Saturday, April 29, 2023


Thánh Giáo Hoàng Piô V (1504-1572) Ngày 30/04 Ðây là vị giáo hoàng mà công việc của người là thi hành nghị quyết của Công Ðồng Tridentinô cách đây bốn thế kỷ. Nếu chúng ta nghĩ các giáo hoàng đương thời phải gặp những khó khăn nào trong việc thi hành nghị quyết của Công Ðồng Vatican II, thì Ðức Piô V lại gặp nhiều khó khăn hơn sau công đồng lịch sử đó. Ðức Piô V sinh trong một gia đình nghèo ở Bosco, nước Ý. Tên rửa tội là Antôniô Micae và vì gia đình quá nghèo nên cậu phải đi chăn cừu. Trong dịp gặp gỡ hai tu sĩ dòng Ða Minh, vì thấy sự thông minh cũng như nhân đức của cậu, họ đã xin phép gia đình đưa cậu về sống với họ, lúc ấy cậu mới 12 tuổi. Sau một thời gian tu tập, Antôniô Micae được thụ phong linh mục năm 1528, sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư triết và thần học ở Genoa. Trong mười sáu năm kế đó, Cha Micae đi khắp các cơ sở của nhà dòng để khuyến khích việc tuân giữ Quy Luật Dòng cách nghiêm nhặt qua lời nói cũng như hành động của người. Năm 1555, Cha Micae được tấn phong làm Giám Mục của Nepi và Sutri, và năm 1557, người được nâng lên hàng Hồng Y. Năm 1566, Ðức Giáo Hoàng Phaolô IV từ trần và Ðức Hồng Y Micae được chọn làm người kế vị, lấy tên là Piô V. Trong nhiệm kỳ giáo hoàng của người, 1566 -- 1572, Ðức Piô V phải đối diện với một trách nhiệm thật lớn lao đó là phục hồi một Giáo Hội vụn vỡ và phân tán. Dân Chúa thời ấy bị rúng động bởi sự thối nát của hàng giáo sĩ, bởi cuộc Cải Cách Tin Lành, bởi sự đe dọa xâm lăng thường xuyên của người Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1545, vị giáo hoàng tiền nhiệm triệu tập Công Ðồng Tredentinô nhằm cố giải quyết các vấn đề khẩn trương nói trên. Trong vòng 18 năm, các Giáo Phụ thảo luận, lên án, xác nhận và quyết định trong một chuỗi hành động. Và Công Ðồng kết thúc năm 1563. Năm 1566, Ðức Piô V lên ngôi giáo hoàng và phải đảm nhận công việc cải cách tức thời do Công Ðồng đưa ra. Người ra lệnh thành lập các chủng viện để huấn luyện các linh mục một cách thích hợp. Người cho công bố sách lễ mới, kinh nhật tụng mới, sách giáo lý mới và thiết lập quy chế giáo lý cho trẻ em. Ðức Piô cương quyết áp dụng kỷ luật đối với những lạm dụng trong Giáo Hội. Người kiên trì phục vụ người nghèo và người đau yếu qua việc xây cất các bệnh viện, cung cấp thực phẩm cho người nghèo đói và lấy tiền quỹ thường để tổ chức tiệc tùng cho đức giáo hoàng mà giúp đỡ các người tân tòng nghèo ở Rôma. Trong cố gắng cải tổ Giáo Hội và Tòa Thánh Vatican, Ðức Piô gặp sự chống đối mãnh liệt của Nữ Hoàng Elizabeth của Anh và Hoàng Ðế Maximilian II của Rôma. Các khó khăn ở Pháp và Hòa Lan cũng cản trở cho sự hợp nhất Âu Châu để chống với Thổ Nhĩ Kỳ. Mãi đến giây phút cuối cùng người mới có thể tổ chức được một đạo quân và chiến thắng ở Vịnh Lepanto gần Hy Lạp vào tháng Mười 1571. Sự hoạt động không ngừng của Ðức Piô trong việc canh tân Giáo Hội được dựa trên cá tính của người là một tu sĩ dòng Ða Minh. Người dành nhiều giờ để cầu nguyện với Thiên Chúa, nghiêm nhặt chay tịnh, tự thoái thác những thói quen xa hoa của giáo hoàng thời ấy và trung thành tuân giữ quy luật cũng như tinh thần của Dòng Ða Minh. Ðức Piô từ trần năm 1572. Lời Bàn Trong đời sống cá nhân và trong hành động của các giáo hoàng, cả Ðức Piô V và Phaolô VI đều dẫn dắt gia đình Thiên Chúa trong một tiến trình cải tổ nội bộ nhằm đáp ứng với những thúc giục của Thần Khí trong các Công Ðồng chính yếu. Với sự hăng say và kiên nhẫn, Ðức Piô và Phaolô theo đuổi những thay đổi do các Giáo Phụ trong Công Ðồng đề ra. Cũng như Ðức Piô và Phaolô, chúng ta cũng được mời gọi để liên tục thay đổi tâm hồn và đời sống. Lời Trích “Trong đại hội toàn cầu này, trong thời gian và không gian đặc ân này, quá khứ, hiện tại và tương lai như quy tụ lại. Quá khứ: vì ở đây, tụ họp ở địa điểm này, chúng ta có Giáo Hội của Ðức Kitô với truyền thống, lịch sử, các Công Ðồng, các tiến sĩ và các thánh của Giáo Hội; hiện tại: chúng ta đang từ giã nhau để đi vào thế giới ngày nay với những bất hạnh, đau khổ, tội lỗi của nó, nhưng cũng có những thành công, giá trị và đức tính của nó; và tương lai ở đây trong lời kêu gọi khẩn trương của những người dân trên thế giới muốn được công bình hơn, trong ý muốn hòa bình, trong khát khao có ý thức hay vô thức về một đời sống cao đẹp hơn, một đời sống mà Giáo Hội của Ðức Kitô có thể đem lại và muốn trao ban cho họ” (trích từ diễn văn bế mạc Công Ðồng Vatican II của Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI).

Friday, April 28, 2023

 

29/4

 

Thánh Catarina ở Siena

    (1347 -- 1380)

 

 

    Trong cuộc đời ngắn ngủi, Thánh Catarina đặt trọng tâm vào việc hoàn toàn phó thác cho Ðức Kitô. Ðiều đáng khâm phục về thánh nữ là ngài coi việc phó thác cho Chúa như một mục đích phải đạt được qua thời gian.

 

    Thánh Catarina, tên thật là Catarina Benincasa, sinh ở Siena và là người con út trong một gia đình có đến 23 người con. Ngay từ khi bảy tuổi, cô đã dâng hiến tâm hồn cho Ðức Kitô. Nơi cô sinh trưởng rất gần San Domenico, trung tâm truyền giáo của Dòng Ða Minh, và khi lớn lên cô bày tỏ ý muốn đi tu, nhưng gia đình lại muốn cô kết hôn. Ðể nói lên ý chí quyết liệt của mình, cô đã cắt tóc và sau cùng, với sự đồng ý của cha mẹ, Catarina gia nhập tổ chức Mantellate, là hội phụ nữ có liên hệ đến Dòng Ða Minh, họ mặc áo dòng nhưng sống ở nhà, phục vụ người nghèo và người đau yếu. Trong vòng hai năm liên tiếp cô không bao giờ rời phòng, trừ khi đi xem lễ và xưng tội, và cũng không nói chuyện với một ai ngoại trừ cha giải tội. Trong thời gian này, Catarina luyện tập tâm linh qua lối sống khắc khổ.

 

    Sau đó, cô tự phá vỡ đời sống cô độc và bắt đầu hăng say chia sẻ công việc trong nhà, săn sóc người bệnh và giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên cô vẫn dành thời giờ trong thinh lặng và chiêm niệm.

 

    Dần dà, người ta nhận thấy dường như Catarina đọc được tâm hồn của họ và dân chúng thuộc đủ mọi thành phần -- giầu và nghèo, tu sĩ và giáo dân, thợ thuyền và lính tráng - bắt đầu tuốn đến với cô để được khuyên bảo. Từ đó một tổ chức tông đồ giáo dân được thành hình. Các lá thư của cô, hầu hết là các lời khuyên bảo tinh thần và khuyến khích các người mến mộ, ngày càng được công chúng đón nhận.

 

    Vì sự hòa đồng với người đời một cách không sợ sệt cũng như lời nói bộc trực và uy quyền của một người hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, Catarina đã bị dị nghị và dèm pha. Nhưng mọi điều cáo buộc cô đã bị bác bỏ trong Tổng Công Hội Dòng Ða Minh năm 1374.

 

    Cô có ảnh hưởng rất lớn vì sự thánh thiện hiển nhiên, cũng như vì ảnh hưởng sâu đậm đối với đức giáo hoàng. Cô làm việc không biết mệt trong cuộc thập tự chinh chống với người Thổ Nhĩ Kỳ và trong việc hòa giải thành phố Florence với đức giáo hoàng.

 

    Cô thành công trong việc thuyết phục Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô XI trở về Rôma, nhưng không bao lâu đức giáo hoàng từ trần và Ðức Urbanô VI lên ngôi. Khi cuộc Ðại Ly Giáo bùng nổ, Ðức Urbanô VI mời Catarina đến Rôma, vì đức giáo hoàng cần sự hỗ trợ của cô. Năm 1378, cô đến Rôma và thường xuyên viết thư gửi các nhà lãnh đạo quốc gia và Giáo Hội để bảo vệ cho quyền giáo hoàng của Ðức Urbanô. Hàng ngày, cô đi bộ đến Ðền Thánh Phêrô và cầu nguyện cho sự hiệp nhất.

 

    Một vài tuần trước khi chết, cô đang cầu nguyện trước một bức khảm ở Ðền Thánh Phêrô, cô trông thấy con thuyền của Thánh Phêrô dường như rời khỏi bức khảm và đậu trên vai của cô. Con thuyền xô cô ngã quỵ và người ta phải khiêng cô về nhà. Catarina hầu như bất toại cho đến khi từ trần, ngày 24 tháng Tư 1380, lúc ấy mới ba mươi ba tuổi.

 

    Cô được Ðức Giáo Hoàng Piô II phong thánh năm 1461, và được coi là một trong những vị thần nghiệm và văn sĩ linh đạo của Giáo Hội. Vào năm 1970, Ðức Phaolô VI tuyên xưng thánh nữ là Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Catarina là người phụ nữ thứ hai (sau Thánh Têrêsa ở Avila) được vinh dự này.

 

    Trong khi các thư của Thánh Catarina thường được coi là cửa ngõ để biết đến con người của ngài, nhưng người ta thường nhắc đến tác phẩm "Ðối Thoại" mà ngài chỉ coi đó là "cuốn sách của tôi," gồm các lời giảng dạy của thánh nữ để lại cho các người mến mộ. Cha Raymond, vị linh hướng của thánh nữ cho biết tác phẩm này ghi lại những lời đối thoại với Thiên Chúa khi ngài ngất trí.

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Thursday, April 27, 2023

 

28/4

 

Thánh Phêrô Chanel

    (1803 - 1841)

 

    Bất cứ ai từng làm việc trong cô độc, và cần phải thích ứng tối đa và rất ít cơ hội thành công, đều tìm thấy một tinh thần tương tự nơi Thánh Phêrô Chanel.

 

    Thánh Phêrô Chanel sinh ở Clet trong giáo phận Belley, nước Pháp. Khi là học sinh tiểu học, ngài đã được thầy giáo chú ý vì sự thông minh và đạo đức. Khi gia nhập đại chủng viện, ngài được sự thương mến và quý trọng của các giáo sư cũng như đồng bạn. Khi là linh mục trẻ, ngài làm hồi sinh một giáo xứ trong khu "tồi tệ" của thành phố chỉ sau ba năm hoạt động. Tuy nhiên ngài vẫn muốn trở thành nhà truyền giáo, do đó lúc 28 tuổi ngài gia nhập Dòng Ðức Mẹ, là tu hội chú trọng đến công việc truyền giáo ở trong và ngoài nước. Nhưng, trái với điều mong ước, ngài lại được chỉ định công việc dạy học ở đại chủng viện Belley trong vòng năm năm kế đó, và ngài thi hành nhiệm vụ ấy với tất cả nhiệt thành.

 

    Vào năm 1836, nhà dòng được giao cho vùng New Hebrides ở Thái Bình Dương để truyền giáo, và Cha Phêrô thật vui sướng được bổ nhiệm là bề trên của nhóm truyền giáo, tuy nhỏ nhưng hăng say rao giảng Ðức Tin cho dân cư trên đảo.

 

    Sau mười tháng lênh đênh trên biển, họ đã cập bến và tách ra làm hai nhóm, và nhóm của Cha Phêrô thì đến Ðảo Futuna với hai người phụ tá, gồm một thầy dòng và một giáo dân người Anh. Khi ấy dân cư trên đảo còn trong tình trạng bán khai mà lệnh cấm ăn thịt người chỉ vừa mới được ban hành. Lúc đầu các vị truyền giáo được người bản xứ và tù trưởng Niuliki tiếp đón niềm nở. Tuy nhiên, khi các ngài càng ngày càng sành sõi tiếng địa phương và càng được dân chúng tin tưởng thì ông tù trưởng cảm thấy ghen tức và lo sợ; ông thấy rằng việc chấp nhận đức tin Công Giáo sẽ đưa đến sự bãi bỏ một số đặc quyền mà ông đang được hưởng, với tư cách của một thượng tế và vừa là người cầm quyền. Sau cùng, khi chính con trai ông bày tỏ lòng ước ao muốn được rửa tội, sự căm thù của ông bùng nổ và ông sai các chiến sĩ của ông đi bắt vị trưởng nhóm truyền giáo. Do đó, ngày 28 tháng Tư 1841, Cha Phêrô bị bắt và bị đánh đập cho đến chết bởi những người mà ngài muốn cứu vớt linh hồn họ.

 

    Chỉ trong vòng hai năm sau cái chết của ngài, mọi người trên đảo đều theo đạo Công Giáo và vẫn trung thành với đức tin ấy cho đến ngày nay. Cha Phêrô Chanel là vị tử đạo đầu tiên ở Ðại Dương Châu và là quan thầy của châu này.


    Lời Bàn

 

    Chịu đau khổ vì Ðức Kitô có nghĩa sự đau khổ vì muốn trở nên giống như Ðức Kitô. Thường thường chúng ta bị chống đối là vì hậu quả của sự ích kỷ và thiếu khôn ngoan. Chúng ta không phải là người tử đạo khi bị "bạc đãi" bởi những người đã đối xử với chúng ta y như chúng ta đối xử với họ. Một vị tử đạo Kitô Giáo là người, giống như Ðức Kitô, chỉ đơn giản làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, và sống thật với chính mình.

 


    Lời Trích

 

    "Không ai là vị tử đạo chỉ vì một quyết định, không ai là vị tử đạo vì một ý kiến; chính đức tin tạo nên vị tử đạo" (Ðức Hồng Y Newman, Bài Diễn Văn cho Các Giáo Ðoàn Hỗn Hợp)

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

27 / 4

 

Thánh Zita ở Lucca

    (1218 -- 1278)

 

    Thánh Zita còn được gọi là Sitha hay Citha. Ngài sinh trong một gia đình nghèo nhưng rất đạo đức ở Lucca, nước Ý. Từ 12 tuổi cho đến chết, ngài làm đầy tớ cho gia đình Fatinelli ở Lucca. Vì không có địa vị trong xã hội nên ngài không có tên họ.

 

    Ngay từ khi còn nhỏ, Zita đã lưu tâm đến những người nghèo và bơ vơ. Lòng thương người ấy ngày càng nổi tiếng, và họ tìm đến ngài. Ðiều ấy không phù hợp với hoàn cảnh của một đầy tớ cũng như khiến gia chủ phải khó chịu. Và Thiên Chúa đã can thiệp. Một ngày kia, Zita bỏ dở công việc nấu nướng để chăm sóc người nghèo và các đầy tớ khác đã lên mách với gia chủ. Khi xuống bếp điều tra, họ nhìn thấy các thiên thần đang làm công việc bếp núc thay cho Zita. Một lần khác, Zita đã phân phát cả một kho chứa đậu cho những người trong phố khi nạn đói hoành hành. Khả nghi, gia chủ xuống xem xét và lạ lùng thay họ thấy kho vẫn đầy những hạt đậu.

 

    Ngày tháng dần trôi, ngài trở nên nổi tiếng trong việc giúp đỡ người nghèo, người đau yếu và kẻ tù đầy. Ngay sau khi chết, nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ lời cầu bầu của ngài, người ta đã sùng kính ngài như một vị thánh; và danh xưng đó được chính thức trao ban cho ngài năm 1696. Thánh Zita là quan thầy của các người giúp việc trong nhà.


    Lời Bàn

 

    Chúng ta thường nói, "Bạn không thể đem theo của cải với mình khi chết." Nhưng người ta vẫn e ngại khi làm việc từ thiện vì họ sợ tài sản của họ sẽ tiêu tan, dù đó là thời giờ, tiền bạc hay sức lực. Thánh Zita được vinh danh là vì lòng bác ái của ngài. Ngài đã có thể so đo với những người giầu có và bào chữa cho sự ích kỷ của mình. Nhưng ngài đã sống lời Ðức Kitô trong câu truyện về người goá phụ nghèo (xem Luca 21:1-4).


    Lời Trích

 

    "Vì vậy chúng ta hãy bác ái và khiêm tốn; chúng ta hãy bố thí vì của bố thí sẽ tẩy sạch vết nhơ tội lỗi trong linh hồn chúng ta (xem Tobia 4:11; 12:9). Vì người ta sẽ mất tất cả những gì họ để lại trần gian mà chỉ đem theo được các phần thưởng của hành động bác ái và bố thí mà họ đã cho đi, vì đó mà họ sẽ được Chúa thưởng công và được đền đáp xứng đáng" (Thư Thánh Phanxicô Gửi Người Tín Hữu).

    

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Wednesday, April 26, 2023


  

26 /4

Thánh Giuse Cottolengo

    (1786 - 1842)

 

    Thánh Giuse Cottolengo là người con cả trong gia đình 12 người con. Sinh trưởng ở Bra, gần Turin, Ý Ðại Lợi, sau một thời gian vất vả vì sức khoẻ yếu kém và khó khăn trong việc học, ngài được thụ phong linh mục trong Ðịa Phận Turin năm 1811.

 

    Trong quãng đời của Cha Giuse, nước Ý tan nát vì chiến tranh và người nghèo cũng như người bệnh tật thường bị quên lãng. Ðược khích động bởi cuộc đời Thánh Vinh Sơn Phaolô và xúc động trước sự đau khổ của những người chung quanh, Cha Giuse đã thuê phòng ốc để chăm sóc các bệnh nhân, và tuyển mộ các thiếu nữ để điều hành. Khi công việc ngày càng bành trướng và được nhiều người tham gia, Cha Giuse quy tụ những người thiện chí trong hai tổ chức là Tiểu Ðệ Thánh Vinh Sơn Phaolô và Tiểu Muội Thánh Vinh Sơn Phaolô.

 

    Khi bệnh dịch tả lan tràn năm 1831, tổ chức của Cha Giuse phải đóng cửa và di chuyển ra ngoại ô thành phố, ở Voldocco, tiếp tục chăm sóc người bất hạnh. Tổ chức của ngài có tên Nhà Chúa Quan Phòng và phục vụ nhiều loại người khác nhau (người bệnh, người già, sinh viên nghèo, người bị bệnh tâm thần, người mù). Tất cả phần tài chánh đều nhờ vào lòng bác ái của mọi người.

 

    Ðể phục vụ những người kém may mắn, ngài còn sáng lập các tổ chức Nữ Tử Ðấng Thương Xót, Nữ Tử Ðấng Chiên Lành, Ẩn Sĩ của Chuỗi Mai Khôi, và các Linh Mục của Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

    Bị mắc bệnh thương hàn, ngài yếu dần và từ trần ở Chieri, nước Ý, và được phong thánh năm 1934.


    Lời Bàn

 

    Làm thế nào để chúng ta biết được thánh ý Thiên Chúa? Có phải thánh ý đó không thay đổi? Thánh Giuse Cottolengo chỉ bắt đầu thực hiện công việc bác ái nổi tiếng đó sau 21 năm làm linh mục. Những năm cầu nguyện và tìm kiếm đã giúp Thánh Giuse Cottolengo nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa. Trong quá khứ, dù chúng ta có đáp ứng thế nào với nhu cầu của tha nhân đi nữa, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi chúng ta độ lượng hơn nữa.

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Monday, April 24, 2023

 

24/4

Thánh Fidelis ở Sigmaringen

    (1578 -- 1622)

 

    Nếu có người nghèo cần đến quần áo, Thánh Fidelis thường lấy ngay quần áo của mình đang mặc mà chia sẻ cho họ. Sự hoàn toàn độ lượng là đặc tính của cuộc đời thánh nhân.

 

    Sinh năm 1578 trong một gia đình giầu có ở Sigmaringen, Thánh Fidelis có tên gọi là Mark Rey, ngay từ nhỏ rõ ràng ngài đã có những khả năng đặc biệt. Sau khi được vinh dự nhận bằng tiến sĩ triết và luật tại Ðại Học Freeburgh, Mark Rey cùng với ba người bạn đi khắp Âu Châu trong vòng sáu năm. Ngài hành nghề luật sư, và các thân chủ đều mến mộ sự khôn ngoan và công chính của ngài. Nhưng dần dà ngài cảm thấy ghê tởm sự thối nát trong giới đồng nghiệp, và khi được hối lộ để kéo dài một vụ kiện ngài đã quyết định đi tu, gia nhập dòng Phanxicô và lấy tên Fidelis. Tài sản của ngài được chia cho người nghèo và nhà dòng.

 

    Với quyết tâm rao giảng cho mọi người biết về đức tin chân thật, sau khi thụ phong linh mục, Cha Fidelis được phép hoạt động truyền giáo cho người Tin Lành, đó là một công việc đầy nguy hiểm trong thời ấy. Ngài chuẩn bị cho sứ vụ này bằng việc học hỏi, viết lách, cầu nguyện và hãm mình. Với những lời đầy nhiệt huyết ngài bài bác lạc thuyết của Calvin và Zwingli. Nhiều người Tin Lành cũng như người Công Giáo sa ngã đã trở về với đức tin Công Giáo.

 

    Sau đó Cha Fidelis làm Giám Ðốc của một tu viện và là nguồn khai sáng cho các tu sĩ với tinh thần chiêm niệm luôn bao trùm nhà dòng. Chính ngài và các thầy chăm sóc các quân nhân về thể xác cũng như tinh thần khiến các sĩ quan Tin Lành tức giận.

 

    Có lần ngài nói với một linh mục bạn về hai điều ước của ngài; một là được ơn không bao giờ phạm tội trọng, và hai là được chết vì Ðức Tin. Thiên Chúa đã nhận lời ngài.

 

    Trong ba năm, ngài được Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô XV sai đến Thetia hoạt động và ngài hoán cải rất nhiều người. Các giáo sĩ theo phái Calvin(*) xách động dân chúng, và vào ngày 24 tháng Tư 1624, đó là lần rao giảng chót của Cha Fidelis. Khi ngài vừa lên toà giảng để nói về "Một Thiên Chúa, Một Ðức Tin, Một Phép Rửa", đám đông la ó phản đối, họ lôi ngài ra khỏi nhà thờ và dùng gậy gộc đánh đập và dùng gươm đâm ngài chết.

 


    Lời Bàn

 

    Sự liên lỉ cầu nguyện của Thánh Fidelis đã giữ ngài luôn trung thành với Thiên Chúa và không nhượng bộ sự lãnh đạm và thờ ơ. Người ta thường nghe ngài nói, "Khốn cho tôi, nếu tôi chỉ là một người lính thiếu tận tâm phục vụ vị Thủ Lãnh đội mão gai." Sự cầu nguyện đối với sự thờ ơ, và sự lưu tâm đối với người nghèo đã khiến thánh nhân trở nên một gương mẫu có giá trị cho ngày nay. Giáo Hội thường kêu gọi chúng ta hãy noi gương người "luật sư của người nghèo" này bằng cách chia sẻ tài năng chúng ta với những người kém may mắn, và hoạt động cho sự công bằng của thế giới.

 


    Lời Trích

 

    "Hành động vì sự công bằng và tham dự trong việc biến đổi thế gian thực sự là một yếu tố cơ bản trong việc rao giảng phúc âm hoặc, nói cách khác, trong sứ vụ của Giáo Hội để cứu chuộc loài người và giải thoát con người khỏi mọi áp bức" ("Sự Công Bằng Trong Thế Giới," Thượng Hội Ðồng Giám Mục, 1971).

 

    

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com


Sunday, April 23, 2023

LỜI CHÚA HÔM NAY


Chúa Nhật 3 Phục Sinh Năm A Ngày 23 Tháng 04 Năm 2023 


 Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. 

 - Lc 24:13-35 


 While he was with them at table, he took bread, said the blessing, broke it, and gave it to them. With that their eyes were opened and they recognized him, but he vanished from their sight.

 - Lc 24:13-35

 Lời Mời Ơn Gọi. 

Họ đã nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh. Ai sẽ đi tường thuật điều này để người khác biết mà yêu mến Phép Thánh Thể? 

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

 Hãy Gọi 1-800-553-3321 

A Call To Vocation. 

They recognized him when the Lord took bread, said the blessing, broke it. Who will go to tell people to know and love the Sacrament of the Eucharist? 

 Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit 

 Call 1-800-553-3321 

 Trách Nhiệm Chúa Nhật 4 Phục Sinh A Ngày 30/ 04 / 2023 

 * Đọc Thông Báo. Ông Nguyễn Hào 

* Giúp Lễ: Phan Christina, Phan Teresa, Nguyễn Penny, A. Đinh Diễm 

 * B. Đọc I: Đoàn TNTT 

* Đáp Ca: Ca Đoàn 

* B. Đọc II: Đoàn TNTT 

* LN Giáo Dân & * Dâng Của Lễ: Đoàn TN 

* Sóc Rổ Đội 2: Đoàn TNTT 

* TTV Thánh Thể: Giuse Nguyễn Phong, Đaminh Trần Vinh, và Teresa Đào Phượng. 

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu. Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyện Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), và Ông Phạm Phú Hộ.

 Ghi Danh Tham Dự Tổng Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024 Tại Indianapolis. Đừng bỏ tham dự Tổng Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc lần thứ 10 được tổ chức từ ngày 17 tới 21 tháng 7 năm 2024 tại Vận Động Trường Luca Oil / Lucas Oil Stadium và các vùng chung quanh.

 Về Nhà Cha. 


Được tin Bà Maria Nguyễn Thị Vọng đã rời bỏ thế gian tại Cincinnati vào lúc 6:07 sáng thứ Bảy ngày 22 tháng 4 năm 2023. Hưởng thọ 81 Tuổi. Cộng đoàn hợp lời cầu nguyện và thương tiếc với gia đình tang quyến. Nguyện xin Chúa xót thương đón nhận Linh Hồn Maria vào Nước Chúa vui hưởng thánh nhan Chúa muôn đời và an ủi các con cái bà con và bạn bè trong niềm tin Chúa Giê-su Phục Sinh.

 Rao Hôn Phối Lần 2.

Tomaso Nguyễn Phong, (Mason, OH), Con Ông Tô ma sô Phạm Trung Khánh và Bà Maria Nguyễn Thị Thu Vân (Mason, OH) Muốn Kết Hôn với Chị Võ Thị Khánh Hà (Nha Trang, VN) con Ông Võ Đình Hòa và Bà Lê Thị yến (Nha Trang, VN). Ai biết đôi này mắc ngăn trở kết hôn với nhau buộc trình với Cha Quản Nhiệm theo Luật HT dạy. 





 
Hân Hoan Đón Mừng Đức Tổng Giám Mục Đến Với Cộng Đoàn Để Ban Phép Thêm Sức. 


Vào lúc 11:00 Sáng Chúa nhật 3 Phục Sinh hôm nay ngày 23/4/2023, Đức TGM Dennis Schnurr thuộc TGM Cincinnati đến chủ tế thánh lễ lúc 11:00 Sáng và ban phép Thêm Sức cho 8 em thuộc Cộng đoàn chúng ta. Chúng ta hãy hân hoan đến tham dự Thánh Lễ và chào đón ngài cùng cầu nguyện cho ngài luôn được mạnh khỏe về thể xác và thể linh. 

  Chúc Mừng Các Em Lãnh Phép Thêm Sức. 



Có 8 em đang theo học lớp Thêm Sức sẽ được chuẩn bị Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức (Chúa Thánh Thần) vào Chúa Nhật hôm nay ngày 23 tháng 4 bởi Đức TGM Dennis Schnurr. Các em có tên như sau: 

1) Nguyễn Vũ Thiên Kim.

 2) Đinh Daniel. 

3) Đinh Logan. 

4) Nguyễn William 

5) Pham Andrew. 

6) Phạm Tyler. 

7) Thân Nathan.

 8) Vũ Henri. 

 Chúng ta hãy cầu nguyện đặc biệt cho các em để các em được trở nên mạnh mẽ trong Chúa và được biến đổi đời mình để trở nên những chứng nhân kiên cường, dung cảm, và bất khuất sau khi đã được đón nhận Sức Mạnh Của Chúa Thánh Thần. 

 Cám Ơn Thầy Cô! Với bao hy sinh dạy dỗ, Thầy Kevin, Cô Lisa và Thầy Christ đã thay mặt Cộng đoàn để truyền đạt đức tin và kiến thứ cho các em. Xin Chúa và Mẹ Lavang chúc lành hồn xác các Thầy Cô. 

 Các Em Ghi Danh Tập Dâng Hoa Cho Ngày Cộng Đoàn Rước Kiệu Mẹ. Năm nay, Cộng Đoàn sẽ có Cuộc Rước Kiệu Hoa Mẹ trước thánh Lễ Chúa Nhật ngày 14/5 thay. Cha mẹ nào muốn con em tham gia đội Diễn Nguyện Dâng Hoa, hãy gọi Chị Trần Thúy số 513-208-0674 để biết ngày giờ tập dượt. 

 Lớp Học Hôn Nhân. Một khóa mới về Giáo Lý Hôn Nhân sẽ được bắt đầu vào lúc 1:00 PM Chúa Nhật ngày 30 Tháng 4 Năm 2023 tại Nhà Xứ cạnh Nhà Thờ. Những anh chị em nào dự định lập gia đình sắp tới hãy ghi danh và đến tham dư. 

 Ủng Hộ Chi Phí Hoa Dâng Chúa Trong Các Thánh Lễ Mùa Phục Sinh 2023. Anh chị em nào muốn ủng hộ, xin hãy bỏ ngân phiếu vào bao thơ rồi bỏ vào rổ khi đi dự thánh lễ, với tên số danh bộ bao thư của gia đình, hoặc liên lạc Anh Chị Việt Nhàn-phụ trách trang trí cung thánh. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta. 

 Hội Nghị Hải Đăng. Những ai đang là phần tử của Hội Đồng Mục Vụ nên tham dự Hội Nghị này từ 1:30 tới 3:00 trên mạng Thứ Ba ngày 25/4/2023. Tính đồng nghị là gì? Vai trò của HĐMV thuộc Hải Đăng Chiếu Sáng là gì? Hãy vào Clergy Communication để tìm đăng ký học hỏi.

 Tin Nhà Dòng Glenmary. Chúa Nhật tới ngày 30/4/2023, Nhà Dòng sẽ có Ngày Hội Chợ Lòng Thương Xót Chúa Kỳ 2 vào lúc 12:00 Trưa đến 4:00 Trưa tại glenmary Home Missionaries, 4119 Glenmary Trace, Fairfield, Ohio. Các Cđ sắp xếp cho hội chợ từ 1:30 Trưa tời 3:30 Trưa chiều ngày 29/4 hoặc từ 10:30 cho đến 11:30 ngày 30/4. Xin đậu xe nơi được quy định. Có bán thức ăn. Thân mời tất cả tởi tham dư. 

 Báo Cáo Tài Chánh Chúa Nhật 2 PS Ngày 16/4/2023

+ Xóc Rổ : $2.029 

 + Xin Lễ: $ 410 

 + Ẫm thực: $1.644