Friday, February 9, 2024

 2024

    9/2 – THÁNH GIÊRÔNIMÔ ÊMILIANÔ, LINH MỤC (1481?-1537)

Giêrônimô là một binh sĩ bất cẩn và không có đạo ở thành phố Venice, bị bắt trong một cuộc giao tranh nhỏ tại một thành phố ở tiền đồn và bị xiềng nhốt trong ngục tối. Trong tù Giêrônimô có nhiều thời gian suy nghĩ, dần dần ngài biết cầu nguyện. Khi thoát tù, ngài trở về Venice dạy học cho mấy đứa cháu, và ngài bắt đầu được học làm linh mục.

Những năm sau khi thụ phong linh mục, nhiều sự kiện khiến Giêrônimô phải quyết định sống đời sống mới. Bệnh dịch và nạn đói hoành hành miền Bắc Ý. Ngài bắt đầu chăm sóc các bệnh nhân và cho người đói có thức ăn bằng chính tiền riêng của mình. Trong khi phục vụ bệnh nhân và người nghèo, ngài quyết định dành tất cả cho người khác, đặc biệt là cho các trẻ mồ côi. Ngài thành lập ba cô nhi viện, một nhà mở cho những gái điếm hối lỗi và một bệnh viện.

Khoảng năm 1532, ngài và hai linh mục khác thành lập một hội dòng chuyên chăm sóc trẻ mồ côi và giáo dục giới trẻ. Ngài qua đời năm 1537 vì lây bệnh khi chăm sóc bệnh nhân. Ngài được tuyên thánh năm 1767. Năm 1928, ĐGH Piô Xl đặt ngài làm thánh bổn mạng các trẻ mồ côi và các trẻ bị bỏ rơi.

 

 

Wednesday, February 7, 2024

 /2 – THÁNH GIÔSÊPHINA BAKHITA, TRINH NỮ (khoảng 1868-1947)

Giôsêphina Bakhita là một nô lệ trong nhiều năm nhưng tinh thần của bà luôn tự do và thanh thản. Giôsêphina sinh tại Olgossa (Darfur, Nam Sudan), bị bắt cóc lúc 7 tuổi, bị bán làm nô lệ và được đặt tên là Bakhita – nghĩa là “vận may.” Bakhita bị bán đi bán lại vài lần, cuối cùng là năm 1883, bà bị bán cho Callisto Legnani, lãnh sự Ý ở Khartoum, Sudan.

Hai năm sau,Callisto đưa Bakhita sang Ý và giao cho bạn ông ta là Augusto Michieli. Bakhita giữ con cho Mimmina Michieli, rồi Bakhita cùng Mimmina đến Trường Tân Tòng (Institute of the Catechumens) ở Venice, do các nữ tu Canossa điều hành. Khi Mimmina đang học, Bakhita cảm thấy muốn theo đạo Công giáo. Và rồi Bakhita được rửa tội và thêm sức năm 1890, có tên là Giôsêphina. Khi gia đình Michieli trở về từ Phi châu, họ muốn đem Mimmina và Giôsêphina về với họ, Giôsêphina không chịu đi. Trong khi tìm cách kiện tụng, các nữ tu Canossa và thị trưởng Venice can thiệp giúp Giôsêphina. Thẩm phán kết luận rằng việc buôn bán nô lệ ở Ý là bất hợp pháp, và Giôsêphina được tự do từ năm 1885.

Giôsêphina vào Dòng Thánh Mađalêna Canossa năm 1893, ba năm sau bà được tuyên khấn. Năm 1902, bà được thuyên chuyển tới thành phố Schio (Đông Bắc Verona), ở đây bà giúp nhà dòng nấu ăn, may vá, thêu thùa và đón khách. Bà được trẻ em và dân địa phương quý mến. Có lần bà nói với họ: “Hãy sống tốt, hãy yêu mến Chúa, hãy cầu nguyện cho những người chưa nhận biết Chúa. Được biết Chúa là một hồng ân cao cả!”

Án tuyên chân phước cho bà bắt đầu mở từ năm 1959. Mãi đến năm 1992, bà mới được Thánh GH Gioan Phaolô II tuyên chân phước, và được tuyên thánh vào năm 2000.

 

 

 

Tuesday, February 6, 2024

 7/2 – THÁNH COLETTE, TRINH NỮ (1381-1447)

Colette không tìm sự nổi tiếng, nhưng vì làm theo Ý Chúa mà bà được chú ý nhiều.Colette sinh tại Corbie (Pháp quốc). Lúc 21 tuổi, bà giữ Luật Dòng Ba (Third Order Rule) và trở thành nữ ẩn sĩ (anchoress), chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường và đến nhà thờ.

Sau 4 năm cầu nguyện và đền tội, bà không ở trong phòng nữa. Được ĐGH chuẩn y và khuyến khích, bà nhập Dòng Thánh Clara khó nghèo và tái giới thiệu Tu Luật Thánh Clara ở 17 tu viện mà bà đã thành lập. Các nữ tu nổi tiếng sống đức khó nghèo, họ từ khước bất kỳ thu nhập nào, và nổi tiếng sống chay tịnh. Phong trào cải cách của Thánh Colette lan rộng tới các quốc gia khác và vẫn phát triển tới ngày nay. Bà được phong hiển thánh năm 1807.

 

 

Monday, February 5, 2024

 2024

   

6/2 – THÁNH PHAOLÔ MIKI và CÁC BẠN TỬ ĐẠO (+ 1597)

Thành phố Nagasaki, Nhật Bản, quen với người Mỹ vì đó là thành phố bị thả trái bom nguyên tử thứ hai, có hằng trăm ngàn người tử vong. Có 26 vị tử đạo của Nhật bị đóng đinh trên một ngọn đồi, ngày nay gọi là Núi Thánh, nhìn ra thành phố Nagasaki. Trong số các vị tử đạo có các linh mục, các tu sĩ Dòng Phanxicô, các tu sĩ Dòng Tên, các giáo dân, các giáo lý viên, các bác sĩ, cả người già lẫn trẻ em vô tội. Tất cả hiệp thông trong một niềm tin yêu vì Chúa Giêsu và Giáo hội Công giáo.

Thánh Phaolô Miki, tu sĩ Dòng Tên và dân bản xứ, được biết đến nhiều nhất trong số các vị tử đạo của Nhật Bản. Khi bị treo trên thập giá, Thánh Phaolô Miki nói với những người tụ họp quanh đó về việc thi hành án tử: “Lời kết án nói những người này từ Philippine đến Nhật, nhưng tôi không từ nước khác đến. Tôi là người Nhật đích thực. Lý do duy nhất tôi bị án tử là tôi đã dạy giáo lý của Đức Kitô. Chắc chắn tôi đã dạy giáo lý của Ngài. Tôi tạ ơn Chúa vì lý do đó mà tôi phải chết. Tôi tin tôi đang nói thật trước khi tôi chết. Tôi biết quý vị tin tôi, tôi muốn nói lại rằng hãy xin Đức Kitô giúp quý vị vượt qua và được hạnh phúc. Tôi vâng lời Đức Kitô. Noi gương Ngài, tôi tha thứ cho những người xử tử tôi. Tôi không ghét họ. Tôi cầu xin Chúa thương xót họ, và tôi hy vọng máu của tôi sẽ đổ trên các bạn của tôi như mưa nguồn sinh hoa kết trái.”

Khi các nhà truyền giáo trở lại Nhật Bản hồi thập niên 1860, họ không còn thấy dấu vết gì về Kitô giáo. Nhưng sau khi lập giáo đoàn, họ thấy có hằng ngàn tín hữu sống khắp Nagasaki vẫn âm thầm giữ đức tin. Thánh Phaolô Miki và các vị tử đạo được tôn tuyên chân phước năm 1627, rồi được tôn phong hiển thánh năm 1862.

 

Sunday, February 4, 2024

 2 – Thánh Agatha, Trinh nữ Tử đạo (qua đời năm 251?)

 

       Cũng như trường hợp thánh Anê, một trinh nữ tử đạo thời Giáo hội sơ khai, lịch sử hầu như không có gì chắc chắn về vị thánh này ngoại trừ biết thánh nhân tử đạo ở Sicily trong thời kỳ hoàng đế Decius bách hại năm 251.

 

       Thánh Agatha, cũng như thánh Anê, bị bắt vì là Kitô hữu, bị hành hạ và bị giam trong nhà thổ để bị hành hạ. Thánh nhân được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, sau đó thánh nhân bị giết.

 

       Thánh Agatha được đặt làm thánh bổn mạng của vùng Palermo và Catania. Một năm sau khi bà qua đời, núi lửa Etna được coi là có sự can thiệp của thánh nhân. Kết quả là người ta tiếp tục cầu xin thánh nhân che chở khỏi bị lửa thiêu đốt.

 

    Trầm Thiên Thu dịch