Saturday, April 22, 2023

 

Thánh George

23/4

 

    Người ta thường vẽ hình Thánh George đang giết con rồng để cứu thoát một phụ nữ xinh đẹp. Con rồng tượng trưng cho sự dữ. Người phụ nữ tượng trưng cho chân lý thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh George là vị tử đạo can đảm đã chiến thắng sự dữ.

 

    Cuộc đời Thánh George thì đầy những huyền thoại đến nỗi thật khó để phân biệt thực hư. Người ta cho rằng Thánh George xuất thân từ Cappadocia thuộc Tiểu Á, là một sĩ quan trong đạo quân của Hoàng Ðế La Mã Diocletian (245 -- 313), và là người được Hoàng Ðế mến mộ.

 

    Lúc bấy giờ, Diocletian là người ngoại đạo và thù ghét Kitô Giáo. Ông giết bất cứ Kitô Hữu nào mà ông gặp. Thánh George là một Kitô Hữu can đảm, một người lính đích thực của Ðức Kitô. Không sợ hãi, ngài đến gặp Hoàng Ðế và nghiêm nghị quở trách sự tàn ác của ông. Sau đó ngài từ bỏ địa vị trong quân đội La Mã. Vì lý do đó ngài bị tra tấn bằng mọi cách khủng khiếp nhất và sau cùng bị chém đầu.

 

    Sự can đảm và hăng hái tuyên xưng đức tin của Thánh George đã đem lại niềm phấn khởi cho các Kitô Hữu thời ấy. Nhiều bài hát và bài thơ đã được sáng tác về vị tử đạo này. Ðặc biệt, các quân nhân là những người sùng kính ngài.

 

    Ngài được phong thánh năm 494, Ðức Giáo Hoàng Gelasius tuyên xưng ngài là một trong những người "mà tên tuổi thật xứng đáng để người đời kính trọng, và chứng từ tử đạo của ngài đáng để dâng lên Thiên Chúa."

 

    Thánh George được đặt làm quan thầy của nước Anh, Bồ Ðào Nha, Ðức, Aragon, Genoa và Venice.

 


    Lời Bàn

 

    Tất cả chúng ta đều có những "con rồng" để khuất phục. Nó có thể là sự kiêu ngạo, sự nóng giận, sự lười biếng, sự tham lam, hoặc bất cứ gì khác. Hãy biết rằng chúng ta chiến đấu những "con rồng" đó với sự trợ giúp của Thiên Chúa. Và rồi, chúng ta có thể tự hào mình là chiến sĩ đích thực của Ðức Kitô.

 


    Lời Trích

 

    "Mỗi khi nhìn đến đời sống của những người đã trung tín theo Ðức Kitô, chúng ta lại có thêm một lý do nữa để phấn khởi tìm kiếm Thành Thánh tương lai" (Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội, 50)

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com


Thursday, April 20, 2023

 

21/4

Thánh Anselm

    (1033-1109)

 

    Là một thanh niên lãnh đạm với tôn giáo, Thánh Anselm đã trở nên một trong những nhà lãnh đạo và thần học gia vĩ đại của Giáo Hội. Ngài có danh xưng "Ông Tổ Phái Kinh Viện" vì những cố gắng phân tích và làm sáng tỏ các chân lý đức tin qua sự hỗ trợ của lý lẽ.

 

    Thánh Anselm sinh trong một gia đình quyền quý ở Aoust, thuộc Piedmont. Ngài được người mẹ đạo đức chăm sóc và dạy dỗ về giáo lý, và ảnh hưởng tốt đẹp ấy đã kéo dài suốt cuộc đời ngài.

 

    Khi 15 tuổi, Anselm muốn gia nhập một đan viện, nhưng bị từ chối vì người cha phản đối. Sau thời gian mười hai năm sống trong sự thờ ơ tôn giáo và theo thói đời, sau cùng ngài đã trở thành một đan sĩ như lòng mong ước. Ngài gia nhập đan viện Bec ở Normandy, ba năm sau ngài được bầu làm đan viện trưởng, và 15 năm sau ngài được bầu làm viện phụ.

 

    Ðược coi là một nhà tư tưởng độc lập và độc đáo, Ðức Anselm được mọi người thán phục vì sự kiên nhẫn, hiền hòa và tài giảng dạy của ngài. Quả thật, ngài hiểu biết nhiều về thực chất và sự đam mê của con người đến độ dường như ngài đọc được tư tưởng và hành động của họ, bởi đó ngài nhìn thấy các nhân đức cũng như tật xấu của họ và khuyên bảo họ một cách thích hợp. Dưới sự lãnh đạo của ngài, Ðan Viện Bec trở nên trường đào tạo các đan sĩ, có ảnh hưởng đến các tư duy triết học và thần học thời ấy.

 

    Trong những năm này, theo lời yêu cầu của cộng đoàn, Ðức Anselm bắt đầu công bố các công trình thần học của ngài, có thể sánh với các văn bản của Thánh Augustine. Công trình nổi tiếng nhất của ngài là cuốn Cur Deus Homo ("Tại Sao Thiên Chúa Làm Người").

 

    Khi 60 tuổi, ngài được bổ nhiệm làm Ðức Tổng Giám Mục của Canterbury vào năm 1093, trái với ý muốn của ngài. Việc bổ nhiệm ngài, lúc đầu bị vua nước Anh là William Rufus chống đối nhưng sau đó phải chấp nhận. Rufus cố chấp từ chối cộng tác với các nỗ lực cải cách Giáo Hội.

 

    Sau cùng Ðức Anselm phải đi lưu đầy cho đến khi Rufus từ trần năm 1100. Ngài được gọi về nước Anh bởi Henry I, là em và là người kế vị Rufus. Tuy nhiên, Ðức Anselm lại bất đồng với Henry về việc nhà vua nhúng tay vào các vấn đề của hàng giám mục, do đó ngài lại phải đi lưu đầy ba năm ở Rôma.

 

    Không chỉ lưu tâm đến hàng quý tộc, Ðức Anselm còn để ý và lo lắng cho người nghèo. Ngài là người đầu tiên trong Giáo Hội chống đối việc buôn nô lệ. Và ngài đã được Hội Ðồng Quốc Gia Westminster thông qua đạo luật cấm buôn bán con người.

 

    Ngài từ trần ở Canterbury, Anh Quốc năm 1109, và được phong thánh năm 1494.

 

 

    Lời Bàn

 

    Thánh Anselm, cũng như bất cứ môn đệ trung kiên nào khác của Ðức Kitô, đã phải vác thập giá của mình, nhất là dưới hình thức chống đối và xung đột với những người đang nắm quyền chính trị. Mặc dù bản tính là một người hiền hòa và yêu chuộng hòa bình, Thánh Anselm không nhượng bộ trước sự đàn áp và mâu thuẫn với các nguyên tắc đang bị đe dọa.

 

 

    Lời Trích

 

    "Trên thiên đàng không ai có sự khao khát nào hơn là thánh ý Thiên Chúa; và sự khao khát của một người sẽ là sự khao khát của mọi người; và sự khao khát của mọi người cũng như mỗi người sẽ là sự khao khát của Thiên Chúa" (Thánh Anselm, Opera Omnis, Thư 112).

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, April 19, 2023

 

 

20 /4

Thánh Conrad ở Parzham

    (1818 - 1894)

 

 

    Thánh Conrad không phải là vị sáng lập dòng hay ngay cả là một linh mục, nhưng tình yêu của ngài dành cho Thiên Chúa và sự sùng kính Ðức Maria đã biến ngài trở nên một anh hùng của Ðức Giêsu Kitô. Thánh Conrad trổi vượt về đức bác ái, được biểu lộ trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, trong sự sùng kính Thánh Thể và sự tín thác vào Ðức Mẹ như trẻ thơ.

 

    Sinh trưởng ở Parzham, ngay từ nhỏ Conrad đã được cha mẹ dạy bảo giáo lý thật kỹ lưỡng. Dù phải làm việc đồng áng vất vả, Conrad vẫn dành nhiều thời giờ để cầu nguyện. Do đó người ta không ngạc nhiên khi thấy người trẻ này đã gia nhập dòng Capuchin sau khi các ngài đến đây truyền giáo.

 

    Conrad gia nhập dòng Capuchin với tư cách thầy trợ sĩ. Ngài khấn trọn năm 1852 và được bài sai đến tu viện ở Altoetting với công việc giữ cửa trong 41 năm. Vì tu viện là trung tâm hành hương nên việc giữ cửa rất bận rộn, mỗi ngày có đến cả ngàn người thăm hỏi, và dù già hay trẻ, lịch thiệp hay thiếu lễ độ, Thầy Conrad đều ân cần và hoà nhã đón tiếp họ. Qua cách đối xử nhân từ ấy, thầy đã đưa nhiều người về với Thiên Chúa. Thầy ngủ ít, siêng năng làm việc và luôn luôn kết hợp với Ðức Kitô. Thầy rất quý trọng Thánh Thể, và sung sướng khi được giúp lễ. Bất cứ lúc nào có chút thời giờ rảnh rỗi, thầy đều dùng để cầu nguyện trước Thánh Thể.

 

    Ngoài việc tôn thờ Thánh Thể và Chúa Giêsu Ðóng Ðinh, Thầy Conrad còn đặc biệt sùng kính Ðức Maria. Ngài là Nữ Vương và là Trạng Sư của thầy trong những khi thử thách. Thầy luôn luôn cổ võ lòng sùng kính Ðức Maria qua việc phân phát chuỗi Mai Khôi.

 

    Vào ngày 18 tháng Tư 1894, thầy bị liệt. Ba ngày sau, khi các trẻ em mà thầy đã dạy chúng lần hạt, đang đọc kinh ngoài cửa sổ thì thầy trút hơi thở cuối cùng.

 

    Với các nhân đức anh hùng và phép lạ của Thầy Conrad, Ðức Giáo Hoàng Piô XI đã tuyên phong chân phước vào năm 1930, và bốn năm sau, cũng chính Ðức Piô XI đã tuyên phong hiển thánh.

 


    Lời Trích

 

    "Thiên Chúa muốn tôi từ bỏ tất cả những gì ưa thích và gần gũi với tôi. Tôi cảm tạ Thiên Chúa đã gọi tôi vào đời sống tu trì, là nơi tôi tìm thấy sự bình an và niềm vui mà không thể nào tìm thấy trong thế gian. Những gì tôi muốn thực hiện trong cuộc đời, chính yếu là: sống bác ái và chịu đau khổ, luôn suy tưởng, tôn thờ và ngưỡng mộ tình yêu khôn tả của Thiên Chúa đã dành cho các tạo vật thấp hèn nhất của Ngài" (Thư của Thánh Conrad).

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Tuesday, April 18, 2023


 


Chân Phước Luchesio và Buonadonna

    (c. 1260)

 

 

    Ông Luchesio và bà Buonadonna là hai vợ chồng muốn sống theo gương Thánh Phanxicô. Do đó họ đã gia nhập Dòng Ba Phanxicô.

 

    Hai ông bà sống ở Poggibonzi, nơi họ hành nghề thương mãi và là con buôn tham lam. Nhưng sau khi gặp Thánh Phanxicô -- có lẽ năm 1213 -- họ đã thay đổi đời sống. Ông Luchesio bắt đầu thi hành nhiều việc bác ái.

 

    Lúc đầu, bà Buonadonna không nhiệt tình sống bác ái như ông Luchesio, và thường than phiền chồng là đã bố thí quá nhiều của cải cho các người lạ. Một ngày kia, khi có người gõ cửa xin được giúp đỡ, và ông Luchesio nhờ vợ lấy cho họ ít bánh mì. Bà nhăn mặt khó chịu nhưng cũng đi vào bếp, và lạ lùng thay, bà nhận thấy số bánh mì đang có thì nhiều hơn khi trước. Không bao lâu, bà cũng trở nên hăng say sống đời khó nghèo và thanh bạch như ông chồng. Cả hai bán cả tiệm buôn, chỉ giữ lại ít đất để cầy cấy trồng trọt đủ cho nhu cầu và phân phối đất đai còn lại cho các người nghèo.

 

    Vào thế kỷ thứ 13, với sự ưng thuận và sự cho phép của Giáo Hội, một số vợ chồng sống ly thân để người chồng vào dòng tu nam và người vợ vào dòng tu nữ. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu họ son sẻ hoặc con cái đã trưởng thành. Ông bà Luchesio lại muốn kiểu khác, họ muốn sống đời tu trì, nhưng bên ngoài tu viện.

 

    Ðể đáp ứng nhu cầu này, Thánh Phanxicô đã lập Dòng Phanxicô Thế Tục. Ðầu tiên, thánh nhân viết một Quy Luật đơn giản cho Dòng Ba (Phanxicô Thế Tục), sau đó Ðức Giáo Hoàng Honorius III đã chấp thuận một quy luật chính thức vào năm 1221.

 

    Công việc bác ái của hai ông bà Luchesio đã thu hút người nghèo đến với họ, và cũng như các vị thánh khác, dường như hai ông bà không bao giờ thiếu của cải để giúp đỡ tha nhân.

 

    Một ngày kia, khi ông Luchesio đang cõng một người tàn tật mà ông bắt gặp bên vệ đường thì có một thanh niên đến hỏi ông, "Cái tên quỷ quái nào mà ông đang cõng trên lưng đó?" Ông Luchesio trả lời, "Tôi đang cõng Ðức Giêsu Kitô." Ngay lập tức người thanh niên ấy đã phải xin lỗi ông.

 

    Hai ông bà Luchesio và Buonadonna đều từ trần vào ngày 28 tháng Tư 1260. Ông được phong chân phước năm 1273. Truyền thống địa phương cũng gọi bà Buonadonna là "chân phước" dù rằng Tòa Thánh chưa chính thức công bố.

 

 

    Lời Bàn

 

    Thật dễ để chế nhạo người nghèo, và chà đạp phẩm giá con người mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Mẹ Têrêsa Calcutta thường đề cập đến sự nghèo túng như "sự đau khổ tiềm ẩn" của Ðức Kitô. Chúng ta dễ khiến người khác cảm thấy là họ vô ích -- người nghèo, người bệnh hoạn, người tật nguyền thể xác cũng như tâm thần, người lớn tuổi, người thất nghiệp -- do đó, chống lại sự cám dỗ ấy đòi hỏi một mức độ đại lượng trong cuộc sống chúng ta. Nếu ai nấy cũng đều nhìn thấy Ðức Kitô trong người nghèo như hai ông bà Luchesio, họ sẽ phong phú hóa Giáo Hội và giữ được sự trung tín với Thiên Chúa.

 


    Lời Trích

 

    Thánh Phanxicô thường nói, "Bất cứ ai nguyền rủa người nghèo là tổn thương đến Ðức Kitô, vì họ đang mang hình ảnh của Người, hình ảnh của Ðấng đã trở nên nghèo hèn vì chúng ta" (1 Celano, #76).

    

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

18/4

Chân Phước Pedro de San José Betancur

    (1626 - 1667)

 

    Pedro sinh trong một gia đình nghèo ở Tenerife thuộc quần đảo Canary. Ngay từ nhỏ, cậu rất muốn trở thành một linh mục, nhưng Thiên Chúa đã có hoạch định khác cho cậu.

 

    Pedro làm nghề chăn cừu cho đến khi 24 tuổi, anh thực hiện cuộc du hành sang Guatemala, hy vọng sẽ tìm được một người bà con đang làm việc cho chính phủ ở đây. Nhưng mới đến Havana, anh đã cạn hết tiền. Sau khi phải làm việc để kiếm thêm tài chánh, mãi một năm sau anh mới đến thủ đô Guatemala. Ðến nơi, anh quá túng thiếu đến độ phải sống nhờ vào nhà phát chẩn của dòng Phanxicô.

 

    Sau đó không lâu, Pedro ghi tên theo học trường Dòng Tên với hy vọng sẽ trở thành một linh mục. Nhưng dù cố gắng đến đâu đi nữa, anh vẫn không thể tinh thông các môn học; do đó anh phải bỏ dở. Năm 1655 anh gia nhập Dòng Phanxicô Thế Tục. Ba năm sau thầy Pedro mở một chẩn y viện cho người nghèo; một trung tâm cho người vô gia cư và sau đó ít lâu, thầy mở một trường học cho các trẻ em nghèo. Cũng không quên đến người giầu có ở thủ đô Guatemala, thầy đi vào khu phố của họ, vừa rung chuông vừa kêu gọi họ ăn năn sám hối.

 

    Dần dà nhiều người khác đến chia sẻ công việc của Pedro. Không bao lâu, họ thành lập Tu Hội Bêlem mà tu hội này đã được Tòa Thánh chính thức công nhận sau khi Thầy Pedro từ trần.

 

    Thầy thường được coi là người khởi xướng hoạt cảnh Ðêm Giáng Sinh, trong đó Ðức Maria và Thánh Giuse đi từng nhà để tìm chỗ trọ. Truyền thống này lan ra tới Mễ Tây Cơ và các quốc gia Trung Mỹ cho đến ngày nay.

 

    Thầy được phong chân phước năm 1980.


    Lời Trích

 

    Ðề cập đến Thầy Pedro và bốn vị khác cùng được phong chân phước với thầy, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: "Thiên Chúa rộng rãi ban phát cho họ sự nhân hậu và lòng thương xót của Ngài cũng như ban cho họ tràn đầy ơn sủng; Thiên Chúa yêu thương họ với tình yêu của một người cha, nhưng rất đòi hỏi, mà sự hứa hẹn chỉ là những khổ nhọc và đau thương. Thiên Chúa mời gọi họ sống cuộc đời thánh thiện cách anh hùng; Ngài lôi họ ra khỏi quê hương và gửi họ đến các phần đất xa lạ để loan truyền phúc âm, giữa những khó khăn và cực nhọc không thể diễn tả được" (L'Observatore Romano).

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, April 16, 2023

 

17/4

Thánh Benedict Joseph Labré

    (1748 - 1783)

 

    Thánh Benedict Joseph Labré thực sự là một con người lập dị, nhưng rất đặc biệt của Thiên Chúa. Là con cả trong gia đình 15 người con, Benedict Joseph Labré sinh ở Amettes thuộc miền bắc nước Pháp. Cha mẹ của cậu làm chủ một nông trại và có một tiệm buôn nhỏ nên đời sống của họ tương đối thoải mái.

 

    Vào năm 12 tuổi, cậu được gửi đến sống với người chú là một linh mục triều ở Erin. Trong thời gian này, Benedict say mê đọc Kinh Thánh và gương thánh nhân đến nỗi người chú phải nhắc nhở cậu về việc học tiếng Latinh, là điều bắt buộc để trở nên một linh mục. Tuy nhiên, cậu nhận ra ơn gọi của Thiên Chúa trong sự hoàn toàn từ bỏ thế gian. Do đó, sau khi người chú từ trần vì chăm sóc các nạn nhân bệnh dịch tả, Benedict trở về nhà, và đi tìm dòng tu khắc khổ nhất.

 

    Vì sức khoẻ yếu kém và vì thiếu nền tảng học vấn nên Benedict không được nhận vào đời sống tu trì. Sau đó, vào năm 18 tuổi, một thay đổi quan trọng có ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời. Benedict không muốn học hành và từ bỏ ý định đi tu. Ngài bỏ nhà và sống như một vị khổ tu, đi hành hương hết đền thánh này đến đền thánh khác. Ngài mặc quần áo rách rưới và ngủ ngay ngoài trời, thực phẩm của ngài chỉ là mẩu bánh hoặc ít rau trái nhờ vào lòng bác ái của người qua đường hoặc lượm nhặt được từ những nơi phế thải. Ngài không xin ăn và sẵn sàng chia sẻ thực phẩm dư dật với người nghèo. Ngài đặc biệt sùng kính Ðức Mẹ và bí tích Thánh Thể.

 

    Bất cứ ai gặp ngài đều không thể quên được một người thật rách rưới nhưng biết tiếng Latinh, thông thạo Kinh Thánh, trông như người ăn xin nhưng không bao giờ xin xỏ. Họ bâng khuâng tự hỏi làm thế nào kẻ lang thang ấy lại có đôi mắt thật nhân từ và một lối sống có phẩm giá. Ðiều họ thắc mắc đã là một sứ điệp. Thiên Chúa biết loài người dễ đắm chìm trong sự ích kỷ và Ngài đã đặt trước mắt họ hình ảnh của một ngôn sứ, một phản ánh thực sự của tự do đích thực, không bị ràng buộc vào vật chất thế gian. Benedict là người soi dẫn của Thiên Chúa để cảnh giác những người lầm lạc, và là tia hy vọng cũng như sự an ủi cho những người vô gia cư chỉ vì sự tham lam của người đời.

 

    Vào ngày 16 tháng Tư 1783, có thể nói vì đời sống quá cực khổ, ngài kiệt sức ngã quỵ trên bậc tam cấp của một nhà thờ ở Rôma. Vào chiều tối hôm ấy, khi tiếng chuông vang vọng báo hiệu giờ kinh Salve Regina, ngài đã trút hơi thở cuối cùng trong một căn nhà gần đó. Các trẻ em chạy khắp đường phố loan báo, "Ông Thánh chết rồi! Ông Thánh chết rồi!" Tin tức ấy được loan truyền trong khi chuông nhà thờ đang rộn rã liên hồi.

 

    Ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII phong thánh năm 1859.

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 2 Phục Sinh Năm A Lòng Chúa Thương Xót Ngày 16 Tháng 04 Năm 2023

Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." 

-Ga 20:19-31 



 Thomas said to them, “Unless I see the mark of the nails in his hands and put my finger into the nailmarks and put my hand into his side, I will not believe.”

 -Jn 20:19-31

 Lời Mời Ơn Gọi. 

Chúa nói: “Này anh Tô-ma. Vì đã thấy Thầy nên anh mới tin.” Ngoài kia vẫn còn nhiều người không tin vào Chúa Giê-su phục sinh. Anh em hãy đi giúp họ gặp gỡ Chúa Giê-su phục sinh để tin. 

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần. 

Hãy Gọi 1-800-553-3321



 A Call To Vocation: 

Jesus said : “Toma, You believe because you had seen.” Out there in the world, many do not yet believe in Jesus’ resurrection. Can you go and help them to meet and believe in Jesus who has risen.

 Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit 

 Call 1-800-553-3321

 Trách Nhiệm Chúa Nhật 3 Phục Sinh A Năm A Ngày 23/ 04 / 2023

 * Đọc Thông Báo. Anh Nguyễn Thành 

* Giúp Lễ: Nguyễn Khang, Nguyễn Thùy Trang, Andrew Lê Quân, Trần Jacqueline, Trần Justin, và Trần Joey 

* B. Đọc I: Vũ Henry * Đáp Ca: Ca Đoàn

 * B. Đọc II: Nguyễn Vũ Thiên Kim 

* LN Giáo Dân : Các em thêm sức 

* Dâng Của Lễ: William, Tyler, Thiên Kim 

* Sóc Rổ Đội 3: Các Gia Trưởng 

* TTV Thánh Thể: Vincent Nguyễn văn Từ, Giuse Đào Thanh Hồng, Maria Hoàng Oanh. 

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyện Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính)

 Chúa Nhật 2 PS-Lòng Thương Xót Chúa Ngày 16/4/2023.  Thánh Lễ lúc 11:00 Sáng và  Giờ Ca Nguyện Lòng Thương Xót Chúa lúc 2:30pm.

 Rao Hôn Phối Lần 1.

Tomaso Nguyễn Phong, (Mason, OH), Con Ông Tô ma sô Phạm Trung Khánh và Bà Maria Nguyễn Thị Thu Vân (Mason, OH) Muốn Kết Hôn với Chị Võ Thị Khánh Hà (Nha Trang, VN) , con Ông Võ Đình Hòa và Bà Lê Thị yến (Nha Trang, VN).

Rao Hôn Phối Lần 3. 

Anh Nguyễn Đình Xuân Vinh (Cin. OH) , con ông Nguyễn Đình Sơn và Bà Phạm thị Kim Liên, muốn hợp thức hóa hôn nhân với Chị Trần Thị Ngọc Trí (Cin., OH), con Ông Trần Văn Đống và Bà Võ thị Lệ Chi. Ai biết 2 đôi này mắc ngăn trở kết hôn với nhau buộc trình với Cha Quản Nhiệm theo Luật HT dạy.








 Chúc Mừng Làm Con Chúa. Em Teresa Nguyễn Alina, con anh Phao-lô Nguyễn Trung Toàn và chị Maria Phạm Chi được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay ngày 16/4/2023. Chúng ta hãy cầu nguyện cho em và cả cha mẹ em được tràn đầy ơn Chúa trong ngày em được Rửa Tội. 

 Hân Hoan Đón Mừng Đức Tổng Giám Mục Đến Với Cộng Đoàn Để Ban Phép Thêm Sức. 

Vào lúc 11:00 Sáng Chúa nhật 3 Phục Sinh ngày 23/4/2023, Đức TGM Dennis Schnurr thuộc TGM Cincinnati sẽ đến chủ tế thánh lễ lúc 11:00 Sáng và ban phép Thêm Sức cho 8 em thuộc Cộng đoàn chúng ta. Chúng ta hãy hân hoan đến tham dự Thánh Lễ và chào đón ngài. 

 Các Ứng Viên Lãnh Phép Thêm Sức Niên Học 2022-2023.

Có 8 em đang theo học lớp Thêm Sức sẽ được chuẩn bị Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức (Chúa Thánh Thần) vào Chúa Nhật ngày 23 tháng 4 bởi Đức TGM Dennis Schnurr. Các em có tên như sau: 

1) Đinh Daniel. 

2) Đinh Logan. 

3) Nguyễn Vũ Thiên Kim 

4) Nguyễn William 

5) Phạm Andrew. 

6) Phạm Tyler. 

7) Thân Nathan. 

8) Vũ Henri. 

 Chúng ta hãy cầu nguyện đặc biệt cho các em để các em được trở nên những chứng nhân Đức Tin mạnh mẽ sau khi đã được đón nhận Sức Mạnh Của Chúa Thánh Thần. 

 Tin Lớp Thêm Sức. Tập nghi thức lần chót vào lúc 7:30pm Thứ Bảy ngày 22/4/2023 tại nhà thờ Đức Mẹ Lavang. Các cha mẹ đỡ đầu bảo trợ cũng phải có mặt. Cha mẹ đưa con tới đúng giờ. 

 Các Em Ghi Danh Tập Dâng Hoa Cho Ngày Cộng Đoàn Rước Kiệu Mẹ. 

Năm nay, Cộng Đoàn sẽ có Cuộc Rước Kiệu Hoa Mẹ trước thánh Lễ Chúa Nhật ngày 14/5 thay. Cha mẹ nào muốn con em tham gia đội Diễn Nguyện Dâng Hoa, hãy gọi Chị Trần Thúy số 513-208-0674 để biết ngày giờ tập dượt. 

 Lớp Học Hôn Nhân. Một khóa mới về Giáo Lý Hôn Nhân sẽ được bắt đầu vào lúc 1:00 PM Chúa Nhật ngày 30 Tháng 4 Năm 2023 tại Nhà Xứ cạnh Nhà Thờ. Những anh chị em nào dự định lập gia đình sắp tới hãy ghi danh và đến tham dư. 

 Ủng Hộ Chi Phí Hoa Dâng Chúa Trong Các Thánh Lễ Mùa Phục Sinh 2023. Anh chị em nào muốn ủng hộ, xin hãy bỏ ngân phiếu vào bao thơ rồi bỏ vào rổ khi đi dự thánh lễ, với tên số danh bộ bao thư của gia đình, hoặc liên lạc Anh Chị Việt Nhàn-phụ trách trang trí cung thánh. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta. 

 Hội Nghị Hải Đăng. 

Những ai đang là phần tử của Hội Đồng Mục Vụ nên tham dự Hội Nghị này từ 1:30 tới 3:00 trên mạng Thứ Ba ngày 25/4/2023. Tính đồng nghị là gì? Vai trò của HĐMV thuộc Hải Đăng Chiếu Sáng là gì? Hãy gọi đăng ký.

 Báo Cáo Tài Chánh 

1. Thứ 5 Tuần Thánh 6/4/2023 Xóc rổ: $ 652 

2. Thứ 6 Tuần Thánh 7/4/2023 Xóc rổ lần 1. $1.090 Xóc rổ lần 2. $ 895 

3. Đêm Vọng Phục sinh 8/4/2023 Xóc rổ : $1.858 

4. Chúa Nhật PS Ngày 9/4/2023 + Xóc Rổ : $2.642 + Xin Lễ: $ 560 + Giúp sửa chữa $1.000