Chân phước Gioan Fiesole là bổn mạng các họa sĩ Kitô giáo. Ngài sinh khoảng năm 1400 tại một ngôi làng nhìn trên thành phố Florence. Ngài học vẽ khi còn nhỏ và được coi là họa sĩ bậc thầy. Ngài nhập dòng Đa Minh lúc khoảng 20 tuổi, đổi tên là Fra Giovanni. Rồi ngài nổi danh với tên Fra Angelico, có thể đó là cách tỏ lòng kính trọng phẩm chất siêu nhân hoặc tính cách sùng kính trong công việc của ngài.
Ngài tiếp tục học và hoàn thành khoa hội họa của mình, với những đường nét phóng khoáng, màu sắc linh động và các hình ảnh phong phú sống động như thật. Michelangelo có lần đã nói về Fra Angelico: “Người ta phải tin rằng tu sĩ tốt lành này đã thấy thiên đàng và được phép chọn người mẫu ở đó.” Với Fra Angelico, cái gì cũng trở thành đề tài, ngài tìm cách phát huy cảm xúc tôn giáo được phản ánh trong các bức họa của ngài. Trong số các bức họa nổi tiếng của ngài là bức họa Truyền Tin (Annunciation) và Tháo Đanh (Descent from the Cross), kể cả các bích họa trong tu viện tại San Marco ở Florence.
Ngài còn giữ các chức vụ cao trong dòng Đa Minh. Khi ĐGH Eugenius hỏi ý kiến ngài về việc phong chức tổng giám mục Florence, ngài đã từ chối và ngài nói chỉ thích sống giản dị. Ngài qua đời năm 1455.
Friday, February 16, 2024
17/2 – BẢY THÁNH LẬP DÒNG TÔI TỚ ĐỨC MẸ (thế kỷ 13)
Bạn có thể tưởng tượng được bảy người đàn ông ở Boston và Denver cùng nhau bỏ gia đình,bỏ sự nghiệp, rồi cùng nhau sống độc thân vì Chúa? Nhưng đó là điều đã xảy ra tại thành phố Florence phồn thịnh hồi giữa thế kỷ XIII. Thành phố này bị xáo trộn vì chính trị và dị giáo Cathari. Luân lý bị coi thường và tôn giáo coi như vô nghĩa.
Năm 1240, bảy thanh niên của thành phố Florence quyết định rời thành phố để sống độc thân chuyên cần cầu nguyện và phục vụ Thiên Chúa. Khó khăn đầu tiên của họ là giúp cho gia đình sinh sống, vì bốn người đã kết hôn. Mục đích của họ là sống cầu nguyện và sám hối, nhưng họ thấy bị phiền vì nhiều người từ Florence thường xuyên đến. Thế là họ rút vô miền sơn cước Monte Senario.
Năm 1244, theo hướng dẫn của Thánh Phêrô Vêrôna, dòng Đa Minh, họ sống theo cách sống của dòng Đa Minh, theo tu luật Thánh Augustinô và lấy tên dòng là Tôi tớ Đức Mẹ (Servants of Mary). Dòng mới này giống như các tu sĩ khất thực (mendicant friars), khác với các dòng trước đó.
Năm 1852, các tu sĩ dòng này từ Úc tới Hoa Kỳ và ở lại New York, sau đó tới Philadelphia. Hai tỉnh dòng ở Hoa Kỳ phát triển từ tu sở của Lm Austin Morini ở Wisconsin năm 1870. Các tu sĩ kết hợp đời sống tu với việc hoạt động tông đồ. Trong tu viện, họ cầu nguyện, lao động và thinh lặng, kết hợp với việc tông đồ như giúp xứ, dạy học, dạy giáo lý và các hoạt động khác.
Gilbert sinh tại Sempringham (Anh quốc)trong một gia đình giàu có, nhưng ngài lại theo con đường khác. Ngài được gởi sang Pháp học, còn ngài lại muốn vào chủng viện.
Ngài trở về Anh và được thừa hưởng gia sản của người cha, nhưng ngài không muốn sống sung túc. Ngài phân phát của cải cho người nghèo. Sau khi thụ phong linh mục, ngài được phái về coi sóc một giáo xứ ở Sempringham. Trong giáo xứ có 7 phụ nữ trẻ muốn đi tu, ngài cho xây một ngôi nhà kế nhà thờ cho họ sống đời tu. Sau đó có thêm nhiều thanh niên và thanh nữ gia nhập. Cuối cùng cộng đoàn này gọi là Dòng Gilbert (Gilbertines), dù ngài muốn gọi là Dòng Xitô (Cistercians) hoặc một dòng nào đó đang hoạt động và sẽ viết tu luật cho một dòng mới. Dòng Gilbert là dòng duy nhất có nguồn gốc ở Anh được thành lập từ thời Trung cổ và phát triển. Nhưng Dòng Gilbert đã không còn từ khi vua Henry VIII cấm tất cả các tu viện Công giáo.
Sau nhiều năm, một thói quen đặc biệt lan truyền ở các nhà dòng gọi là “Chiếc Đĩa của Chúa Giêsu” (the plate of the Lord Jesus). Khẩu phần ngon nhất của bữa tối được đặt trên một chiếc đĩa đặc biệt và được chia sẻ với người nghèo, phản ánh mối quan tâm cả đời của Thánh Gilbert là chia sẻ với những người kém may mắn.
Thánh Gilbert sống giản dị, ăn ít và dành nhiều thời gian ban đêm để cầu nguyện. Dù sống nghiêm ngặt nhưng ngài vẫn sống thọ hơn 100 tuổi.
Wednesday, February 14, 2024
2024
15/2 – THÁNH CLAUDE LA COLOMBIÈRE, LINH MỤC (1641-1682)
Đây là ngày đặc biệt của Dòng Tên (S.J. – Society of Jesus), ngày kính một trong các thánh riêng của Dòng. Đây cũng là ngày đặc biệt đối với những người có lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu mà Thánh Claude la Colombière truyền bá, cùng với người bạn tâm linh là Thánh Margaret Maria Alacoque.
Ngài sinh ngày 2-2-1641 tại St. Symphorien d'Ozon ở Dauphine, là con thứ ba trong một gia đình quý tộc, cha là Bertrand La Colombière và mẹ là Margaret Coindat. Rồi gia đình chuyển đến Vienne, tại đây ngài được đi học. Sau đó, ngài được học hùng biện và triết học ở Lyon (Pháp quốc). Lúc 17 tuổi, ngài là tập sinh Dòng Tên tại Avignon, và được tiên khấn năm 1660. Học xong triết học, ngài dạy văn phạm và văn chương 5 năm. Năm 1666, ngài học thần học tại Paris. Rồi ngài dạy cho các con của vua Louis XIV, ngài còn vừa giảng phòng vừa làm tuyên úy cho vài Hội dòng Đức Mẹ Maria.
Sự nhấn mạnh vào Tình Yêu Chúa là “thuốc giải độc” đối với sự tuân thủ luân lý nghiêm ngặt của phái Gian-xen [*] phổ biến vào thời đó. Ngài có tài diễn thuyết từ trước khi thụ phong linh mục ngày 2-2-1675. Hai tháng sau, ngài được bầu làm bề trên một tu viện ở Burgundy. Ở đó, ngài đã gặp Thánh Margaret Maria Alacoque. Nhiều năm sau, ngài là linh mục giải tội cho thánh nữ. Rồi ngài được sai tới Anh quốc làm linh mục giải tội cho nữ Công tước York. Ngài rao giảng vừa bằng lời nói vừa bằng gương sống thánh thiện, và ngài đã khiến nhiều người Tin Lành trở lại Công giáo.
Cuối năm 1678, ngài bị bắt vì bị vu khống có dính líu nhóm Titus Oates – nhóm mưu đồ theo chủ nghĩa giáo hoàng (papist plot). Hai ngày sau, ngài bị đưa tới khám King's Bench theo lệnh Hoàng gia Anh, cảnh tù khắc nghiệt khiến sức khỏe ngài giảm sút, dù chỉ 3 tuần, trước khi bị trục xuất về Pháp. Mùa hè năm 1681, ngài trở lại Paray trong tình trạng yếu sức. Ngày 15-2-1682, Chúa Nhật I mùa Chay, ngài bị xuất huyết nặng và qua đời.
Ngày 16-6-1929, ngài được ĐGH Piô XI tuyên chân phước. Năm 1992, ngài được ĐGH Gioan Phaolô II phong hiển thánh.
-----------------------
[*] Jansenism: Thuyết của thần học gia Công giáo Cornelis Jansen (1585–1638), khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người hư hỏng, không thể tốt lành, còn Chúa Kitô chỉ chết cho những người được chọn chứ không chết cho mọi người. Giáo hội Công giáo kết án thuyết này là lạc giáo. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657).
Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20. Thuyết của thần học gia Công giáo Cornelis Jansen (1585–1638), khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người hư hỏng, không thể tốt lành, còn Chúa Kitô chỉ chết cho những người được chọn chứ không chết cho mọi người. Giáo hội Công giáo kết án thuyết này là lạc giáo. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.
Tuesday, February 13, 2024
14/2 – THÁNH CYRILÔ, ĐAN SĨ (827-884), và THÁNH MÊTHÔĐIÔ, GIÁM MỤC (825-869)
Hai anh em Cyrilô sinh năm 827 và Mêthôđiô sinh năm 825 tại Thessalonica, Đông Bắc Hy lạp. Cha của các ngài là một sĩ quan ở Hy lạp, nơi có nhiều người Slavs sinh sống, thế nên hai anh em này trở nên nhà truyền giáo, thầy dạy và vị bảo trợ của dân Slavs. Sau khi học hành giỏi giang, Cyrilô từ chối chức thống đốc khi em trai ngài chấp nhận là những người nói tiếng Slavs. Cyrilôrút về tu viện, nơi em trai Mêthôđiô làm tu sĩ sau vài năm làm thống đốc. Trước đó, Cyrilô được gọi là Constantine đến khi làm tu sĩ không lâu sau khi cha mất.
Sự thay đổi “định mệnh” xảy ra khi Công tước Moravia (ngày nay là Cộng hòa Czech) yêu cầu Hoàng đế Đông phương Michael cho độc lập về chính trị, tách khỏi quyền cai trị của Đức và tự trị Giáo hội vì đã có giáo sĩ và phụng vụ riêng. Cyrilô và Mêthôđiô hiểu sứ vụ truyền giáo của mình.
Công việc đầu tiên của Thánh Cyrilô là sáng tạo bảng mẫu tự, vẫn được dùng trong một số phụng vụ Đông phương. Những người theo ngài có thể thành lập bảng mẫu tự Cyrilô (Cyrillic alphabet), chẳng hạn trong tiếng Nga hiện đại,từ chữ hoa Hy Lạp. Họ cùng dịch Phúc Âm, Thánh Thi, các Thư của Thánh Phaolô và sách phụng vụ sang tiếng Slavs, lập nghi thức Phụng vụ Slavs, lúc đó khác nhiều.
Họ dùng thổ ngữ khi thuyết giảng nên dẫn đến đối lập trong giới giáo sĩ Đức. Đức giám mục không chịu phong chức giám mục và linh mục cho người Slavs. Thánh Cyrilô buộc phải đi Rôma. Trên đường đến Rôma, ngài và Thánh Mêthôđiô vui mừng khi thấy sách phụng vụ mới của hai anh em được ĐGH Adrianô II phê chuẩn. Thánh Cyrilô qua đời tại Rôma.
Thánh Mêthôđiô tiếp tục sứ vụ trong 16 năm nữa. Ngài là khâm sứ tòa thánh (papal legate) cho dân tộc Slavs, được phong chức giám mục và coi sóc một giáo phận mà nay thuộc Cộng hòa Czech. Khi nhiều vùng trong lãnh địa bị mất quyền hạn, các giám mục Bavaria phản hồi bằng cách chống lại thánh Mêthôđiô. Cuối cùng, Hoàng đế Louis người Đức bắt Thánh Mêthôđiô đi đày 3 năm, nhưng được tự do nhờ ĐGH Gioan VIII bảo lãnh.
Giáo sĩ người Frankish tiếp tục cáo trạng, Thánh Mêthôđiô phải đi Rôma để không bị kết tội dị giáo và bảo vệ việc dùng phụng vụ Slavs. Sau đó, ngài được minh oan.
Thời kỳ hoạt động sôi nổi của Thánh Mêthôđiô là dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Slavs trong vòng 8 tháng. Ngài qua đời vào thứ Ba Tuần Thánh, các đệ tử vây quanh, và ngài được an táng tại nhà thờ chính tòa.
Sau khi ngài mất vẫn có những người phản đối, rồi công việc của hai anh em ở Moravia đến hồi kết thúc và các đệ tử của họ tản mác. Nhưng có hiệu quả lợi ích về việc truyền bá các hoạt động tâm linh, phụng vụ và văn hóa của hai anh em sang Bulgaria, Bohemia và Nam Ba Lan. Hai anh em là bổn mạng của Moravia, được tôn kính đặc biệt trong cộng đồng Công giáo ở Cộng hòa Czech, Slovaks, Croatia, kể cả trong Chính Thống giáo ở Serbia và Bulgaria.Thánh Cyrilô và Mêthôđiô là Tông đồ và là cha đẻ của văn chương Slavs, đồng thời là người bảo vệ sự hiệp nhất lâu dài giữa Đông phương và Tây phương. Năm 1980, ĐGH Gioan Phaolô II tôn phong các ngài làm thánh bổn mạng Âu châu (cùng với Thánh Bênêđictô).
Monday, February 12, 2024
13/02/2024
13/2 – THÁNH GILES MARIA GIUSE (1729-1812)
Năm hoàng đế Napoleon Bonaparte đưa quân sang Nga, Giles Maria Giuse nhập Dòng Phanxicô ở thành Naples (Ý quốc).
Giles Francesco sinh ngày 16-12-1729 tại Taranto (Apulia, Ý quốc), trong một gia đình nghèo, mồ côi cha lúc bà 18 tuổi nên Giles phải lo cho gia đình. Ngài nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn (Friars Minor) tại Galatone năm 1754. Suốt 53 năm phục vụ tại Nhà Tế Bần Thánh Paschal ở Naples với nhiều công việc như nấu ăn, khuân vác và thường xuyên nhất là hành khất cho cộng đoàn.
“Hãy yêu mến Chúa” là lời đặc biệt của Giles nói với mọi người khi đi xin thức ăn về cho các tu sĩ và chia sẻ lòng đại lượng với người nghèo – an ủi người gặp khó khăn và thúc giục mọi người sám hối. Lòng bác ái của ngài thể hiện trên các đường phố ở Naples, phát sinh từ lời cầu nguyện và nuôi dưỡng đời sống cộng đồng của các tu sĩ. Những người mà Giles gặp trên đường gọi ngài là “Người An Ủi Thành Naples.” Ngài qua đời ngày 7-2-1812 tại Naples, được ĐGH Leo XIII tuyên chân phước năm 1888, và được ĐGH Gioan Phaolô II tuyên thánh năm 1996. Trong bài giảng lễ tuyên thánh, ĐGH Gioan Phaolô II nói: “Hành trình tâm linh của thánh Giles phản ánh sự khiêm nhường của mầu nhiệm Nhập Thể và sự biếu không của Thánh Thể.”
Sunday, February 11, 2024
12/2 – THÁNH APOLLONIA, TỬ ĐẠO (+ 249)
Cuộc bách hại Kitô giáo bắt đầu thời Alexandria,triều đại hoàng đế Philip. Nạn nhân đầu tiên là một phụ nữ lớn tuổi ngoại giáo tên là Metrius, bị hành hạ và bị ném đá đến chết. Nạn nhân thứ nhì tên là Quinta, một Kitô hữu từ chối tôn thờ các ngẫu tượng, lời bà nói làm những người ngoại giáo tức điên lên, thế là bà bị đánh đập và ném đá.
Trong khi đa số các Kitô hữu trốn khỏi thành phố, bỏ lại tất cả tài sản, một nữ trợ tế bị bắt tên là Apollonia. Đám đông đánh đập bà, đá bà gãy cả răng. Họ đốt đống lửa và dọa ném bà vào nếu không chịu nguyền rủa Thiên Chúa. Bà xin họ chờ một lát, rồi bà hành động như thể bà đang cân nhắc yêu cầu của họ. Bà tự ý nhảy vào lửa chịu tử đạo.
Có nhiều nhà thờ và bàn thờ dâng kính Thánh Apollonia. Bà được đặt làm bổn mạng các nha sĩ. Những người đau răng và những người bị các bệnh về răng thường cầu nguyện với bà. Bà được vẽ với tay cầm chiếc kìm nhổ răng hoặc với một chiếc răng vàng đeo ở cổ. Thánh Augustinô giải thích việc tử đạo tự nguyện của thánh Apollonia là một linh hứng đặc biệt của Chúa Thánh Thần, vì không ai được phép tự gây ra cái chết.
11/2 – ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Ngày 8-12-1854, Thánh GH Piô IX công bố Tín điều Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội qua Tông huấn “Ineffabilis Deus” (Thiên Chúa Bất Khả Ngộ). Hơn ba năm sau, ngày 11-2-1858, một phụ nữ trẻ đã hiện ra với Bernadette Soubirous. Trong lần hiện ra ngày 25-3-1858, phụ nữ này đã xác định: “Ta là Đấng Vô Nhiễm.”
Bernadette là đứa trẻ ốm yếu, có cha mẹ nghèo, nhưng việc sống đức tin của họ luôn sốt sắng. Trong khi bị thẩm vấn, Bernadette đã nói những gì em thấy. Đó là “cái gì đó màu trắng có dáng một cô gái.” Bernadette đã dùng từ “aquero”– đặc ngữ địa phương nghĩa là “điều này.” Đó là “một phụ nữ khá trẻ có chuỗi Mân Côi trên tay.” Chiếc áo trắng có vòng xanh bao quanh, đầu đội khăn trùm trắng. Mỗi bàn chân có một bông hồng vàng. Bernadette cũng ấn tượng với sự thật là phụ nữ này không dùng cách nói bình dân với đại từ “tu” (Pháp ngữ, ngôi thứ hai số ít), mà dùng cách nói trang trọng với đại từ “vous” (Pháp ngữ, ngôi thứ hai số nhiều, nhưng với ý nói số ít).
Trinh nữ khiêm nhường hiện ra với một cô gái khiêm nhường và đối xử đàng hoàng. Qua cô gái khiêm nhường đó, Mẹ Maria đã tái sinh và tiếp tục tái sinh đức tin của hằng triệu người khác. Người ta từ khắp nơi bắt đầu tuôn đến Lộ Đức. Năm 1862, Giáo hội xác nhận tính đích thực của việc hiện ra này và ban phép tôn kính Đức Mẹ Lộ Đức cấp giáo phận. Lễ Đức Mẹ Lộ Đức được mừng kính trên toàn cầu từ năm 1907.