự thật, hãy cho anh thấy vị thiên thần ấy," và ngài trả lời, "Anh chỉ có thể thấy nếu anh tin vào Thiên Chúa, và được rửa tội."

 

Ngài gửi đức lang quân đến gặp Thánh Giáo Hoàng Urbanô để được rửa tội; và khi ông trở về nhà, ông thấy Cecilia đang cầu nguyện trong phòng, và cạnh đó là một thiên thần với đôi cánh rực lửa, tay cầm hai triều thiên bằng hoa hồng và hoa huệ đặt trên đầu của hai người, và biến đi. Sau đó, Tibertius, người em của Valerian, bước vào phòng và ông ngạc nhiên khi ngửi thấy mùi hoa nồng nàn cũng như vẻ mỹ miều của các bông hoa.

 

Khi ông này được kể cho biết các chi tiết của câu chuyện, ông cũng muốn được rửa tội. Sau đó, cả hai anh em ông tận tụy hy sinh chôn cất các vị tử đạo mà thời ấy xảy ra hàng ngày, dưới quyền tổng trấn Turcius Almachius. [Không có tổng trấn nào mang tên này cả]. Họ bị bắt và bị đưa ra trước quan tổng trấn, và khi họ từ chối thờ cúng các tà thần họ đã bị chém đầu.

 

Trong khi đó, Thánh Cecilia, qua lời rao giảng ngài đã đưa bốn trăm người trở lại đạo và được Ðức Giáo Hoàng Urbanô rửa tội. Sau đó thánh nữ bị bắt, và bị xử tử bằng cách trấn nước cho đến chết. Ngài bị dìm trong bồn nước một ngày một đêm, sau đó quan cho nổi lửa đun sôi bồn nước, nhưng thánh nữ không hề hấn gì. Khi tổng trấn Almachius nghe biết điều này, ông sai người đến chặt đầu thánh nữ ngay trong bồn nước. Lý hình chém đến ba lần mà đầu thánh nữ vẫn chưa đứt. Hắn để mặc cho máu tuôn đổ. Ðám đông đổ xô đến để thấm máu trong khi ngài vẫn rao giảng cho họ. Ba ngày sau, ngài trút hơi thở cuối cùng, và được Ðức Giáo Hoàng Urbanô và các phó tế chôn cất.

 

Vào thời Phục Hưng, người ta thường vẽ ngài với đàn vĩ cầm và phong cầm nhỏ.

 

Lời Bàn

 

Như bất cứ Kitô Hữu tốt lành nào khác, Thánh Cecilia dùng miệng lưỡi để ca ngợi Thiên Chúa với tất cả tấm lòng. Ngài tiêu biểu cho sự tin tưởng của Giáo Hội rằng thánh nhạc là một phần căn bản trong phụng vụ, có giá trị lớn lao hơn bất cứ nghệ thuật nào khác. Trong thời đại hỗn độn của âm nhạc ngày nay, có lẽ chúng ta cần đọc lại những lời của Công Ðồng Vatican II dưới đây.

 

Lời Trích

 

"Hành động phụng vụ thêm cao quý khi các nghi thức thánh được âm nhạc trang trọng hóa, với sự phụ giúp của các thừa tác viên chức thánh và sự tham dự của giáo đoàn... Phải luôn luôn khuyến khích các ca đoàn, nhưng các giám mục và cha sở phải để ý rằng, bất cứ lúc nào phụng vụ được cử hành với thánh nhạc, toàn thể giáo đoàn phải có thể góp phần tham dự cách tích cực vì đó là quyền lợi của họ... Bình ca phải có vị trí xứng đáng trong các nghi lễ, so với các loại nhạc khác. Nhưng điều đó không có nghĩa gạt bỏ các loại thánh nhạc khác, nhất là loại đa âm điệu... Thánh ca dành cho giáo dân phải khéo léo chọn lựa, để trong việc phụng tự và nghi lễ, họ có thể cùng góp tiếng hát" (Sắc Lệnh Về Phụng Vụ, 112-118).



Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, November 21, 2021

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật Chúa Ki-tô Vua Năm B

Ngày  21 Tháng 11 Năm 2021

Năm Thánh Giuse

 Đức Giê-su trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này."  Ga 18,33b-37 

Jesus answered, "My kingdom does not belong to this world.  If my kingdom did belong to this world, my attendants would be fighting to keep me from being handed over to the Jews.  But as it is, my kingdom is not here." - Ga 18,33b-37

 

 

Lời Mời Ơn Gọi. Để chúng minh cho sự thật, đây là tại sao Chúa Ki-tô đã đến, đây là sứ mạng của các linh mục và các giáo sĩ.  Đời sống của anh em có làm chứng cho sự thật rằng Chúa Ki-tô là Vua?

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần

Hãy Gọi 1-800-553-3321

A Call To Vocation: To testify to the truth; this is why Christ came, this is the mission of the priest and religious.  Has your life testified to the truth that Christ is King?

 Divine Word Missionaries and

Sister Servants of  The Holy Spirit

Call  1-800-553-3321

 

 

 

Trách Nhiệm Chúa Nhật 01 Mùa Vọng C

Ngày 28/11/2021

*Giúp Lễ:  Jacqueline Trần, Justin Trần,

                   Joey Trần, và Đinh Diễm.

* Đọc Thông Báo:  A. Lương Xuyến

* B.Đọc I:  Nguyễn Thị Tý

* Đáp Ca:   Ca Đoàn

* B.Đọc II:  Nguyễn Thành

* LN Giáo Dân   &   Dâng Của Lễ:  Khu 2

* Sóc Rỗ: Ô. Tuần, A. Tùng & Thiện Nguyện

* TTV Rước Lễ:  Đội 2.

 

 

Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Bà Võ Kiếm, Bà Chu Sử,  Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Diệm, Bà Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Cố Rật, Ông Bà Khải.  Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Bà Nguyễn Hường, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải và Cha Cố Thomas Vũ Thái. 

 

 

Sóc Rổ Lần 2 Giúp Phát Triển Nhân Sinh.  Trên thế giới và ngay trong bang Ohio của chúng ta, có nhiều nơi dân chúng rất nghèo, thiếu thức ăn uống đầy đủ thiếu giáo dục và huấn nghệ. TGP Cincinnati chúng ta sẽ có sóc rỗ lần 2 trong mọi Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay ngày 21 tháng 11 nằm 2021 để trợ giúp phát triển nhân xin.  Xin chúng ta rộng tay giúp đỡ.

 

 

Tin Đoàn Thanh Niên Công Giáo Thuộc CĐ Đức Mẹ La-vang.  Đoàn đã được hình thành. Các cha mẹ nào muốn cho con tham gia đoàn, hãy liên lạc với Chị Trưởng Đinh Thúy để ghi danh cho con cái của mình tham  gia.  Hãy liên lạc Chị Trưởng Đinh Thúy số 513.435.5725 để biết thêm chi tiết, ghi danh, và giờ giấc sinh hoạt.

 

 

Rao Hôn Phối Lần 3. 


Có Anh Cao Như Trung Thành (Liberty Twp, Ohio), con ông Cao Như Sơn và Bà Phan Thị Tuyết Hồng, Muốn Kết Hôn với Chị Trần Vivian (Liberty Twp, OH), con Ông Trần Đắt Tinh và Bà Đào Thị Hương. Ai biết 2 đôi này mắc luật không thể kết hôn với nhau theo giáo luật buộc trình Cha Quản Nhiệm biết càng sớm càng tốt.

 

 

Tin Vui Kết Duyên Nên Vợ Chồng. 

Lúc 5 giờ chiều thứ Bảy ngày 20 tháng 11 năm 2021 tại Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, Anh Gioan Baotixita Nguyễn Công Danh và Chị Maria Phạm Ngọc Linh đã nên duyên vợ chồng nhờ bởi Bí tích Hôn Phối dưới sự chứng giám của ông bà, cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn bè với Cha Chủ Tế Thánh Lễ Hôn Phồi.  Chúc   mừng 2 người con của Chúa là Anh Gioan Baotixita Nguyễn Công Danh và Chị Maria Phạm Ngọc Linh trở thành một gia đình luôn được hạnh phúc và được tràn đầy ơn Chúa, trung thành trong tình yêu hôn nhân tới suốt đời dưới sự chúc lành của Thiên Chúa.   Xin Đức Mẹ Maria luôn phù trợ cho Công Danh & Ngọc Linh trăm năm hạnh phúc.

 


 

Tin CMA 2022.  Chương trình Hứa  Đóng Góp Mục Vụ Công Giáo thuộc TGP Cincinnati hàng năm sẽ được kích hoạt vào lúc 7:00pm/ Tối Chúa Nhật ngày 21 tháng 11 năm 2021 trên online để học tập.  Hãy ghi danh trên online: aocstewardship. org/virtual.  Muốn biết thêm chi tiết xin gọi Ông Matt Reinkemeyer số 513-263-6672 hoặc mreinkeneyer@catho licaoc.org.

 

 

Thánh Lễ Tạ Ơn 2021/ Thanksgiving Mass of 2021.  Cộng đoàn có Thánh Lễ Tạ Ơn /Thanksgiving Mass vào lúc 11:00 am/sáng Thứ Năm ngày 25 tháng 11 năm 2021.  Vì vấn đền lây lan dịch bệnh vẫn còn, Cộng đoàn sẽ không có nấu bữa ăn Tạ Ơn cho người nghèo năm nay.

 

Xóc Rổ Lần 2 Giúp Người Đang Gặp Khó Khăn  Trong Thánh Lễ Tạ Ơn Thứ 5 Ngày 25 tháng 11 năm 2021, Cộng đoàn chúng ta có sóc rổ lần 2 để giúp các người nghèo bên Việt Nam và thu nhận những long thức ăn để trợ giúp các Nơi phân phát thức ăn cho người nghèo trong thành phố chúng ta Xin chúng ta rộng tay giúp đỡ.

 

 

CÙNG NHAU. 

Hãy trở về tham dự Thánh Lễ thật sự vào mỗi Chúa Nhật.  Trong Thánh Lễ có sự hiện diện thật sự của Chúa Ki-tô.  Xem Thánh Lễ trên online/Trực tuyền được gọi là XEM LỄ.  Đến với Thánh Lễ  Chúa Nhật thực sự là ta THAM DỰ LỄ.

 

 

Tin Nhà Bếp.  Hãy ủng hộ Công đoàn mua các thức ăn thức uống do Ban Nhà Bếp Cộng Đoàn nấu nướng như đặt mua Ổ Bánh Mì thịt nguội/thịt nướng cùng nhìiều món ăn khác.  Cám  ơn các anh chị em đã giúp nấu và tặng các các món ăn để bán gây  quỹ cho Cộng đoàn trong tuần này.  Nếu quý ông bà anh chị em muốn đem các món thức ăn chính mình nấu cho Cộng đoàn bán gây gũy mỗi Chúa Nhật, hãy gọi cho Chị Đinh Mindy 513.886.3464 biết.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta và Gx chúng ta.

 

 

Cám Ơn ! Gia đình Anh Gradon Sikes, con rể Ô.B Nguyễn Hào, đã tặng cho Cộng đoàn 1 cái máy đuổi các loại chim tụ tập trên mái nhà thở và tháp chuông nhà thở.  Máy trị giá $250.  Công đoàn cám ơn gia đình Anh Gradon.  Xin Chúa chúc lành cho gia đình và cho mỗi người chúng ta.

 

 

Báo Cáo Tài Chánh CN 14-11-2021            

  + Xóc Rổ:                             $1,612

  +Bổng lễ:                              $1,270

  +Bán thức ăn:                       $1,136


 


 


CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ (B) 
Đanien 7: 13-14; T.vịnh 92; Khải huyền 1: 5-8; Gioan 18: 33b-37  

Israel mong mỏi có được một vị vua giống như người Chăn Chiên; giống vua David. Vị vua mà họ đang mong đợi, được Thiên Chúa Xức dầu, và sẽ đem đến một thời thịnh trị cho dân Ísrael và Giuđa. Nhưng một số vua cai trị đã qua không đáp ứng được những mong muốn của người dân và tiêu chuẩn của Thiên Chúa. Mặc dù sau những hoạt động trị quốc thất bại của các vị vua đó, người dân vẫn tin rằng Thiên Chúa sẽ vẫn giử lời hứa với họ. Hôm nay chúng ta đọc Thánh Vịnh trong bài đáp ca hôm nay hãy tập trung ánh mắt vào Thiên Chúa, với lòng cảm tạ vì Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa từ trước bằng cách thiết lập Triều Đại của Đức Kitô: "Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu không lay chuyển; Ngai vàng Chúa kiên cố tự ngàn xưa".  

Chúng ta thường diễn tả Thiên Chúa thiết lập một "Vương triều" trên mặt đất, với Chúa Giêsu là Vua thật sự của chúng ta. Thật thế đấy. Nhưng, hãy thử diển tả một cách khác - "Triều Đại Thiên Chúa" Vương triều có vẻ như thụ động, hình như Chúa Kitô đang ngự trên ngai vàng ở một nơi xa xăm nào đó. "Triều Đại Chúa Kitô", hay "Triều Đại Thiên Chúa" nêu lên ý một quyền cai trị hiện tại và hoạt động. Chúa Kitô không bỏ chúng ta để tự chúng ta thi hành "lề luật của Triều Đại" mà Ngài tỏ ra, bảo chúng ta phải tự thi hành, trong chúng ta, và Ngài hứa là Ngài sẽ trở lại một ngày nào đó, để xem chúng ta đã thực hiện ra sao. Vả lại, Đức Kitô đã ở lại với chúng ta, giúp chúng ta trở nên công cụ của Ngài trong thế giới hiện tại. Mọi người phải cảm thấy sự hiện diện đầy yêu thương của một vị vua mới trong chúng ta. Một Đấng Quân vương có nguồn gốc đầy khiêm tốn, Ngài đã loan báo triều đại của Thiên Chúa, ngồi xuống rửa chân, chết để biểu lộ lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta Ngài sống lại từ cõi chết và thổi Thần Khí của Ngài trên chúng ta, để chúng ta có thể sống đời sống của Ngài với tư cách là công dân của Vương Quốc / Triều Đại của Thiên Chúa.

Philatô hỏi Chúa Giêsu "Ông có phải là Vua dân Do Thái không?" Lời hỏi đó cũng đã đủ để khiến Chúa Giêsu bị giết, vì có nghĩa là Chúa Giêsu là đối thủ của vua Caesar, và Đế Quốc La Mã. Nhưng, việc Chúa Giêsu làm vua khác với tất cả các vua khác. Chúa Giêsu trả lời Philatô "Nước tôi không thuộc về thế gian này". Nhưng câu trả lời đó không có nghĩa là nước của Chúa Giêsu ở một nơi nào khác. Vương Quốc của Chúa Giêsu đúng thật là đang ở đây và bây giờ - trong thế giới này.

Chúng ta hãy để ý đến lịch sử của nhiều vị vua, hay là của phần đông các nhà cai trị trên thế giới. Họ đã không cho quần chúng một hình ảnh của một vị vua đáng nể trọng. Trong ngày lễ này, chúng ta được mời gọi tôn xưng Chúa Kitô là Vua của chúng ta - Thật Ngài là "Vua của vũ trụ" đó là tên ngày lễ này.

Chúa Giêsu cũng không bảo chúng ta, là những người đang theo Ngài, hãy tránh tham gia hoạt động trong thế giới này. Thật hoàn toàn ngược lại. Chúng ta có một phần vai trò tham dự vào việc mang vương quốc của Chúa Giêsu đến nơi trần thế bằng: Hòa bình, công chính, sự thật và yêu thương là những dấu chỉ thật sự chứng tỏ Chúa Giêsu đang cai trị trên thế giới này. Khi những vị vua cai trị trần gian bằng vũ lực với những thể chế trấn áp bạo lực và bóc lột kinh tế theo ý họ. còn nguồn gốc của quyền lực Chúa Giêsu đến từ sự thánh thiện hơn. Chúa Giêsu cai trị bằng "một hệ văn hóa mới".

Trong khi các người cai trị trên thế giới phân chia quyền lực của học bằng sự phân ranh trên bản đồ, thì Chúa Giêsu vạch đường quyền lực của Ngài vào trong tâm khảm của mổi người. Chúng ta đã đón chào Vua Giêsu và Triều Đại Ngài vào trong lòng chúng ta, và vì vậy, đời sống chúng ta phải luôn luôn phản ánh nguồn gốc và quyền cai trị của Đấng mà chúng ta đang theo. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với các lễ đăng quang, và lễ lên ngôi vua và hoàng hậu với sự vinh thăng muôn ánh hào quang của Vua và Hoàng Hậu. Triều Đại Chúa Giêsu bắt đầu khi Ngài chết trên cây thập giá. Philatô cho treo một bản văn đầy giễu cợt trên cây thập giá được ghi là: "Giêsu, người Nazareth, vua của dân Do thái”. Vua của chúng ta không có trên đầu vương miện bằng ngọc ngà, nhưng là một vương miện bằng gai và phủ một áo choàng tím là màu của sự chế nhạo. Chúa Giêsu đã lãnh đạo những đội quân nào? Ngài đã giành được chiến thắng ở trận nào? Ngài đã chiến đấu và thắng trong trận chiến chống lại tội lỗi và sự chết, một trận chiến mà không đội quân đơn thuần nào của loài người có thể thắng được. Và kết quả là chúng ta có thể sống bằng lời dạy yêu thương của Ngài và nhờ vào Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta – Đó là Thần khí của Vị Vua chúng ta.

Philatô coi thường một nhà thuyết giảng nông dân vô tích sự đến từ vùng quê Nazareth không chút quyền thế. Philatô tự nghĩ ông ta là quan tòa và có quyền phán xử về số phận của Chúa Giêsu. Trong thế giới thời đó; một vị vua hay nữ hoàng là người phải ngồi trên ngai vàng vinh hiển, nhưng họ cần thận trọng vì có nhiều quyền lực khác có thể đến lật đổ quyền lực của họ và tranh ngôi. Chúa Giêsu thách thức Philatô về khái niệm trong việc tranh chấp quyền lực. Đúng thế, Chúa Giêsu là vua, nhưng Ngài không dùng quyền lực để bắt buộc người dân phải theo Ngài để sống dưới vương quyền của Ngài. Thay vào đó, người dân có thể đi theo Chúa Giêsu vì họ sẽ bị thu hút bởi sự thật về con người của Ngài: "Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi".

Thánh Gioan, tác giả phúc âm trình bày sự xét xử của Philatô trước Chúa Giêsu. Nhưng khi Philatô không phải là người duy nhất xét xử Chúa Giêsu – Mà chúng ta cũng là bồi thẩm đoàn xét xử và thông qua bản án. Chúa Giêsu có phải là lẽ thật mà chúng ta chấp nhận trong đời sống của mình hay không? Hay chúng ta chạy theo quyền thế của thế giới và sống theo quy tắc quyền thế đó? Trong lễ này chúng ta được nhắc nhở là hôm nay không phải chỉ là một lễ theo phụng vụ thần học. Lễ này đưa chúng ta vào thế giới chính trị nữa. Chúng ta sống trong thế gian như là những người thuộc hạ của triều đại Chúa Giêsu. Chúng ta có chấp nhận việc làm công dân của triều đại đó không? Bằng cách nói thêm về thị kiến Chúa Kitô đã mặc khải cho chúng ta qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Ngài.

Triều Đại Chúa Giêsu, thế giới của Ngài ở với chúng ta bây giờ. Qua bí tích rữa tội, và bí tích thêm sức, Thần Linh đã cho chúng ta thị kiến để nhận thấy sự hiên diện của Triều Đại và Kết quả của sự sống. Đó là một thế giới của cộng đoàn, trong công bằng, tôn trọng và đối thoại. Trong vương quốc, dưới sự cai trị của Chúa Giêsu, ơn huệ cho từng người một được công nhận. Người nghèo và những người bị bỏ rơi được trao quyền và không một ai bị bỏ quên. Sự công chính được ban cho mỗi người, cho dù có hoàn cảnh chính trị, màu da, nam hay nữ hay hoàn cảnh kinh tế khác biệt.

Người dân trong một nước thường có giấy chứng nhận, hay giấy chứng minh nhân thân chứng tỏ người đó là dân trong nước. Chúng ta có gì để chứng tỏ chúng ta là dân của nước Chúa Kitô không? Chúng ta có ơn Chúa Thánh Thần giúp chúng ta làm chứng bằng đời sống chứng tỏ là những người đang theo Chúa Giêsu, là công dân dưới quyền cai trị của Ngài. Nói cách khác, đời sống của chúng ta không chỉ là bằng chứng phong phú cho lòng trung thành của chúng ta với ai, mà còn là chứng chỉ công dân đang thuộc về quyền ai – Ai đang thống trị trái tim và suy nghĩ của chúng ta