Saturday, November 4, 2023

 5 Tháng Mười Một

Vị Ðáng Kính Solanus Casey
(1870-1957)

 

Barney Casey là một linh mục nổi tiếng ở Detroit, Hoa Kỳ, dù rằng ngài không được phép giảng và giải tội!

 

 Barney xuất thân từ một gia đình ở Oak Grove, tiểu bang Wisconsin. Khi 21 tuổi, và sau khi đã trải qua các công việc sinh nhai như đốn củi, giúp việc ở bệnh viện, tài xế xe công cộng và cai tù, ngài gia nhập Chủng Viện Phanxicô ở Milwaukee -- nhưng không theo đuổi nổi vì việc học quá khó khăn đối với ngài. Ðến năm 1896, ngài gia nhập dòng Capuchin ở Detroit, lấy tên là Solanus. Một lần nữa, ngài phải vất vả với việc học.

 

Ngày 24-7-1904, ngài được thụ phong linh mục, nhưng vì kiến thức thần học được coi là quá yếu nên Cha Solanus không được phép giảng và nghe xưng tội. Một tu sĩ Capuchin biết rõ về ngài cho biết sự ngăn cấm khó chịu đó "đã khiến ngài trở nên cao cả và thánh thiện." Trong 14 năm làm người gác cổng và dọn lễ ở Yonkers, Nữu Ước, dân chúng nhận ra tài ăn nói của ngài.

 

James Derum, người viết tiểu sử của ngài cho biết, "Dù ngài bị cấm không được giảng dạy về tín lý, nhưng ngài có thể xuất khẩu những tư tưởng mà các cha Capuchin gọi là feverino". Nhiệt huyết tinh thần của ngài đã khiến người nghe phải kinh ngạc.

 

Cha Solanus phục vụ tại các giáo xứ ở Manhattan và Harlem trước khi trở về Detroit, là nơi ngài giữ việc gác cổng và dọn lễ trong vòng 20 năm ở Tu Viện Thánh Bonaventura. Mỗi chiều thứ Tư hàng tuần ngài thi hành công việc mục vụ cho các người bệnh. Một cộng tác viên cho biết, trung bình từ 150 đến 200 người chờ đợi Cha Solanus ở văn phòng. Hầu hết người ta đến để xin cha ban phép lành, và khoảng 40 đến 50 người xin lời khuyên bảo của cha. Nhiều người coi ngài là một khí cụ của Thiên Chúa trong việc chữa lành và nhiều ơn khác. Họ nhận thấy sức mạnh của sự cầu nguyện của ngài, một người có đức tin mạnh mẽ.

 

Những lời Cha Solanus chia sẻ về Thiên Chúa đã khích động các người nghe. Câu nói phổ thông của ngài là "Hãy chúc tụng Thiên Chúa vì tất cả những công trình của Người."

 

Nhiều bạn hữu của Cha Solanus đã giúp dòng Capuchin mở nhà phát chẩn cho người nghèo trong thời kỳ Ðại Khủng Hoảng. Và cho đến ngày nay sinh hoạt đó vẫn tiếp tục.

 

Vào năm 1946, vì sức khỏe yếu kém, Cha Solanus được thuyên chuyển về đệ tử viện Capuchin ở Huntington, bang Indiana, là nơi ngài sống cho đến năm 1956. Ngài từ trần ngày 31-7-1957 tại bệnh viện ở Detroit. Lời cuối cùng ngài thốt lên là: "Con phó linh hồn con cho Chúa." Người ta ước lượng khoảng 20,000 người đã đến viếng thi hài của ngài trước khi được mai táng trong nhà thờ Thánh Bonaventura ở Detroit.

 

Vào năm 1960, một tổ chức lấy tên Cha Solanus được thành lập ở Detroit để giúp đỡ chủng viện Capuchin. Vào năm 1967 tổ chức này có đến 5,000 hội viên - mà nhiều người đã từng được ngài khuyên bảo cũng như an ủi. Ngài được tuyên xưng Ðáng Kính vào năm 1995.

Lời Bàn

James Patrick Derum, người viết tiểu sử Cha Solanus nói rằng ngài kiệt quệ vì gánh nặng của những người ngài phục vụ. "Ðã từ lâu, ngài hiểu rõ chân lý của lời Ðức Kitô là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân hệ tại ở hành động. Sống chân lý này một cách nhiệt thành và liên tục đã khiến ngài trở nên một con người tự do về tinh thần -- không bị nô lệ bởi những đam mê, bởi cái tôi, bởi lạc thú, và bởi sự than van -- để tự do phục vụ Thiên Chúa và đồng loại" (Người Giữ Cửa Nhà Thờ Thánh Bonaventura, trang 199).

Lời Trích

Trong một lá thư gửi cho người em là Cha Maurice Casey khi làm việc trong một bệnh xá gần Baltimore và cảm thấy khó chịu với vị tuyên uý nhà thương này, Cha Solanus viết: "Thiên Chúa đã có thể thiết lập Giáo Hội với sự trông coi của các thiên thần để không có gì sai trái hay khiếm khuyết. Nhưng Giáo Hội, như hiện nay, bao gồm và dưới sự trông coi của những người tội lỗi tầm thường -- kế vị 'người đánh cá tầm thường ở Galilê' -- thì ai có thể hồ nghi rằng, chính Giáo Hội là một phép lạ vĩ đại?"



Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, November 1, 2023

 2 Tháng Mười Một

Lễ Cầu Cho Các Linh Hồn

 

Ngay từ thời tiên khởi, Giáo Hội đã khuyến khích chúng ta cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái. Thánh Augustine viết, "Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ." Tuy nhiên, các nghi thức cầu cho người chết có tính cách dị đoan thời tiền-Kitô Giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi mãi cho đến đầu thời Trung Cổ, nhờ các dòng ẩn tu có thói quen cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời hàng năm thì một nghi thức phụng vụ cầu cho người chết mới được thiết lập.

 

Vào giữa thế kỷ 11, Thánh Odilo, Tu Viện Trưởng dòng Cluny, ra lệnh rằng mọi tu viện dòng Cluny phải cầu nguyện đặc biệt và hát kinh Nhật Tụng cầu cho người chết vào ngày 2 tháng Mười Một, ngay sau lễ Các Thánh. Truyền thống này được lan rộng và sau cùng được Giáo Hội chấp nhận đưa vào niên lịch Công Giáo La Mã.

 

Ý nghĩa thần học làm nền tảng cho ngày lễ này là sự thừa nhận bản tính yếu đuối của con người. Vì ít có ai đạt được một đời sống trọn hảo, mà hầu hết đã chết đi với vết tích tội lỗi, do đó cần có thời gian thanh tẩy trước khi linh hồn ấy được đối diện với Thiên Chúa. Công Ðồng Triđentinô xác nhận có luyện tội và nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết.

 

Sự dị đoan vẫn còn dính dấp đến ngày lễ này. Thời trung cổ người ta tin rằng các linh hồn trong luyện tội có thể xuất hiện vào ngày lễ này dưới hình thức các phù thủy, con cóc hay ma trơi. Và họ đem thức ăn ra ngoài mộ để yên ủi người chết.

 

Tuy nhiên việc cử hành lễ với tính cách tôn giáo vẫn trổi vượt. Người ta tổ chức đọc kinh cầu nguyện ở nghĩa trang hay đi thăm mộ người thân yêu đã qua đời và quét dọn, trang hoàng với nến và hoa.

 

Lời Bàn

 

Có nên cầu nguyện cho người chết hay không là một tranh luận lớn khiến chia cắt Kitô Giáo. Vì sự lạm dụng ơn xá trong Giáo Hội thời ấy nên Luther đã tẩy chay quan niệm luyêän tội. Tuy nhiên, đối với chúng ta, cầu cho người thân yêu là một phương cách nối liền với người chết. Qua lời cầu nguyện, chúng ta cùng đứng với những người thân yêu, dù còn sống hay đã ra đi trước chúng ta, để dâng lời cầu xin lên Thiên Chúa.

 

Lời Trích

 

"Chúng ta không thể coi luyện tội là một nhà tù đầy lửa cận kề với hỏa ngục--hoặc ngay cả 'một thời gian ngắn của hỏa ngục.' Thật phạm thượng khi nghĩ rằng đó là một nơi chốn mà Thiên Chúa bủn xỉn đang bòn rút từng chút thân xác... Thánh Catherine ở Genoa, vị huyền nhiệm của thế kỷ 15, viết rằng 'lửa' luyện tội là tình yêu Thiên Chúa 'nung nấu' trong linh hồn đến nỗi, sau cùng, toàn thể linh hồn ấy bừng cháy lên. Ðó là sự đau khổ của lòng khao khát muốn được xứng đáng với Ðấng được coi là đáng yêu quý vô cùng, họ đau khổ vì nỗi mơ ước được kết hợp đã cầm chắc trong tay, nhưng lại chưa được hưởng thật trọn vẹn"(Leonard Foley, O.F.M., Tin Chúa Giêsu).



Trích từ NguoiTinHuu.com

Tuesday, October 31, 2023

 1 Tháng Mười Một

Lễ Các Thánh

 

Ngày lễ đầu tiên trong lịch sử để vinh danh các thánh là ngày tưởng niệm "các vị tử đạo" được cử hành vào đầu thế kỷ thứ tư. Vào đầu thế kỷ thứ bảy, sau làn sóng trộm cắp đột nhập các hang toại đạo, Ðức Giáo Hoàng Boniface IV đã cho thu lượm khoảng 28 toa đầy những hài cốt và chôn cất lại bên trong đền Pantheon, là đền thờ các thần của người La Mã, và ngài thánh hiến đền thờ này như một đền thờ Kitô Giáo. Theo sử gia của Giáo Hội là Bede Ðáng Kính, đức giáo hoàng có ý định rằng "việc tưởng nhớ các thánh trong tương lai có thể thay cho việc thờ phượng mà trước đây không được dành cho thần thánh nhưng thờ ma quỷ" (Về Việc Tính Toán Thời Giờ)

 

Nhưng việc thánh hiến đền Pantheon, cũng như ngày kính nhớ đầu tiên các vị tử đạo xảy ra vào tháng Năm. Nhiều Giáo Hội Ðông Phương vẫn kính nhớ các thánh vào mùa xuân, hoặc trong mùa Phục Sinh hoặc ngay sau lễ Hiện Xuống.

 

Tại sao Giáo Hội Tây Phương cử hành lễ này vào tháng Mười Một thì không ai hiểu. Người ta chỉ biết vào năm 800, thần học gia Alcuin người Anglo-Saxon cử hành lễ này vào ngày 1 tháng Mười Một, và người bạn của ông là Arno, Giám Mục của Salzburg cũng theo như vậy. Sau cùng, trong thế kỷ chứ chín, Giáo Hội La Mã đã chấp thuận ngày lễ này.

 

Lời Bàn

 

Ðầu tiên lễ này để kính nhớ các vị tử đạo. Sau này, khi Kitô Hữu được tự do tín ngưỡng, Giáo Hội đã dùng ngày lễ này để tỏ lòng kính trọng những người thánh thiện. Vào các thế kỷ đầu tiên, được coi là thánh thì chỉ cần một tiêu chuẩn là được nhiều người công nhận, ngay cả việc chấp thuận của vị giám mục cũng được coi là bước sau cùng để đưa vào niên lịch Giáo Hội. Việc phong thánh bởi đức giáo hoàng lần đầu tiên xảy ra vào năm 973; ngày nay việc phong thánh đòi hỏi cả một tiến trình lâu dài để chứng minh các đức tính thánh thiện. Bây giờ, lễ các thánh để kính nhớ các vị thánh vô danh cũng như nổi danh.

 

Lời Trích

 

"Sau đó, tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế...

[Một trong các kỳ mục] bảo tôi: "Họ là những người sống sót sau thời gian thử thách lớn lao; họ đã giặt sạch và tẩy áo mình tinh nguyên trong máu Con Chiên.'" (Khải Huyền 7:9, 14).



Trích từ NguoiTinHuu.com

Monday, October 30, 2023

 31 tháng 10

Thánh Wolfgang ở Regensburg
(924-994)

 

Thánh Wolfgang sinh ở Swabia, nước Ðức, và theo học tại một trường gần tu viện Reichenau. Ở đó ngài gặp Henry, một nhà quý tộc trẻ mà sau này là Ðức Tổng Giám Mục của Trier. Từ đó trở đi, Wolfgang tiếp tục liên lạc với đức tổng giám mục, dạy giáo lý trong trường của giáo phận và hỗ trợ đức tổng trong việc cải cách hàng giáo sĩ.

 

Khi Đức Tổng từ trần, Wolfgang quyết định trở thành một tu sĩ dòng Biển Ðức và di chuyển đến một tu viện ở Einsiedeln, bây giờ thuộc Thụy Ðiển. Ngài được bổ nhiệm làm giám đốc trường đệ tử của nhà dòng và sau khi thụ phong linh mục, cùng với một số tu sĩ, ngài sang Hung Gia Lợi để truyền giáo cho người Magyar, nhưng mới được một năm, Hoàng Ðế Otto II đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục của Regensburg (gần Munich). Ngay lập tức ngài bắt đầu việc cải tổ hàng giáo sĩ, hồi phục quy luật tu viện, cổ võ việc giáo dục, ngài hăng say rao giảng và đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt ngài nổi tiếng về lòng bác ái đối với người nghèo. Dù là giám mục, ngài vẫn mặc y phục của một tu sĩ dòng và sống khắc khổ.

 

Khao khát của ngài là sống thầm lặng trong tu viện để chiêm niệm, nhưng trách nhiệm của một giám mục đã không cho phép, ngoài ra ngài còn là thầy dạy tư của Hoàng Ðế Henry II khi còn nhỏ. Vào năm 994, sau một cuộc hành trình ngài bị lâm trọng bệnh và từ trần ở Puppingen, gần Linz, nước A¨o. Lễ giỗ của ngài được cử mừng một cách rộng rãi trong hầu hết các quốc gia trung Âu Châu. Ngài được phong thánh năm 1052.



Trích từ NguoiTinHuu.com

LỜI CHÚA HÔM NAY

Chúa Nhật 30 Thường Niên Năm A Ngày 29 Tháng 10 Năm 2023 


 “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình..” 

 -Mt 22:34-40 



 "You shall love the Lord, your God, with all your heart, with all your soul, and with all your mind. This is the greatest and the first commandment. The second is like it: You shall love your neighbor as yourself. 

- Mt 22:34-40

 Lời Mời Ơn Gọi :

 “Anh em đã từ bỏ ngẫu tượng để phụng sự Thiên Chúa hằng sống và chân thật.” Hãy loại bỏ các ngụy thần trong đời sống đã ngăn cản anh em phụng sự một Thiên Chúa thật. 

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

 Hãy Gọi 1-800-553-3321 





A Call To Vocation. 

“You turned from idols to serve the living and true God.” Destroy the false gods in your life which prevent you from serving the one true God. 

Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit 

 Call 1-800-553-3321

 Trách Nhiệm Chúa Nhật 31 Thường Niên Ngày 05/11/2023 Năm A 

 * Đọc Thông Báo. Ông Nguyễn Hào

* Giúp Lễ: Nguyễn Khang, Nguyễn Thùy Trang, và Nguyễn Josh & A. Đinh Diễm. 

* B. Đọc I: A, Vũ Đức

* Đáp Ca: Ca Đoàn 

* B. Đọc II: C. Thúy Vy 

* LN Giáo Dân và *Dâng Của Lễ: khu 4

 * Sóc Rổ : Nhóm 1: Các Bà Mẹ. 

* TTV Thánh Thể: Giuse Đinh Trung, Matine Vũ Khôi , Đa Minh Cao Lợi. 

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn.

 Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyễn Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải (đang ở Cali), Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), và Ông Phạm Phú Hộ.

 Về Nhà Cha.



Nhận tin Ông Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Quý, thân phụ của Anh Nguyễn Văn Bình+ Phương, đã được Chúa gọi ra khỏi đời này về Nhà Cha vào lúc 6 giờ sáng thứ Bảy ngày 28 tháng 10 năm 2023. Thọ 81 tuổi. Cộng đoàn hợp lời cầu nguyện và tiếc thương với Anh Bình và toàn gia trước sự ra đi của Ông. Nguyện cho linh hồn Phan xi cô được mau hưởng thánh Nhan Chúa. Amen.

 Chương Trình Giáo Lý Người Lớn 2023-2024. 

Có Chị Phạm Thị Yến Nhi đang tham dự khóa học với người chồng tương lai. Ông Nguyễn Từ hướng dẫn lớp học. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chị được ơn đức tin để tin Chúa trong đời mà yêu mến và thờ phượng.

 Tin Giáo Lý Hôn Nhân.

 Chúa Nhật hôm nay ngày 15/10/2023 có lớp vào lúc 3:00pm. Hiện có một đôi tham dự lớp quý danh là Anh Bùi Quang Trưởng và Chị Lê Thị Bích Thủy. Chúng ta hãy cầu nguyện cho đôi này.

 Bảo Vệ Đời Sống và Nhân Vị Con Người.




 Chống lại Issue 1 của Cuộc bầu cử tháng 11 Sắp Tới. Chĩ còn 10 ngày nữa thôi, toàn thể Nước Mỹ sẽ bước vào Ngày Bầu Cử đó là Thứ Ba ngày 7 tháng 11 năm 2023. Hãy cầu nguyện cho ngày bầu cử này và mọi người chúng ta có quyền Công dân hãy triệt để tham gia đi bỏ phiếu gói tiếng nói người dân của chúng ta. Trong ngày bầu cử này, có một luật muốn tước quyền cha mẹ đối với con cái mình và chống lại sự sống. Luật đó được gọi là Issue 1. Hãy bỏ PHIẾU NO cho Issue 1 này. Luật này nghịch lại với luật Chúa và Hội Thánh mà người Công giáo chúng ta buộc phải tuân theo. Vậy chúng ta hãy nhắc nhở rủ nhau đi đầu phiếu vào ngày này.

 Tin Nhóm Trẻ. 

Các bạn trẻ nào thuộc Cộng đoàn muốn tham gia làm việc bác ái vào tháng 11 sắp tới mà chưa ghi danh vào Nhóm Trẻ Cộng Đoàn hãy đến với Nhóm Trẻ đề cùng nhau sinh hoạt làm việc bác ái xã hội. Hãy gọi cho Anh Nguyễn Phương Thành số 513-805-2384

 Tin Ban Kiết Thiết. 

Chung tay tu sửa Nhà Chúa. Nhà Chúa có rất nhiều việc để làm. Vì thế rất cần tới các bàn tay khối óc và tài năng của mỗi người chúng ta để làm Nhà Chúa và các cơ sở nhà Chúa được đẹp đẽ khang trang. Trong Chúa Nhật vừa qua sau Thánh Lễ, các anh em sau đây đã đến tiếp tục sửa chữa cửa nhà thờ và tu sửa bờ tường cuối nhà thờ đã bị ẫm ướt làm loang lỗ vì vài mái ngói đã bị bể mà đã được sửa chữa trong vài tháng qua: Anh Huy, Anh Trường, Anh Phát, Anh Lộc, Anh Trinh, Anh Phong. Và Anh Đức Thành. Xin Chúa chúc lành cho các anh em.

 Mừng Đại Lễ Các Thánh. 

Mỗi năm tới ngày 1 tháng 11, Hội Thánh mời gọi chúng ta hội về Nhà Chúa để cùng nhau Mừng Đại Lễ Các Thánh đang hưởng phúc vinh quang trong Nước Chúa. Công đoàn chúng ta sẽ có Phụng Vu Đại Lễ long trọng vào Thứ Tư ngày 1 Tháng 11 như sau: - 7:30 Tối Đọc Kinh - 8:00 Tối. Thánh Lễ Thân mời tất cả tới tham dự.

 Ngày Lễ Cầu Cho Các Đẳng Linh Hồn.

 Thứ 5 ngày 2 tháng 11, Hội Thánh mời gọi chúng ta tham dự Thánh Lễ để cầu nguyện cho các đẳng linh hồn đã qua đời mau được vào hưởng kiến thánh nhan Chúa trong Nước Chúa. Trong số các linh hồn này đang còn ở trong Luyện tội có thể có các linh hồn ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, bà con họ hàng, và bạn bè chúng ta đã qua đời trong những ngày tháng qua. Ngoài ra, Tháng 11 là tháng các linh hồn. Chúng ta hãy đặc biệt chuyên cần hy sinh, cầu nguyện, tham dự các Thánh Lễ và làm việc lành phúc đức để chỉ cho các linh hồn, hầu họ mau được siêu thoát vào trong Nước Chúa nghỉ yên muồn đời. Cộng đoàn chúng ta sẽ có Thánh lễ vào lúc 8:00 tối thứ Năm ngày 2 tháng 11. Trước đó sẽ họp nhau lần hạt vào lúc 7:30 Tối. Chúng ta hãy đến tham dự.

 Sóc Rổ Lần 2.

 Một sóc rổ lần 2 trong các thánh lễ Chúa Nhật ngày 5 tháng 11 nằm 2023 để trợ giúp những người lính. Chúng ta hảy cầu nguyện cho họ và rộng tay trợ giúp.

 Cám Ơn. 

Cố Ruyễn giúp làm mọc bán hàng tuần, Chị Uyên giúp làm thức ăn cho nhà thờ bán. Chị Thùy +Yên giúp nấu phở Chúa Nhật bán tuần qua. Chị Niki tặng thức ăn cho nhà thờ bán. Hội Các Bà Mẹ ũng hộ nhà bếp mỗi tháng $100. Diễm+ Ngọc tặng nhà bếp $100. AC Việt+ Nhàn tặng nhà bếp 260 chả giò.

 Báo Cáo Tài Chánh CN 22/10/2023

 + Xóc Rổ: $1.925

 + Bổng Lễ: $1.040 

 + Bán Thực Phẩm: $1.519 

 + Giúp Truyền Giáo: $1.411

Sunday, October 29, 2023

 30/10/2023

30 tháng 10

Thánh An-phông-sô Rodriguez
(1532 -1617)

 

An-phông-sô sinh ở Segovia, Tây Ban Nha, con của một người buôn bán len sợi giầu có. Khi còn nhỏ, An-phông-sô thường gặp Cha Phêrô Favre (sau này là chân phước) và một linh mục dòng Tên khác, họ là những người thường tạm trú qua đêm ở nhà người cha ruột của An-phông-sô. Dần dà, chính Cha Phêrô Favre là người đã chuẩn bị cho An-phông-sô rước lễ lần đầu.

 

 Vào lúc 14 tuổi, cùng với người anh, An-phông-sô được theo học với các linh mục dòng Tên, nhưng chưa được một năm sau, hai anh em được gọi về nhà để giúp trông coi cơ sở thương mại của gia đình sau cái chết bất ngờ của người cha. Vào lúc 23 tuổi, một mình An-phông-sô trông coi cơ sở buôn bán tơ sợi và, vài năm sau đó ngài lập gia đình và được một trai hai gái.

 

Khi kỹ nghệ tơ sợi xuống dốc thê thảm, nhiều thảm kịch cũng xảy đến cho An-phông-sô qua những cái chết bất ngờ của hai cô con gái, của vợ và của mẹ trong vòng ba năm liên tiếp. Sau khi bán hết cơ sở thương mại, An-phông-sô ngưng hoạt động, về sống với hai cô em gái và đứa con trai nhỏ. Chính trong quãng thời gian này An-phông-sô học được cách cầu nguyện và chiêm niệm từ hai cô em. Ngài thường xuyên lãnh nhận bí tích Hòa Giải và Thánh Thể, và sống một đời khổ hạnh. Khi đứa con trai từ trần, An-phông-sô, giờ đã gần 40 tuổi, quyết định gia nhập dòng Tên và tìm mọi cách để được thu nhận vào dòng ở Segovia. Vì cao tuổi, sức khỏe yếu kém và thiếu nền tảng học vấn nên khó cho ngài được thu nhận vào đời sống tu trì, nhưng An-phông-sô rất kiên nhẫn, ngài trở lại trường học tiếng Latinh. Sau cùng, cha bề trên đồng ý nhận An-phông-sô làm thầy trợ sĩ. Sáu tháng sau, ngài đến làm việc ở trường dòng Tên ở Majorca. Ở đây ngài giữ việc gác cửa.

 

Trong vòng 45 năm kế đó, thầy An-phông-sô trung thành với nhiệm vụ của mình trong khi dành thời giờ để cầu nguyện và chiêm niệm. Ngài nổi tiếng về sự vâng phục và hãm mình, cũng như sùng kính Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Một linh mục dòng Tên phải kêu lên, "Thầy đó không phải là một người bình thường -- thầy là một thiên thần!" Các giáo sĩ, giới trưởng giả, giới chuyên nghiệp, giới thương mại cũng như người nghèo tìm đến ngài để xin hướng dẫn tâm linh. Một trong những người ấy là Cha Phêrô Claver, sau này được phong thánh và là vị Tông Ðồ của Người Nô Lệ Da Ðen.

 

Trong những năm cuối đời, thầy An-phông-sô bị đau khổ vì bệnh tật và sự khô khan tinh thần. Sau cùng, trước khi từ trần, ngài được rước Mình Thánh và bỗng dưng mọi đau khổ tâm thần cũng như thể xác tan biến. Sau khi trìu mến nhìn đến các tu sĩ đứng quanh giường, ngài hôn thánh giá và lớn tiếng kêu tên Chúa Giêsu, ngài trút hơi thở cuối cùng vào ngày 31 tháng Mười, 1617. Tang lễ của ngài có nhiều thành phần tham dự, ngoài những người nghèo và bệnh tật còn có phó vương Tây ban Nha, giới quý tộc và các giám mục. Ngài được phong thánh năm 1888, cùng lúc với Thánh Phêrô Claver.



Trích từ NguoiTinHuu.com