Friday, December 30, 2022

 

Hạnh Các Thánh

31/12/2022

Ngày 31/12

Thánh Giáo Hoàng Sylvester I (285-335)

 

Khi nghĩ đến vị giáo hoàng này chúng ta phải nghĩ đến Sắc Lệnh Milan, sự xuất hiện của Giáo Hội sau những năm tháng trốn tránh trong hang toại đạo, các vương cung thánh đường như Ðền Thánh Gioan Latêranô, Ðền Thánh Phêrô, Công Ðồng Nicea và các biến cố quan trọng. Nhưng hầu hết các biến cố này được hoạch định và xảy ra là nhờ Hoàng Ðế Constantine.

 

Có nhiều truyền thuyết về con người đức giáo hoàng vào thời điểm cực kỳ quan trọng này, nhưng rất ít sự kiện có thể xác định được về phương diện lịch sử. Chúng ta biết chắc là triều đại giáo hoàng của người kéo dài từ năm 314 đến khi người từ trần năm 335. Tìm hiểu ẩn ý của lịch sử, chúng ta biết chắc là không có ai ngoài vị giáo hoàng này là người có thể duy trì sự độc lập cần thiết cho Giáo Hội khi phải đối diện với nhân vật quyền thế là Hoàng Ðế Constantine. Các giám mục thời ấy nói chung vẫn trung thành với Tòa Thánh và có lúc cũng phải xót xa cho Ðức Sylvester vì phải thi hành những chương trình quan trọng của Giáo Hội dưới sự thúc giục của Constantine.

 

Lời Bàn

Khi đối diện với sự chỉ trích, một nhà lãnh đạo cần có sự khiêm tốn và can đảm để có thể nhường bước cho các biến cố xảy ra theo tiến trình của lịch sử, một khi sự khẳng định quyền bính của mình chỉ dẫn đến những căng thẳng và xung đột không cần thiết. Thánh Giáo Hoàng Sylvester đã dạy một bài học quý báu cho các vị lãnh đạo Giáo Hội, các chính trị gia, các bậc làm cha mẹ và những người có thẩm quyền.

 

Lời Trích

Ðể nhấn mạnh đến sự liên tục của Chức Thánh, sách nhật tụng mới đây trong phần tiểu sử các giáo hoàng thường chấm dứt với con số thống kê quan trọng. Về ngày lễ Thánh Sylvester, sách viết: “người chủ tọa bảy lần tấn phong mà trong đó người đã tạo được 42 linh mục, 25 phó tế và 65 giám mục cho một vài giáo phận.” Quả thật, Ðức Thánh Cha là tâm điểm của hệ thống bí tích trong Giáo Hội, là yếu tố cốt yếu cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Thursday, December 29, 2022

 

Hạnh Các Thánh

29/12/2022

29 Tháng Mười Hai

Thánh Tôma Becket
(1118 - 1170)

 

Là một người kiên quyết dù có đôi lúc giao động, nhưng sau đó biết rằng không thể hòa giải với tội lỗi, ngài trở nên một giáo sĩ hăng say, bị tử đạo và được tuyên xưng là thánh -- đó là cuộc đời Thánh Tôma Becket, Tổng Giám Mục của Canterbury, bị giết ngay trong vương cung thánh đường của ngài vào ngày 29-12-1170.

 

 Thánh Tôma sinh ở Luân Ðôn. Ngài theo học ở cả hai trường đại học Luân Ðôn và Ba lê. Sau cái chết của người cha, ngài bị khánh tận, Ðức Tổng Giám Mục Canterbury, là người đã từng sai ngài đến Rôma một vài lần, đã cấp dưỡng và cho ngài theo học giáo luật.

 

Trong khi làm tổng phó tế cho giáo phận Canterbury, vào lúc 36 tuổi ngài được Vua Henry II, là bạn của ngài, chọn làm thủ tướng Anh, là nhân vật quyền thế thứ nhì trong nước, chỉ sau vua. Ngài nổi tiếng vì lối sống xa hoa và phung phí, nhưng khi Vua Henry chọn ngài làm giám mục chính tòa Canterbury thì cuộc đời ngài thay đổi hoàn toàn. Ngài được thụ phong linh mục chỉ một ngày trước khi được tấn phong giám mục. Và ngài quyết liệt thay đổi đời sống bằng sự khổ hạnh. Không bao lâu, ngài đụng độ với vua về vấn đề quyền lợi của Giáo Hội và hàng giáo sĩ.

 

Vua Henry nhất quyết nắm lấy quyền điều khiển Giáo Hội. Có khi, vì cố giữ hòa khí, Ðức Tổng Tôma phải nhượng bộ. Ngài tạm thời chấp nhận Hiến Chương Clarendon, không cho phép giáo sĩ được xét xử bởi một toà án của Giáo Hội và ngăn cản họ không được trực tiếp kháng án lên Rôma. Nhưng sau cùng Ðức Tổng Giám Mục Tôma tẩy chay Hiến Chương này, ngài trốn sang Pháp và sống ở đó trong bảy năm. Khi trở về Anh ngài biết mình sẽ bị chết. Vì ngài từ chối không miễn tội cho các giám mục được vua sủng ái, vua Henry đã tức giận kêu lên, "Không có ai đưa tên giáo sĩ rắc rối này khuất mắt ta hay sao!" Bốn hiệp sĩ đã thể hiện lời nguyện ước của vua, và đã hạ sát Ðức Tổng Giám Mục Tôma ngay trong vương cung thánh đường Canterbury.

 

Chỉ trong vòng ba năm sau, Ðức Tôma được phong thánh và ngôi mộ của ngài trở nên nơi hành hương. Chính Vua Henry II đã ăn năn sám hối tại ngôi mộ Thánh Tôma, nhưng người kế vị là Henry VIII đã chiếm đoạt ngôi mộ ấy và tẩu tán các thánh tích của ngài. Tuy nhiên, Ðức Tôma Becket vẫn là một thánh nhân anh hùng trong lịch sử Giáo Hội cho đến ngày nay.

 

Lời Bàn

Không ai có thể trở nên thánh mà không phải chiến đấu, nhất là với chính bản thân. Thánh Tôma biết ngài phải giữ vững lập trường khi bảo vệ đức tin và quyền lợi Giáo Hội, dù có phải hy sinh mạng sống. Chúng ta cũng phải giữ vững lập trường khi đối diện với những áp lực -- chống với sự bất lương, gian dối, hủy diệt sự sống -- mà hy sinh tham vọng muốn nổi tiếng, muốn đầy đủ tiện nghi, muốn được thăng quan tiến chức và ngay cả muốn giầu của cải.

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Tuesday, December 27, 2022

 

Hạnh Các Thánh

28/12/2022

28 Tháng Mười Hai

Lễ Các Thánh Anh Hài

 

Hêrôđê "Ðại Ðế", là vua xứ Giuđêa nhưng không được dân chúng mến chuộng vì ông làm việc cho đế quốc La Mã và ông rất dửng dưng đối với tôn giáo. Vì lý do đó ông luôn cảm thấy bất an và lo sợ bất cứ đe dọa nào đối với ngai vàng của ông. Ông là một chính trị gia giỏi và là một bạo chúa dám thi hành những việc tàn bạo. Ông giết chính vợ ông, anh của ông và hai người chồng của cô em, đó chỉ là sơ khởi.

 

 Phúc Âm theo Thánh Mátthêu 2:1-18 kể cho chúng ta câu chuyện sau: Hêrôđê "thật bối rối" khi các nhà chiêm tinh đến từ đông phương hỏi về "vị vua mới sinh của người Do Thái," mà họ đã thấy ngôi sao của người. Và các vị chiêm tinh được cho biết trong Sách Thánh Do Thái có đề cập đến Bêlem, là nơi Ðấng Cứu Tinh sẽ chào đời. Một cách xảo quyệt, Hêrôđê dặn họ là hãy báo cho ông biết sau khi tìm thấy vị vua ấy để ông cũng "đến thần phục." Các nhà chiêm tinh đã tìm thấy Hài Nhi Giêsu, họ dâng Ngài các lễ vật, và được thiên thần báo mộng về ý định thâm độc của Hêrôđê và khuyên họ hãy thay đổi lộ trình trên đường về. Sau đó Thánh Gia trốn sang Ai Cập.

 

Hêrôđê vô cùng tức giận và "ra lệnh tàn sát tất cả các con trai từ hai tuổi trở xuống ở Bêlem và vùng phụ cận." Vì Bêlem là một thành phố nhỏ, số trẻ bị giết có lẽ khoảng 20 hay 25. Sự kinh hoàng của việc thảm sát và sự tuyệt vọng của các cha mẹ đã khiến Thánh Mátthêu trích dẫn lời tiên tri Giêrêmia: "Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Raken khóc thương con mình..." (Mt 2:18). Bà Raken là vợ của ông Giacóp. Bà than khóc ở Rama là nơi người Do Thái bị tập trung lại sau khi bị người Assyria bắt làm tù binh.

 

Lời Bàn

Hai mươi trẻ em thì chỉ là số ít, so với sự diệt chủng và sự phá thai trong thời đại chúng ta. Nhưng dù đó chỉ là một người, chúng ta cũng phải nhớ đến tạo vật quý trọng nhất mà Thiên Chúa đã dựng trên mặt đất -- đó là con người, được tiền định để sống đời đời và được chúc phúc nhờ sự chết và sự sống lại của Ðức Giêsu.

 

Lời Trích

"Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự sống ngay cả trước khi chúng con có thể hiểu biết" (Lời Nguyện Trên Lễ Vật, Lễ Các Thánh Anh Hài).

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

 

 


Monday, December 26, 2022

 

Hạnh Các Thánh

27/12/2022

27 Tháng Mười Hai

Thánh Gioan Tông Ðồ

 

Chính Thiên Chúa là người mời gọi, và nhân loại đáp lời. Trong Phúc Âm, lời mời gọi ông Gioan và ông Giacôbê (James), người anh của ông, được bắt đầu rất đơn giản, cũng như lời mời gọi ông Phêrô và Anrê: Ðức Giêsu gọi họ; và họ theo Ngài. Sự đáp ứng mau mắn được miêu tả rõ ràng. Các ông Giacôbê và Gioan "đang ở trên thuyền, cùng với người cha là ông Zêbêđê vá lưới. Ðức Kitô gọi họ, và ngay lập tức họ bỏ thuyền và từ giã người cha mà theo Ngài" (Mátthêu 4:21b-22).

 

 Ðức tin của ba ngư dân -- Phêrô, Giacôbê và Gioan -- đã được phần thưởng, đó là được làm bạn với Ðức Giêsu. Chỉ ba vị này được đặc ân là chứng kiến sự Biến Hình, sự sống lại của con gái ông Giairút, và sự thống khổ trong vườn Giệtsimani của Ðức Giêsu. Nhưng tình bằng hữu của ông Gioan còn đặc biệt hơn nữa. Truyền thống coi ngài là tác giả cuốn Phúc Âm Thứ Tư, dù rằng hầu hết các học giả Kinh Thánh thời nay không cho rằng vị thánh sử và tông đồ này là một.

 

Phúc Âm Thánh Gioan đề cập đến ngài như "người môn đệ được Ðức Giêsu yêu quý" (x. Gioan 13:23; 19:26; 20:2), là người được ngồi cạnh Ðức Giêsu trong bữa Tiệc Ly, và là người được Ðức Giêsu ban cho một vinh dự độc đáo khi đứng dưới chân thánh giá, là được chăm sóc mẹ của Ngài. "Thưa bà, đây là con bà... Ðây là mẹ con" (Gioan 19:26b, 27b).

 

Vì ý tưởng thâm thuý trong Phúc Âm của ngài, Thánh Gioan thường được coi như con đại bàng thần học, cất cánh bay cao trong một vùng mà các thánh sử khác không đề cập đến. Nhưng các cuốn Phúc Âm thật bộc trực ấy cũng tiết lộ một vài nét rất nhân bản. Ðức Giêsu đặt biệt hiệu cho ông Gioan và Giacôbê là "con của sấm sét." Thật khó để hiểu được ý nghĩa chính xác của biệt hiệu này, nhưng chúng ta có thể tìm thấy chút manh mối trong hai biến cố sau.

 

Biến cố thứ nhất, như được Thánh Mátthêu kể lại, bà mẹ của hai ông Giacôbê và Gioan xin cho hai con của bà được ngồi chỗ danh dự trong vương quốc của Ðức Giêsu -- một người bên trái, một người bên phải. Khi Ðức Giêsu hỏi họ có uống được chén mà Ngài sẽ uống và chịu thanh tẩy trong sự đau khổ mà Ngài sẽ phải chịu không, cả hai ông đều vô tư trả lời, "Thưa có!" Ðức Giêsu nói quả thật họ sẽ được chia sẻ chén của Ngài, nhưng việc ngồi bên tả hay bên hữu thì Ngài không có quyền. Ðó là chỗ của những người đã được Chúa Cha dành cho. Các tông đồ khác đã phẫn nộ trước tham vọng sai lầm của người anh em, và trong một dịp khác Ðức Giêsu đã dạy họ về bản chất thực sự của thẩm quyền: "Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người" (Mt 20:27-28).

 

Một dịp khác, những "người con của sấm sét" hỏi Ðức Giêsu rằng họ có thể khiến lửa từ trời xuống thiêu đốt những người Samaritan lạnh nhạt không, vì họ không đón tiếp Ðức Giêsu đang trên đường đến Giêrusalem. Nhưng Ðức Giêsu đã "quay lại và khiển trách họ" (x. Luca 9:51-55).

 

Vào ngày đầu tiên của biến cố Phục Sinh, bà Mađalêna "chạy đến ông Simon Phêrô và người môn đệ mà Ðức Giêsu yêu dấu, và bà bảo họ, 'Người ta đã đem Chúa ra khỏi trong mộ; và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu?" (Gioan 20:2). Gioan nhớ rằng, chính ngài và Phêrô cùng đi cạnh nhau, nhưng "người môn đệ kia chạy nhanh hơn ông Phêrô nên đến mộ trước nhất" (Gioan 20:4b). Ông không bước vào mộ, nhưng đợi ông Phêrô và để ông này vào trước. "Sau đó người môn đệ kia mới bước vào, và ông đã thấy và đã tin" (Gioan 20:8).

 

Sau biến cố Sống Lại, ông Gioan đang ở với ông Phêrô thì phép lạ đầu tiên xảy ra -- chữa một người bị tật từ bẩm sinh -- và việc đó đã khiến hai ông bị cầm tù. Cảm nghiệm kỳ diệu của biến cố Sống Lại có lẽ được diễn tả hay nhất trong sách Công Vụ Tông Ðồ: "Nhận thấy sự dũng cảm của ông Phê-rô và ông Gio-an và biết rằng hai ông là những người bình dân, không có học thức, nên họ rất ngạc nhiên, và họ nhận ra rằng hai ông là những người theo Ðức Giêsu" (CVTÐ 4:13).

 

Thánh Sử Gioan đã viết cuốn Phúc Âm vĩ đại, cũng như các lá thư và Sách Khải Huyền. Cuốn Phúc Âm của ngài là một công trình độc đáo. Ngài nhìn thấy sự vinh hiển và thần thánh của Ðức Giêsu ngay trong các biến cố ở trần gian. Trong bữa Tiệc Ly, ngài diễn tả Ðức Giêsu với những lời phát biểu như thể Ðức Giêsu đã ở thiên đàng. Ðó là cuốn Phúc Âm về sự vinh hiển của Ðức Giêsu.

 

Lời Bàn

Quả thật, đó là một hành trình thật dài để thay đổi từ một người khao khát muốn có uy quyền và muốn sai lửa từ trời xuống thiêu đốt, cho đến một người đã viết những dòng chữ sau: "Phương cách để chúng ta biết được tình yêu là Ngài đã hy sinh mạng sống vì chúng ta; do đó, chúng ta cũng phải hy sinh mạng sống mình vì anh em" (1 Gioan 3:16).

 

Lời Trích

Có câu chuyện người ta thường kể, là "các giáo dân" của Thánh Gioan quá chán chường với bài giảng của ngài vì ngài luôn luôn nhấn mạnh rằng: "Hãy yêu thương nhau." Dù câu chuyện này có thật hay không, đó là nền tảng của văn bút Thánh Gioan. Những gì ngài viết có thể được coi là tóm lược của Phúc Âm: "Chúng ta đã biết và đã tin vào tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu, và ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ" (1 Gioan 4:16).

 

Trích từ NguoiTinHuu.com

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật  Ngày Sinh Nhật Chúa Năm A

 Ngày 25 Tháng 12  Năm 2022

     Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.               

-Ga 1:1-5.9-14



      In the beginning was the Word,  and the Word was with God, and the Word was God.  He was in the beginning with God.  All things came to be through him, and without him nothing came to be.         

- Ga 1:1-5.9-14

 

 

Lời Mời Ơn Gọi. Chương trình cứu chuộc dân Is-ra-el của Thiên Chúa trở nên hoa trái qua sự ra đời cúa Chúa Kit-tô.  Thiên Chúa tiếp tục gọi con người là linh mục đem đến sự hoàn thành ơn cứu độ này.

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời Và

Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

Hãy Gọi 1-800-553-3321



A Call To Vocation:  God’s plan for the salvation of the Israelites comes to fruition with the birth of Christ.  God continues to call men to the priesthood to bring about the completion of this salvation.

Divine Word Missionaries and

Sister Servants of  The Holy Spirit

Call  1-800-553-3321

 

 

 

                        Trách Nhiệm  Chúa Nhật  01 / 01 / 2023                   

             Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

     Ngày Tết Dương Lịch

 

* Giúp Lễ: Nguyễn Thùy Trang, Andrew, Quân

                 Nguyễn Khang, và A. Đinh Diễm.

* Đọc Thông Báo: Ô. Nguyễn Hào.

* B. Đọc I:  Cecilia Trần Thúy.

* Đáp Ca:   Ca Đoàn

* B. Đọc II:  Cecilia Đinh Ngọc

* LN Giáo Dân : Giuse Nguyễn Phong

* Dâng Của Lễ :  Ban Nhà Bếp

* Sóc Rỗ: Nhóm 1:  Hội Các Bà Mẹ

* TTV Thánh Thể:  Anna Nguyễn Quyên, Theresa Trần Thùy, và Lan Đinh.

 

 

Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyện Khải.  Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Bà Huệ, Chị Bùi Én, và Bà Nguyễn Chính.

 

 

Chầu Đầu Tháng 1/ 2023.  Lúc 10:25 Sáng/am Chúa Nhật ngày 1 tháng 1 năm 2023.  Chúng ta hảy đến thờ lạy Chúa và cầu nguyện cho thế giới an bình.   Và dâng năm mới xin Mẹ Maria gìn giữ chúc lành.

 

Về Nhà Cha Trên Trời. 


Được Tin Cha Cố Thomas Vũ Minh Thái đã được Chúa gọi ra khỏi thế gian vào lúc 9:45 Sáng thứ Ba ngày 20/12/2022 Tại Cincinnati.  Cha Hưởng Thọ 98 tuổi.  Cộng đoàn Đức Mẹ La-vang thương tiếc trước sự ra đi của Cha nhưng cũng rất vui mừng vì Cha đã được đi gặp Chúa, Đấng mà Cha đã lấy cả cuộc đời để phục vụ.  Nguyện xin Thiên Chúa yêu thương đầy lòng thương xót cùng Mẹ La Vang đón tiếp Cha vào Nước Hằng Sống để  được chia xẻ phúc vinh quang với Chúa và các thánh muôn đời.  Cộng đoàn hợp lời cầu nguyện với gia đình của Cha và với Anh Chị Trực+Vân cầu nguyện cho Linh hồn của Cha sớm được về hưởng kiến tôn nhan Chúa và an ủi anh chị cùng gia đình trước sự ra đi của Cha Cố.

           Chương trình Viếng Xác

+Thứ Tư ngày 28/12/2022. Từ 3 tới 6:00 chiều.  Lần Chuỗi lúc 6 giờ chiều .

  Chương Trình Thánh Lễ An Táng

+Thứ 5 ngày 29 /12/2022 : Lúc 11:00am.

Tại: St. Peter Catholic Church 125 Barr Street.  Lexington, Ky 40507

 

 

Lớp Học Giáo Lý hôn Nhân.  Không có lớp học hôm nay Chúa nhật 25/12/2022. và không có Lốp học ngày 1/1/2023.  Lớp học sẽ được tiếp tục vào lúc 3:00pm Chúa Nhật ngày 08/01/2023 tại Nhà Xứ.  Hãy đến với lớp học nếu đôi bạn nào định lập gia đình vào năm tới 2023.

 

 

Giúp  Người Đói Có Miếng Ăn.   

Chúa Nhật hôm nay ngày 25/12/2022 là ngày chót Đoàn TNTT thu các Can Food được trợ giúp bởi các nhà hảo tâm mà sẽ được phân phát cho người nghèo đói ăn. Cám ơn tất cả chúng ta cùng nhau chia xẻ thức ăn nuôi người đói ăn.

 

 

Ghi Danh Giúp Vui Văn Nghệ Xuân 2023.  Chị Trần Thúy được chỉ đinh làm Trưởng Ban Văn Nghệ cho Chương Trình Văn Nghê  Vui Xuân Quý Mão 2022 lúc 8:00 PM Tối Thứ  7 ngày 21/1/2023.  Có ban nhạc sống phục vụ.  Ai muốn tham dự buổi giúp vui văn nghệ này, hãy gọi Chị Trần Thúy số 513-208-0674 để ghi danh giúp vui văn nghệ.

 

 

Ủng Hộ Cộng Đoàn-Đặt Mua Bánh Chưng Bánh Tét.  Đầu năm  mới 2023 xắp đến, Cộng đoàn sẽ gói và bán bánh Chưng và Bánh Tét. Bánh  sẽ tiếp tục ra lò theo đặt hàng. Giá ủng hộ 1 bánh chưng $25 và bánh Tét $26. Số Bánh có giới hạn.  Hãy Gọi đặt bánh: Ông Hào 513-646-2160.  Chị Ngọc 513-886-3464. Anh Bảy 859-384-9315.  Chúng ta hãy ủng hộ Bánh Chưng Bánh Tét Công đoàn.

 

 

Những Bàn Tay Thiện Nguyện Giúp Đỡ Nhà Chúa.  Anh Nguyễn Khanh giúp  tân trang các ghế ngồi có hộp chứa sách hát ở trong Nhà Nguyện Đức Mẹ Lộ Đức.  Xin Chúa chúc lành cho gia đình anh.

 

 

Hội Thảo Xây Dựng Ngọn Lửa/ Build Fire Workshops.  Buỗi Hội Thảo ngày trong 2 ngày được tổ chức tại St. Francis of Assisi Catholic Church; 6245 Wilinmington Pike, Centerville, OH, 45459.  Buổi hội thảo này về “Stratergic Planning for Parish Evangelization” /Kế hoạch cho Cuộc Truyền giáo Giáo xứ– cho Thanh niên và người lớn. 

     Những ngày này được tổ chức với mong muốn giúp anh em có kinh nhiệm và bắt đầu để mơ ước về sứ mạng gì và các ảnh hưởng trong rao giảng lời Chúa có thể giống như điều gì, cũng như bàn thảo về một ứng dụng thực tế.  Mọi người giúp Giáo Xứ truyền giáo được mời gọi tham dự.  Lệ phí $15/một ngày. 

-Ngày 1: Thứ 3 ngày 7 tháng 2 từ 9:30 sáng tới 4:30 Trưa.

-Ngày thứ 2:  Thứ 4 ngày 8/2/2023 từ 9:30 sáng tối 4:40 trưa..  Ai muốn tham dự hãy vào mạng Clergy Communitacion để tìm mục này mà ghi danh.  Chương trình chi tiết được đăng trên mạng này để ta biết chi tiết hơn.

 

 

Ũng Hộ Giáo Xứ.  Cô giáo Lisa tặng 102 pounds đường, 9 hộp sữa và 12 quả dứa.  Xin Chúa chúc lành cho gia đình Cô Giáo. 

 

 

Dâng Hoa Giáng Sinh.  Những gia đình giúp tài chánh mua hoa như sau: Anh Chị Trình+Lan $300, Anh Chị Loan+Phú $100, và Anh chị Quý+Lan $100.  Xin Chúa chúc lành cho gia đình. 

 

 

Báo Cáo Tài Chánh CN 18/12/2022

+ Xóc Rổ :                                 $ 1,659

+ Bổng Lễ:                                  $ 250

+ Bán Thức ăn:                          $ 1,503

 

 

Hạnh Các Thánh

26/12/2022

26 Tháng Mười Hai

Thánh Stêphanô
(c. 36?)

 

Những gì chúng ta biết về Thánh Stêphanô thì được viết trong sách Công Vụ Tông Ðồ 6 và 7. Ðiều đó đã đủ để biết về con người của ngài.

 

"Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do-thái theo văn hoá Hy-lạp kêu trách những tín hữu Do-thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi thế, Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: 'Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy thần khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.' Ðề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn ông Stêphanô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh Thần,..." (CVTÐ 6:1-5)

 

Sách Công Vụ kể tiếp Stêphanô là một người đầy ơn sủng và sức mạnh, đã làm nhiều việc phi thường trong dân chúng. Một vài người Do Thái thời ấy, là thành viên của hội đường nhóm nô lệ được giải phóng, tranh luận với Stêphanô nhưng không thể địch nổi sự khôn ngoan và thần khí của ngài. Họ xúi giục người khác lên án ngài là lộng ngôn, xúc phạm đến Thiên Chúa. Ngài bị bắt và bị đưa ra trước Thượng Hội Ðồng.

 

Trong phần trình bày, ngài nhắc lại sự dẫn dắt của Thiên Chúa trong lịch sử dân Do Thái, cũng như việc thờ tà thần và bất tuân phục Thiên Chúa của dân này. Sau đó ngài cho rằng những người bách hại ngài cũng giống như vậy. "Cha ông các ông thế nào, thì các ông cũng vậy" (CVTÐ 7:51b).

 

Lời ngài nói đã làm họ tức giận. "Nhưng [Stêphanô], tràn đầy Thánh Thần, đăm đăm nhìn lên trời và thấy vinh hiển của Thiên Chúa và Ðức Giêsu Kitô đứng bên hữu Thiên Chúa, và thánh nhân nói, 'Kìa, tôi nhìn thấy thiên đàng mở ra và Con Người đang đứng bên hữu Thiên Chúa.'... Họ đưa ngài ra ngoài thành và bắt đầu ném đá ngài... Trong khi họ ném đá ngài, thánh nhân kêu lớn, 'Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con... Lạy Chúa, xin đừng nhớ tội của họ'" (CVTÐ 7:55-56, 58a, 59, 60b).

 

Lời Bàn

Thánh Stêphanô đã chết như Ðức Kitô: bị kết tội cách sai lầm, bị kết án cách bất công vì ngài dám nói lên sự thật. Ngài chết trong khi mắt nhìn lên Thiên Chúa, và với lời xin tha thứ cho kẻ xúc phạm. Một cái chết "sung sướng" lúc nào cũng giống nhau, dù chết âm thầm như Thánh Giuse hay chết đau khổ như Thánh Stêphanô, đó là cái chết với sự can đảm, sự tín thác hoàn toàn và với tình yêu tha thứ.

 

Trích từ NguoiTinHuu.com