Saturday, December 2, 2023

 3 Tháng Mười Hai

Thánh Phanxicô Xaviê
(1506-1552)

 

Đức Kitô hỏi, "Có lợi ích gì nếu được cả thế gian mà mất sự sống?" (Mt. 16:26a). Câu hỏi trên đã trở thành lời tâm niệm của một giáo sư triết trẻ tuổi, với một tương lai đầy hứa hẹn trong giới kinh viện mà sự thành công, uy tín và vinh dự đang chờ đón.

 Vào lúc đó, Phanxicô Xaviê mới 24 tuổi, đang sinh sống và giảng dạy ở kinh thành Balê. Ngài không thay đổi ngay lập tức khi nghe những lời ấy, nhưng tất cả là nhờ ở người bạn tốt, Cha Ignatius ở Loyola, đã liên lỉ thuyết phục và sau cùng đã chiếm được người thanh niên ấy cho Ðức Kitô. Sau đó, Phanxicô tập luyện đời sống tâm linh dưới sự hướng dẫn của Cha Ignatius, và năm 1534 ngài gia nhập cộng đoàn nhỏ bé của Cha Ignatius (là Dòng Tên thời tiên khởi). Tại Montmartre, các ngài khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và hoạt động tông đồ dưới sự hướng dẫn của đức giáo hoàng.

Từ Venice, là nơi ngài thụ phong linh mục năm 1537, Cha Phanxicô Xaviê đến Lisbon và từ đó ngài dong buồm đến Ấn Ðộ, cập bến làng Goa ở bờ biển phía tây nước Ấn. Trong vòng 10 năm tiếp đó, ngài đã tích cực hoạt động để đem đức tin đến cho rất nhiều dân tộc, trong đó có người Ấn Ðộ, Mã Lai và Nhật Bản.

Bất cứ chỗ nào ngài đến, ngài đều sống với người nghèo, chia sẻ thức ăn và các phương tiện thô sơ với họ. Ngài dành rất nhiều thời giờ để chăm sóc người đau yếu, nghèo khổ, nhất là người cùi. Rất nhiều khi ngài không có thời giờ để ngủ hoặc ngay cả để đọc kinh nhật tụng, nhưng, qua các thư từ ngài để lại chúng ta được biết, ngài luôn luôn tràn ngập niềm vui.

Cha Phanxicô đến các quần đảo ở Mã Lai, và Nhật Bản. Ngài học tiếng Nhật và rao giảng cho các người dân chất phác, dạy giáo lý và rửa tội cho họ, cũng như thành lập các trụ sở truyền giáo cho những người muốn giúp đỡ công cuộc của ngài. Từ Nhật Bản, ngài mơ ước đến Trung Hoa, nhưng dự tính này không bao giờ thực hiện được. Ngài đã từ trần trước khi đặt chân đến phần đất này.

Năm 1622, ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô X phong thánh và đặt làm quan thầy các công cuộc truyền giáo nước ngoài.

 

Lời Bàn

Tất cả mọi người chúng ta đều được mời gọi để "ra đi và rao giảng cho muôn dân" (x. Mátthêu 28:19). Chúng ta không nhất thiết phải đi đến những nơi xa xôi để rao giảng, mà hãy rao giảng ngay trong gia đình, cho con cái, vợ chồng, và những người cùng làm việc với chúng ta. Và sự rao giảng không chỉ bằng lời nói, nhưng còn qua đời sống hàng ngày. Chính nhờ sự hy sinh, từ bỏ tất cả những gì của riêng mình, mà Thánh Phanxicô mới có tự do để đem Tin Mừng đến cho người khác. Hy sinh là quên đi cái tôi của mình vì lợi ích cao cả hơn, lợi ích của sự cầu nguyện, lợi ích khi giúp đỡ người có nhu cầu, lợi ích khi lắng nghe người khác. Món quà lớn nhất của chúng ta là thời giờ, và Thánh Phanxicô đã hy sinh thời giờ của ngài cho người khác.

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

Friday, December 1, 2023

 

Hạnh Các Thánh

02/12/2023

Chân Phước Rafal Chylin'ski (1694-1741)

Ngày 2/12

 

Sinh ở Buk trong tỉnh Poznan, Ba Lan, ngay từ nhỏ cậu Melchior đã cho thấy những dấu hiệu thánh thiện, và mọi người trong gia đình thường gọi cậu là “thầy nhỏ.” Sau khi học xong ở trường của các cha Dòng Tên ở Poznan, Melchior gia nhập đoàn kỵ binh, và chỉ trong vòng ba năm, người đã được lên chức chỉ huy.

 

Vào năm 1715, trái với sự khuyên lơn của các sĩ quan đồng đội, Melchior gia nhập dòng Phanxicô ở Krakow, lấy tên là Rafal, và hai năm sau đó người được thụ phong linh mục. Sau khi thi hành mục vụ trong chín thành phố, người trở về Lagiewniki (thuộc miền trung Ba Lan), là nơi người sống 13 năm còn lại trong quãng đời ngắn ngủi, không kể đến 20 tháng chăm sóc nạn nhân lũ lụt và bệnh dịch ở Warsaw. Ở những nơi đặt chân đến, người đều nổi tiếng về sự đơn sơ, các bài giảng bộc trực, sự độ lượng cũng như sự siêng năng giải tội. Người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội đều bị thu hút bởi lối sống đầy hy sinh trong thiên chức linh mục của người.

 

Cha Rafal có tài chơi đàn thụ cầm, đàn “lute” và “mandolin” để phụ họa cho các bài thánh vịnh. Khi ở Lagiewniki, người phân phát thực phẩm, đồ tiếp tế và quần áo cho người nghèo. Sau khi cha từ trần, nhà thờ dòng Phanxicô ở thành phố ấy trở nên địa điểm hành hương của mọi người dân trên khắp nước Ba Lan. Người được phong chân phước ở Warsaw vào năm 1991.

 

Lời Bàn

Bài giảng của Thánh Rafal có sức thu hút là vì người đã sống những gì người rao giảng. Bí tích Hòa Giải có thể giúp chúng ta sống phù hợp với những lời của Ðức Kitô đã ảnh hưởng đến đời sống chúng ta.

 

Lời Trích

Trong bài giảng lễ phong chân phước, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II nguyện rằng: “Cầu mong sao Chân Phước Rafal luôn nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một người chúng ta, dù là kẻ tội lỗi, cũng được mời gọi để nên thánh và sống bác ái” (Trích trong tờ L'Observatore Romano, 1991, tập 25, số 19).

Wednesday, November 29, 2023

 30 Tháng Mười Một

Thánh Anrê

 

Thánh Anrê là anh của Thánh Phêrô, và cả hai được Chúa Giêsu gọi cùng một lúc. "Khi Ðức Giêsu đi trên bờ biển Galilee, Người trông thấy hai anh em, ông Simon mà bây giờ gọi là Phêrô, và anh của ông là Anrê, đang quăng lưới xuống biển; họ là các ngư dân. Người nói với họ, 'Hãy đến theo tôi, và tôi sẽ làm cho các anh trở thành kẻ lưới người.' Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người" (Mt 4:18-20).

 

 Thánh Sử Gioan mô tả Thánh Anrê như một môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Một ngày kia, khi Ðức Giêsu đi ngang qua, Gioan Tẩy Giả nói, "Ðây là Chiên Thiên Chúa." Anrê và các môn đệ khác đi theo Ðức Giêsu. "Ðức Giêsu quay lại và thấy họ đi theo mình, Người hỏi, 'Các anh muốn tìm gì?' Họ trả lời, 'Thưa Thầy, Thầy ở đâu?' Ngài nói, 'Hãy đến, và các anh sẽ thấy.' Bởi đó họ đi theo và đã thấy nơi Người cư ngụ, và họ ở với Người cả ngày hôm ấy" (Gioan 1:38-39a).

 

Trong Phúc Âm không nói nhiều về Thánh Anrê. Trong phép lạ bánh hoá nhiều, chính Anrê là người cho biết về đứa bé trai có một ít bánh và cá (x. Gioan 6:8-9). Khi dân ngoại muốn đến gặp Ðức Giêsu, họ đến với ông Philíp trước, nhưng ông Philíp lại bàn hỏi với ông Anrê (x. Gioan 12:20-22).

 

Truyền thuyết nói rằng chính Thánh Anrê đã rao giảng Tin Mừng ở những nơi mà bây giờ là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, và bị chết trên thập giá ở Patras.

 

Lời Bàn

 

Cũng như các thánh tông đồ khác, ngoại trừ Thánh Phêrô và Gioan, Phúc Âm không cho chúng ta biết gì nhiều về sự thánh thiện của Thánh Anrê. Ngài là tông đồ. Như vậy là đủ. Ngài được đích thân Ðức Giêsu mời gọi để loan truyền Tin Mừng, để chữa lành nhờ quyền năng của Ðức Giêsu cũng như để chia sẻ sự sống và sự chết của Người. Ngày nay, sự thánh thiện cũng không có gì khác biệt. Ðó là một món quà bao gồm lời mời gọi hãy lưu tâm đến Nước Trời, và một thái độ dấn thân với lòng ao ước không muốn gì khác hơn là chia sẻ sự giầu có của Ðức Kitô cho tất cả mọi người.

 

Lời Trích

 

"Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: 'Thật không đúng nếu chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa để lo việc ăn uống. Vậy, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người tốt lành, đầy Thần Khí và khôn ngoan, để chúng tôi cắt đặt họ làm công việc đó, còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa." (CVTÐ 6:2-4).



Trích từ NguoiTinHuu.com

Tuesday, November 28, 2023

 

29 Tháng Mười Một

Thánh Gioan ở Monte Corvino
(1247-1328)

 

Vào lúc Giáo Hội dính líu vào những cuộc xung đột giữa các quốc gia ở Âu Châu, thì đó cũng là lúc Giáo Hội đến với Á Châu để loan truyền Tin Mừng của Ðức Kitô cho người Mông Cổ. Thánh Gioan ở Monte Corvino đến Trung Cộng vào khoảng thời gian khi Marco Polo chuẩn bị rời khỏi đây.

 

Trước khi là một tu sĩ, Thánh Gioan đã từng là một quân nhân, một quan tòa và một bác sĩ. Vào năm 1278, trước khi đến Tabriz, Persio (ngày nay là Iran), ngài đã nổi tiếng về rao giảng và giáo dục. Năm 1291, ngài là đại diện cho Ðức Giáo Hoàng Nicholas IV để đến Mông Cổ bệ kiến vua Kublai Khan. Trong chuyến đi ấy, cùng đi với ngài còn có một thương gia người Ý và một linh mục Ðaminh. Khi phái đoàn đến được phía tây Ấn Ðộ thì vị linh mục Ða Minh từ trần. Còn lại Cha Gioan và người thương gia Ý, họ đến Trung Cộng vào năm 1291 thì vừa lúc ấy Kublai Khan từ trần.

 

Các Kitô Hữu theo phái Nestoria, là con cháu của những người bất đồng quan điểm với Công Ðồng Ephêsô, đã từng cư ngụ ở Trung Cộng từ thế kỷ thứ bảy. Cha Gioan đã giúp họ trở lại với Giáo Hội, cũng như giúp một số người Trung Hoa ở đây đón nhận đức tin Kitô Giáo, kể cả Thái Tử George của tỉnh Tenduk, nằm về phía tây bắc của Bắc Kinh. Sau này, Thái Tử George đặt tên cho con trai của ông theo tên vị linh mục thánh thiện này.

 

Cha Gioan thành lập trụ sở truyền giáo ở Khanbalik (bây giờ là Bắc Kinh), là nơi ngài xây cất hai nhà thờ; đó là những nhà thờ truyền giáo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Cộng. Vào năm 1304, ngài chuyển dịch Thánh Vịnh và Kinh Thánh Tân Ước sang tiếng Tatar.

 

Ðể đáp ứng với thỉnh cầu của Cha Gioan, vào năm 1307, Ðức Giáo Hoàng Clement V đã đặt ngài làm Tổng Giám Mục của Khanbalik, và bài sai bảy giám mục Âu Châu đến trông coi các giáo phận lân cận. Một trong bảy vị này chưa bao giờ rời khỏi Âu Châu. Ba vị khác từ trần trên đường đến Trung Cộng; ba vị giám mục còn lại và các tu sĩ khác đến Trung Cộng vào năm 1308.

 

Khi Cha Gioan từ trần năm 1328, ngài được người Kitô Hữu cũng như người không có đạo vô cùng thương tiếc. Sau đó không lâu, ngôi mộ của ngài trở thành nơi hành hương. Vào năm 1368, Kitô Giáo bị cấm ở Trung Cộng khi người Mông Cổ bị trục xuất và triều đại nhà Minh bắt đầu.

 

Lời Bàn

Khi Thánh Gioan đến Trung Cộng, ngài tượng trưng cho niềm khao khát của Giáo Hội muốn loan truyền Tin Mừng đến một nền văn hóa mới và sẽ được phong phú bởi nền văn hóa ấy. Các chuyến tông du của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II cho thấy tính cách hoàn vũ của Tin Mừng, và nhu cầu cần phải tiếp tục các công cuộc đầy thử thách để Tin Mừng bén rễ vào các nền văn hóa khác biệt.

 

Lời Trích

Năm 1975, Ðức Giáo Hoàng Phao-lô VI viết, "Qua sức mạnh thần thánh của Tin Mừng mà Giáo Hội rao giảng, hoạt động truyền giáo là để tìm cách thay đổi lương tâm con người về phương diện cá nhân cũng như tập thể, thay đổi các sinh hoạt họ tham dự, và đời sống cũng như môi trường cụ thể của họ" (Truyền Giáo trong Thế Giới Ngày Nay, #18)



Trích từ NguoiTinHuu.com

LỜI CHÚA HÔM NAY

Chúa Nhật 34 Thường Niên Năm A Ngày 26 Tháng 11 Năm 2023 Chúa Ki-tô Vua Muôn Vua 

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người.

 Mt 25:31-46 




 

Jesus said to his disciples: "When the Son of Man comes in his glory, and all the angels with him, he will sit upon his glorious throne, and all the nations will be assembled before him.

 Mt 25:31-46

 Lời Mời Ơn Gọi :

 “Ngài sẽ tách chiên khỏi dê.” Để là một Người Chăn Chiên là để chăm sóc đàn chiên của Thiên Chúa, dạy chúng nghe tiếng Người. Hãy can đảm đê theo tới bất cứ nơi nào Người dẫn tới. 

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần. 

Hãy Gọi 1-800-553-3321



 A Call To Vocation.

 “He will separate the sheep from the goats.” To be a Shepherd is to tend the flock of the Lord, teaching them to hear His voice. Have courage to follow whereever He leads.

 Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit 

 Call 1-800-553-3321

 Trách Nhiệm Chúa Nhật 01 Mùa Vọng Ngày 03/12/2023 Năm B Chúa Ki-tô Vua 

 * Đọc Thông Báo. Ô. Lương Xuyến

 * Giúp Lễ: Nguyễn Phi Long, Nguyễn Phi Lâm, Andrew Lê Quan, & A. Đinh Diễm. 

* B. Đọc I: A. Đào Hồng 

* Đáp Ca: Ca Đoàn 

* B. Đọc II: C. Nguyễn Tý 

* LN Giáo Dân và *Dâng Của Lễ: Khu 6 

* Sóc Rổ : Nhóm 1: Hội Các Bà Mẹ 

* TTV Thánh Thể: Maria Lê Tâm+Long, Maria Đinh Lan, và Giuse Lâm Yên

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn.

 Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyễn Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải (đang ở Cali), Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), và Ông Phạm Phú Hộ.

 Tin Hội Gia Đình Tận Hiến. 

Sau Thánh Lễ Chúa Nhật sáng nay ngày 26 tháng 11 năm 2023, mời các Hội Viên tới tham dự buổi cầu nguyện đọc kinh Mân Côi tại nhà Nguyện Đức Mẹ dưới Hầm Nhà Thờ bên cạnh Nhà Ăn.

 Cha Quản Nhiện Đi Hop.

 Thánh Lễ lúc 7:00pm chiều tối thứ 3 ngày 28 sẽ không có vì Cha QN vằng nhà. Cha đi tham dự buổi họp Dòng Ngôi Lời trong 2 ngày từ thứ 3 ngày 28 tới thứ 4 ngày 29 tháng 11. Tuy nhiên Thánh Lễ tối thứ Tư ngày 29 vẫn có như thường lệ.

 Giúp Làm Hang Đá 2023.

 Sau Thánh Lễ Chúa Nhật 1 Mùa Vọng ngày 3/12/2023 tuần tới, Cđ chúng ta sẽ bắt đầu làm hang đá. Mời các ông bà anh chị em tới giúp làm Hang Đá. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Cộng Đoàn Làm Bánh Tét Bánh Chưng Mừng Tết 2024.




Sau Thánh Lễ Chúa Nhật 1 Mùa Vọng ngày 3 tháng 12 năm 2023, Giáo xứ bắt đầu giói bánh Chưng Bánh Tết vào lúc 1:00 pm. Mời anh chị em tới giúp làm bánh. Anh chị em nào muốn đặt bánh, xin gọi cho Chị Đinh Mindy 513-886-3464, Chị Duyên+Hùng 513-240-8027, Anh Cao Lợi (Bảy) 859-384-9315 và Ông Nguyễn Hào 513-513-646-2160. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Cha Khách Thăm Cộng Đoàn.

 Cha Gioan Baotixita Trần Kim Tuyến, Cha Phó Gx. Thánh John Bosco thuộc 4 Giáo Xứ tai Giáo Phận Kalamazoo, Bang Michigan sẽ tới thăm Cđ chúng ta từ thứ 6 ngày 1 tháng 12 tới thứ 2 ngày 4 tháng 12. Chúng ta hãy vui vẻ chào đón Cha đến với Cđ chúng ta.

 Tin Ngày Cộng Đoàn Tỉnh Tâm Mùa Vọng 2023. 

Cuối Tuần Tỉnh Tâm Mùa Vọng sắp tới giúp chúng ta sửa soạn tâm hồn chào đón Chúa đến ở trong tâm hồn chúng ta vào dịp đại lễ Sinh Nhật Chúa sắp tới. Cha Nguyễn Nam Thảo, Dòng Tên. Sẽ tới từ California để giúp Cộng Đoàn cuối tuần tình tâm này. Ba Ngày Cuối Tuần tĩnh tâm đó là tử thứ 5 ngày 14 tới Chúa Nhật ngày 17 tháng 12. Cha Thảo là Giáo Sư Dạy môn Tôn Giáo và Thần học tại Đại Chủng Viện Santa Clara, California. Cha thường đi Giảng Tĩnh Tâm và là Tác Giả của cuốn sách Ý Nghỉa về Đức Mẹ: Maria Nữ Vương Vượt Thời Gian. Chúng ta hãy ghi lịch để đến tham dự. Mỗi tối bắt đầu với Thánh Lễ lúc 7:00 chiều và tiếp sau đó là giờ giảng thuyết. Chương trình chi tiết sẽ có sau. Mời tất cả chúng ta tới tham dự.

 Ngày Sức Dầu Bệnh Nhân. 

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật 3 Mủa Vọng ngày 17 tháng 12 năm 2023 vào lúc 11:00 Sáng có Nghi Thức Sức Dầu Chữa Bệnh cho những người bệnh, đặc biệt cho Những Người Cao Niên. Để Bí Tích Sức Dầu này được hiệu lực đầy ơn Chúa, những người thụ lãnh phải dọn mình xưng tội trước đó.

 Chúc Mùng Khu 1.

 Được tin Bà Nguyễn Thị Thu Uynh nhận làm Trưởng Khu thay thế Ông Nguyễn Văn Hào. Các hộ đang sống trong Khu 1 thuộc các Zipcode sau đây:  45030, 45205, 45211, 45215, 45216, 45218, 45224, 45231, 45238, 45239.

 Hãy liên lạc với Khu Trưởng mới, Bà Nguyễn Thị Thu Uynh số 513- 901-5031. Xin Chúa chúc lành cho Bà Trưởng Khu Nguyễn Thị Thu Uynh cùng với các hộ trong Khu 1.

 Cám Ơn Các Bàn Tay Thiện Nguyện Giúp Làm Đẹp và Tu Sữa Nhà Thờ:



Ngay sau thánh lễ Chúa Nhật vừa qua ngày 19/11, một số đông các anh em đã đến tiếp tục sửa chữa cửa nhà thờ và tu sửa bờ tường cuối nhà thờ, anh chị Tùng+Lan lau sạch nền nhà thờ và quý ông lau sạch nền nhà ăn và các bà mẹ lau sạch ghế bàn ăn và lau sạch các lớp học. Xin Chúa chúc lành cho tất cả luôn hăng say phục vụ nhà Chúa.

 Cám Ơn. 



Anh Chị Tùng+Lan về Việt Nam giúp mua 1000 phong bì đỏ dùng cho Tết. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Tin Nhà Bếp.



 Chúa Nhật tuần qua, có AC Việt+Nhàn tặng 10 hộp cơm tấm bì. Chị Diễm nấu giúp Nồi Bún Bò bán, Chi Quyên tặng 50 ly chè xôi nước, Chị Đào Phượng tặng 20 Hộp Xôi Cúc, Chị Nikki tặng 10 Hộp Xôi Mặn. Chị Nguyễn Chung tặng 20 hộp Xôi Đậu Đen, Chị Thủy +Hưng tặng 30 ly Chè Đậu Trắng và Chẻ Hoa Cau. Chị Nguyễn Vy tặng 30 Ly Rau Câu Dừa, Chị Thúy+Vinh tặng 20 hộp Bánh Bò, Hội Các Bà Mẹ ủng hộ nhà Bếp $100 cho tháng 11, và các anh chị giúp nấu ăn và sửa soạn bán thực phẩm. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

 Báo Cáo Tài Chánh CN 19/10/2023 

 + Xóc Rổ: $1,924 

 + Bổng Lễ: $ 350 

 + Bán Thực Phẩm: $1,874

Monday, November 27, 2023

 28 Tháng Mười Một

Thánh James ở Marche
(1394-1476)

 

Thánh James sinh ở Marche thuộc tỉnh Ancona miền trung nước Ý, dọc theo bờ biển Adriatic. Sau khi lấy tiến sĩ giáo luật và dân luật tại Ðại Học Perugia, ngài gia nhập dòng Phanxicô và bắt đầu một cuộc sống thật khắc khổ. Ngài ăn chay chín tháng trong một năm, và mỗi đêm chỉ ngủ có ba tiếng. Ngài hãm mình đến độ Thánh Bernardine ở Siena phải bảo ngài giảm bớt lại.

 

Thánh James học thần học với Thánh John ở Capistrano. Ðược thụ phong linh mục năm 1420, Thánh James bắt đầu cuộc đời rao giảng và bởi đó ngài đã đi khắp nước Ý cũng như đến 13 quốc gia thuộc Trung và Ðông Âu Châu. Sự hăng say của ngài đã giúp nhiều người trở lại đạo (người ta ước lượng khoảng 250,000 người), và giúp lan tràn việc sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu. Bài giảng của ngài thúc giục giáo dân cải thiện đời sống, và nhiều thanh niên gia nhập dòng Phanxicô vì sự ảnh hưởng của ngài.

 

Cùng với Thánh John ở Capistrano, Thánh Albert ở Sarteano và Thánh Bernardine ở Siena, Thánh James được coi là một trong "bốn cột trụ" của phong trào Nghiêm Thủ (Observant) của dòng Phanxicô. Các ngài nổi tiếng vì sự rao giảng.

 

Ðể chống với tệ nạn xã hội về số phân lời quá cao, Thánh James thiết lập một tổ chức gọi là "montes pietatis" (núi bác ái) -- đó là một tổ chức bất vụ lợi để cầm đồ với lãi suất thật thấp. Dĩ nhiên, các tay cầm đồ ác đức không hài lòng với tổ chức này, nên đã hai lần họ thuê người đến giết ngài, nhưng cứ mỗi lần đối diện với ngài là các hung thủ đều quên hết dự tính ở trong đầu.

 

Ngài từ trần ở Naples ngày 28-11-1476 và được phong thánh năm 1726.

 

Lời Bàn

 

Thánh James muốn lời Chúa ăn sâu trong tâm hồn của người nghe. Lời giảng của ngài là để chuẩn bị mảnh đất tâm hồn, bằng cách lấy đi những sỏi đá và lầm mềm lòng những cuộc đời đã khô cằn vì tội lỗi. Chúa muốn lời của Người bén rễ trong đời sống chúng ta, nhưng để được như thế, không những chúng ta cần người rao giảng đầy sùng tín, nhưng chính chúng ta cũng phải tích cực lắng nghe.

 

Lời Trích

 

"Lời Chúa thật thánh thiện và đáng yêu quý dường nào! Chỉ có lời Chúa mới soi tỏ mọi tâm hồn tín hữu, làm thoả mãn người đói khát, an ủi kẻ đau khổ; lời Chúa giúp linh hồn tạo được công nghiệp và giúp mọi nhân đức phát triển; lời Chúa gìn giữ linh hồn khỏi nanh vuốt ma quỷ, giúp người độc ác nên thánh thiện, và mọi người trên mặt đất trở thành công dân nước trời" (Trích Bài giảng của Thánh James).



Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, November 26, 2023

 27 Tháng Mười Một

Thánh Francesco Antonio Fasani
(1681-1742)

 

Sinh ở Lucera (miền nam nước Ý), Francesco gia nhập dòng Phanxicô năm 1695. Mười năm sau khi được chịu chức linh mục, ngài dạy triết cho các đệ tử, làm quản lý nhà dòng và sau đó làm bề trên. Khi nhiệm kỳ chấm dứt, ngài làm giám đốc đệ tử viện và sau cùng trông coi một giáo xứ trong vùng.

 

 Trong các công việc, ngài là một người nhân từ, đạo đức và hãm mình. Ngài được người ta tìm đến để xưng tội và nghe giảng. Một trong những nhân chứng cho việc phong thánh của ngài xác nhận, "Trong bài giảng, ngài nói một cách bình thường, nhưng tâm hồn tràn ngập tình yêu Thiên Chúa và tha nhân; như được Chúa Thánh Thần nung đốt, ngài đưa ra các lời lẽ cũng như hành động trong Phúc Âm, khích động người nghe và thúc giục họ ăn năn sám hối." Thánh Francesco còn là người bạn tốt của người nghèo, ngài không bao giờ do dự tìm đến các ân nhân một khi có nhu cầu cho người nghèo.

Khi ngài từ trần ở Lucera, các trẻ em chạy khắp đường phố và la lớn, "Ông thánh chết rồi! Ông thánh chết rồi!"

Francesco được phong thánh năm 1986.

 

Lời Bàn

 

Cuộc đời mỗi người là tùy thuộc chúng ta lựa chọn. Nếu chúng ta keo kiệt, chúng ta sẽ trở nên người bủn xỉn. Nếu chúng ta sống yêu thương, chúng ta sẽ trở nên người nhân hậu. Sự thánh thiện của Thánh Francesco Antonio Fasani là kết quả của những lựa chọn nhỏ bé để cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa.

 

Lời Trích

 

Trong bài giảng nhân dịp phong thánh cho Thánh Francesco, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II chia sẻ về đoạn phúc âm Gioan 21:15, trong đó Ðức Giêsu hỏi Thánh Phêrô có yêu Ngài hơn các tông đồ khác không, và sau đó Chúa nói với Thánh Phêrô, "Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy." Ðức giáo hoàng nhận xét yếu tố quyết định sự thánh thiện của một người là tình yêu. "Thánh nhân là người đã biến tình yêu được Ðức Kitô dạy bảo trở thành đức tính căn bản của đời sống, là tiêu chuẩn cho sự suy nghĩ và hoạt động, là đích tối cao cho những khát vọng của ngài" (Trích trong tờ L'Observatore Romano, tập 16, số 3, 1986).



Trích từ NguoiTinHuu.com