Saturday, August 5, 2023

 

6 Tháng 8


    Lễ Hiển Dung


    Cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đều đề cập đến biến cố Hiển Dung (Mátthêu 17:1-8; Máccô 9:2-9; Luca 9:28-36). Với một sự tương đồng đáng chú ý, cả ba đều kể lại biến cố này sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế và sau lần đầu tiên Ðức Giêsu nói về sự thống khổ và cái chết của Người. Sự hăng hái của Phêrô trong việc dựng lều nơi hiển dung đưa ra giả sử rằng, biến cố đó xảy ra trong dịp Lễ Lều kéo dài một tuần lễ trong mùa thu.

 

    Mặc dù cả ba văn bản đều rất giống nhau, theo các học giả Kinh Thánh, thật khó để diễn lại cảm nghiệm của các tông đồ, vì các Phúc Âm dựa rất nhiều vào Cựu Ước trong đoạn diễn tả cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa ở núi Sinai và những điều tiên tri về Con Người. Chắc chắn là Phêrô, Giacôbê và Gioan đã thoáng được nhìn thấy thiên tính của Ðức Giêsu, nhưng ấn tượng ấy đủ mạnh để tạo nên sự sợ hãi in sâu trong tâm hồn họ. Một cảm nghiệm như vậy không thể nào diễn tả được, do đó các ngài dùng cách diễn đạt thông thường trong kinh sách để diễn tả. Và tất nhiên, Ðức Giêsu đã cảnh cáo cho họ biết, sự vinh hiển và sự thống khổ của Người liên hệ với nhau một cách chặt chẽ -- đó là chủ đề mà Gioan lập đi lập lại trong Phúc Âm của ngài.

 

    Truyền thống coi núi Tabor là nơi hiển dung. Ðầu tiên, trong thế kỷ thứ tư một nhà thờ được dựng nên ở nơi đây để cung hiến cho biến cố này vào ngày 6 tháng Tám. Một ngày lễ để tôn kính sự Hiển Dung được Giáo Hội Ðông Phương cử mừng bắt đầu từ khoảng thời gian đó. Sự mừng kính của một vài giáo hội Tây Phương bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ tám.

 

    Vào ngày 22 tháng Bảy 1456, Thập Tự quân đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Belgrade. Tin tức về cuộc chiến thắng được đưa về Rôma vào ngày 6 tháng Tám, và vào năm sau, Ðức Giáo Hoàng Callistus III đã đưa ngày lễ này vào niên lịch phụng vụ của Rôma.


    Lời Bàn

    Một trong những tường thuật về sự Hiển Dung được đọc vào Chúa Nhật II Mùa Chay hàng năm, để tuyên xưng thiên tính của Ðức Kitô cho các người dự tòng. Phúc Âm của Chúa Nhật I Mùa Chay, ngược lại, là câu chuyện Ðức Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc -- xác nhận nhân tính của Ðức Kitô. Hai bản tính khác biệt nhưng không thể tách rời của Chúa Giêsu là một chủ đề gây nhiều tranh luận trong lịch sử Giáo Hội thời tiên khởi; ngày nay chủ đề ấy vẫn còn khó cho nhiều người thấu hiểu.


    Lời Trích

 

    Trong biến cố Hiển Dung, Ðức Kitô cho các môn đệ thấy sự huy hoàng mỹ miều của Người, mà qua đó Người sẽ uốn nắn và tô điểm những ai thuộc về Người: "Người sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người" (Philípphê 3:21) (Thánh Tôma Aquinas, Tổng Luận Thần Học).

    


    Trích từ NguoiTinHuu.com

Friday, August 4, 2023

 5 Tháng 8


Lễ Cung Hiến Ðền Ðức Bà Cả

 

Sau khi được xây cất lần đầu tiên theo lệnh của Ðức Giáo Hoàng Liberius vào giữa thế kỷ thứ tư, Ðền Liberius được Ðức Giáo Hoàng Sixtus III cho xây cất lại vào năm 431 một ít lâu sau khi Công Ðồng Êphêsô xác định danh xưng của Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Sau khi được tái cung hiến cho Mẹ Thiên Chúa, Ðền Ðức Bà Cả là nhà thờ lớn nhất thế giới để vinh danh Thiên Chúa qua Ðức Maria.

 

Tọa lạc trên một trong bảy ngọn đồi ở Rôma, đền đã trải qua nhiều lần tu bổ mà vẫn giữ được đặc tính của một vương cung thánh đường thời xa xưa. Bên trong vẫn chia làm ba gian được ngăn cách bởi các cột lớn với đường nét trạm trổ thời hoàng đế Constantine. Những tấm khảm từ thế kỷ thứ năm vẫn còn hiển hiện trên các bức tường là chứng tích cho sự cổ kính của đền.

 

Ðền Ðức Bà Cả là một trong bốn thánh đường ở Rôma nổi tiếng là các thánh đường chính được xây cất để kính nhớ các trung tâm đầu tiên của Giáo Hội. Ðền Thánh Gioan Latêranô tượng trưng cho ngai toà Thánh Phêrô, Toà Rôma; Ðền Thánh Phaolô Ngoại Thành, Toà Alexandria, nghe nói do Thánh Máccô đứng đầu; Ðền Thánh Phêrô, Tòa Constantinople; và Ðền Ðức Bà Cả, Tòa Antiôkia, là nơi người ta cho rằng Ðức Maria sống ở đây lâu nhất.

 

Một truyền thuyết có từ trước năm 1000, bây giờ không còn giá trị, đã khiến ngày lễ này có một tên khác: Ðức Bà Sương Tuyết. Theo truyền thuyết, một vợ chồng quý tộc người Rôma hứa dâng tặng tài sản kếch sù cho Ðức Maria. Ðể xác nhận điều ấy, ngài làm phép lạ tuyết đổ giữa mùa hè, và bảo họ xây một đền thờ ở chỗ ấy. Vào ngày 5 tháng Tám hàng năm, truyền thuyết này thường được cử hành bằng cách thả hoa hồng trắng như tuyết rơi từ vòm đền thờ xuống đất.

 

Lời Bàn

 

Cuộc tranh luận thần học về bản tính của Ðức Kitô, vừa là Chúa vừa là người, đạt đến cực điểm trong đầu thế kỷ thứ năm, thời Constantinople. Ðức Athanasius, giáo sĩ thuộc quyền Giám Mục Nestorius, phản đối danh xưng Theotokos, "Mẹ Thiên Chúa," ngài cả quyết rằng Ðức Trinh Nữ chỉ là mẹ của Ðức Giêsu về phương diện nhân tính. Ðức Giám Mục Nestorius đồng ý và ra lệnh rằng, từ nay về sau trong giáo phận của ngài, Ðức Maria được gọi là "Mẹ Ðức Kitô". Dân chúng thành Constantinople chính thức nổi dậy phản đối sắc lệnh của đức giám mục. Khi Công Ðồng Êphêsô bác bỏ quyết định của Ðức Nestorius, người tín hữu đã tuốn ra đường phố, phấn khởi hô to, "Theotokos! Theotokos!"

 

Lời Trích

 

"Ngay từ thời tiên khởi, Ðức Trinh Nữ đã được vinh danh với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã cầu khẩn và ẩn náu dưới sự che chở của ngài trong lời cầu nguyện khi họ gặp gian nan khốn khó. Vì vậy, sau Công Ðồng Êphêsô, Dân Chúa đã gia tăng lòng sùng kính Ðức Maria cách lạ lùng, trong sự kính mến, trong sự cầu khẩn và noi gương..." (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, 66).

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

Thursday, August 3, 2023

 

4 Tháng Tám


Thánh Gioan Baotixita Vianney
(1786-1859)

 

Thật ít người có được sự quyết tâm mạnh mẽ để vượt qua các trở ngại và đạt được các kỳ công. Thánh Gioan Baotixita Vianney (còn được gọi là Cha Sở họ Ars) là một người có quyết tâm: Ngài muốn trở nên một linh mục. Nhưng trở ngại lớn nhất là ngài không có căn bản học vấn cần thiết.

 

Sau thời gian nhập ngũ và trở lại chủng viện, ngài không hiểu nổi các bài học bằng tiếng Latinh nên bị đuổi ra khỏi trường. Nhờ sự giúp đỡ kiên nhẫn của Cha Balley để dạy riêng ở nhà, sau cùng Gioan được nhận trở lại và được thụ phong linh mục với nhiều cay đắng.

 

Hầu như chẳng giám mục nào muốn có một linh mục như Gioan, do đó, họ đưa ngài về một giáo xứ hẻo lánh, chỉ có 40 gia đình nhưng có đến 4 quán rượu. Khi ngài đến tỉnh Ars nước Pháp, lúc ấy đã 31 tuổi, hầu như chẳng ai thèm lưu ý. Tỉnh này nổi tiếng là nơi đầy ải các linh mục. Giáo dân thì thờ ơ với việc đạo đức và thoải mái với nếp sống cố hữu của họ.

 

Không bao lâu họ thấy có những thay đổi. Khi nhìn trộm qua cửa sổ họ thấy cha sở gầy gò ốm yếu cầu nguyện suốt đêm. Có người thấy ngài vất bỏ các bàn ghế đắt tiền và thay chiếc giường nệm êm ấm bằng các khúc gỗ sần sùi. Cũng có người thấy ngài chia sẻ quần áo cho người ăn xin, và chính ngài chỉ ăn có hai củ khoai mỗi ngày. Một vài người tò mò đến nhà thờ nghe giảng, và họ thấy tiếng nói của ngài như xé vào tai nhưng có sức đánh động tâm hồn. Từ tò mò dẫn đến nghi vấn. Có thể nào đây là một linh mục đích thực? Và nhà thờ bắt đầu đông người trở lại.

 

Cha Gioan đã trở nên một phần tử của cộng đồng nhỏ bé ấy. Mỗi ngày ngài đi thăm các giáo dân và lắng nghe những ưu tư của họ. Ngài không hiểu tiếng Latinh nhưng ngài rất hiểu các nỗi khó khăn của đời sống người dân. Do đó, sau mười hai năm, hầu như mọi người trong tỉnh đều tham dự Thánh Lễ hàng ngày và các nông dân vừa lần chuỗi vừa cầy cấy nơi đồng áng.

 

Sự thay đổi không phải dễ dàng. Những dèm pha, đàm tiếu, chụp mũ Cha Gioan cũng không thiếu. Ðối phó với những người ấy, ngài chỉ im lặng và nhẫn nhục chịu đựng.

 

Công việc giải tội là thành quả đáng kể nhất của Cha Gioan. Khi mới chịu chức linh mục, ngài không được phép giải tội vì học lực quá kém. Nhưng ở họ đạo Ars, điều giáo dân lưu tâm là ngài có khả năng thấu suốt linh hồn họ, khuyên bảo họ một cách chân thành với tấm lòng quý mến.

 

Dân chúng từ khắp Âu Châu đổ về tỉnh nhỏ xíu ấy chỉ để xưng tội. Trong những tháng mùa đông, ngài phải mất từ 11 đến 12 tiếng đồng hồ để đưa người ta về với Thiên Chúa. Trong mùa hè, thời gian giải tội lên đến 16 tiếng. Ðó là chưa kể cảnh giáo dân, vì quá ái mộ ngài nên họ luôn rình rập để cắt áo, cắt tóc và lấy trộm mũ của ngài làm kỷ niệm. Nhưng các điều ấy không tệ hại cho bằng cứ phải nghe những câu chuyện đau lòng trong toà giải tội. Nếu một người không quyết tâm sống ơn gọi linh mục thì không thể nào chịu đựng nổi sự hy sinh bền bỉ như vậy.

 

Với thân hình mảnh khảnh nhưng gánh nặng quá lớn vì yêu quý các linh hồn, sức khoẻ của ngài ngày càng sa sút. Theo lời khuyên của các bác sĩ, ngài tìm cách trốn khỏi giáo xứ để có chút thời giờ tĩnh dưỡng, nhưng cả xứ biết tin đã tìm cách chặn đường ngài. Bất chấp điều ấy, ngài lên đường trở về quê nhà nhưng cả đoàn người hành hương lại theo ngài đến đó. Biết rằng không thể nào được yên thân, ngài trở về họ đạo.

 

Ngài từ trần ngày 4 tháng Tám 1859 sau cơn bệnh nặng, hưởng thọ 73 tuổi. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1925 và năm 1929, ngài được đặt làm quan thầy chính thức của các cha xứ.


Lời Trích

Nhận xét về sự cầu nguyện chung trong phụng vụ, Thánh Gioan Vianney cho biết: "Cầu nguyện riêng giống như cọng rơm rải rác đó đây: Nếu bạn đốt lên nó chỉ tạo thành ngọn lửa nhỏ. Nhưng gom các cọng rơm ấy lại và đốt lên, bạn có được ngọn lửa lớn, vươn lên cao như một cột lửa đến tận trời xanh; cầu nguyện chung thì cũng giống như vậy."

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, August 2, 2023

 3 Tháng 8


Vị Ðáng Kính Antôn Margil

(1657-1726)

 

Antôn sinh ở Valencia, Tây Ban Nha. Sau khi gia nhập dòng Phanxicô và được thụ phong linh mục, ngài quyết định trở thành nhà truyền giáo. Khi hội thừa sai Santa Cruz ở Querétaro, Mễ Tây Cơ, được thành lập, Cha Antôn tình nguyện đến làm việc. Khi ngài đến Vera Cruz vào năm 1683, thành phố ấy tiêu điều vì hải tặc tấn công. Ðời sống ở Tân Thế Giới không dễ dàng gì.

Trong 43 năm mục vụ, Cha Antôn ngang dọc khắp lãnh thổ rộng lớn ở Tân Tây Ban Nha. Ngài làm việc ở Costa Rica, Guatemala, Mễ Tây Cơ và Texas. Sau 13 năm làm giám đốc ở Querétaro, ngài thiết lập các hội thừa sai ở Guatemala City và ở Zacatecas, Mễ Tây Cơ.

Tuy Cha Antôn rất quen với sự hy sinh nhưng đời sống truyền giáo vẫn có nhiều cơ hội để hãm mình phạt xác. Ngài phải đi bộ hàng ngàn dặm và phải can trường đối phó với thái độ thù nghịch của người da đỏ.

Năm 1716, các nhà truyền giáo thuộc hội thừa sai Zacatecas thành lập trung tâm truyền giáo Guadalupe ở miền đông tiểu bang Texas. Còn Cha Antôn thì thiết lập các hội thừa sai ở Dolores và San Miguel cũng trong tiểu bang này. Khi cuộc chiến với Tây Ban Nha khiến người Pháp đổ bộ vào miền đông Texas năm 1719, Cha Antôn và các nhà thừa sai rút về Trung Tâm San Antonio (sau này gọi là Alamô), được thành lập vào năm trước đó. Vào năm 1720, ngài bắt đầu thành lập Trung Tâm San José ở San Antonio.

Cha Antôn từ trần ở Mexico City ngày 6 tháng Tám 1726. Năm 1836, ngài được tuyên xưng là đấng đáng kính.

 

Lời Bàn

 

Các nhà truyền giáo như Cha Antôn có cuộc sống rất vất vả. Công việc thì khổ cực mà kết quả thì chưa thấy đâu. Cũng như các nhà thừa sai trước đó và sau này, Cha Antôn tin tưởng rằng, Thiên Chúa mới là người sau cùng đem lại kết quả tốt đẹp cho những hy sinh ấy.

 

Lời Trích

 

"Nhưng trước khi tất cả các điều ấy xảy ra, thì người ta sẽ bắt bớ và ngược đãi anh em; họ sẽ nộp anh em cho các hội đường và nhà tù, và anh em sẽ bị điệu đến trước vua chúa quan quyền vì danh Thầy... Vậy anh em nhớ đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào; vì chính Thầy sẽ cho anh em tài ăn nói và sự khôn ngoan mà không đối thủ nào có thể chống lại hay phủ nhận được" (Luca 21:12, 14-15).

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Tuesday, August 1, 2023

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 18 Thường Niên Năm A Ngày 06 Tháng 08 Năm 2023

Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời,và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. 

 - Mt 17,1-9


 

Jesus led them up a high mountain by themselves. And he was transfigured before them; his face shone like the sun and his clothes became white as light.

 -Mt 17,1-9 

 Lời Mời Ơn Gọi :

 “Thưa Chúa, thật tốt là chúng ta ở đây.” Thật là luôn luôn tốt để ỡ trong sự hiện diện của Thiên Chúa. 

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

 Hãy Gọi 1-800-553-3321 



A Call To Vocation:

 “Lord, it is good that we are here.” It is always good to be in the presence of God. 

 Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit

 Call 1-800-553-3321

 Trách Nhiệm Chúa Nhật 19 Thường Niên Ngày 13/ 08/ 2023 Năm A

 * Đọc Thông Báo. A. Lương Xuyến 

* Giúp Lễ: Nguyễn Khang, Nguyển Thùy Trang, và Nguyển Josh

 * B. Đọc I: A. Lương Xuyến 

 * Đáp Ca: Ca Đoàn * B. Đọc II: Chi Lê Tâm (Long) 

* LN Giáo Dân & Dâng Của Lễ: Khu 2

 * Sóc Rổ : Nhóm 2: Giới trẻ 

* TTV Thánh Thể: Giuse Đinh Trung, Vũ Khôi, và Cao Lợi.

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. 

Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyễn Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), Bà Nguyễn Thị Xinh, và Ông Phạm Phú Hộ.

 Tin Việt Ngữ và Giáo Lý 2023-2024.

 Các chương trình Việt Ngữ và Giáo Lý niên khóa 2023 –2024 sẽ được khai giản vào Chúa Nhật ngày 27 tháng 8 năm 2023. Cha mẹ và phụ huynh có các con nhỏ chưa được Lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức trở xuống hãy lo cho con mình tham dự các lớp học Giáo Lý để các em hiểu biết về Thiên Chúa, Hội Thánh và Đức Tin. Hãy nhận đơn ghi danh ở cuối nhà thờ sớm như có thể để giúp sắp xếp lớp cho các em được tốt đẹp. Các đơn được để ở trên bàn trước cửa chính Đền Thờ. Hãy nộp đơn và lệ phí cho các thầy cô chúng ta biết trong năm qua. Xin Chúa và Mẹ Maria Lavang chúc lành cho chúng ta.

 Tin Lớp Giáo Lý Người Lớn Niên Học 2023- 2024.

 Chương trình học sẽ được bắt đầu vào Chúa Nhật ngày 10 tháng 9 năm 2023 tại Phòng Họp Nhà Xứ vào lúc 1:00 PM. Anh chị em nào biết bất cứ ai muốn tham dự lớp học Giáo lý này để đón nhận đức tin, được khai tâm để đón tiếp nhận Chúa làm chủ đời sống mình, hãy giới thiệu họ tới lớp học ngày này. Hãy nhận đơn ghi danh ở dưới cuối nhà thờ và ghi danh và xin trao đơn này cho Anh Lương Đoàn Thư Ký ở cuối nhà thờ. Cộng đoàn chúng ta hãy cầu nguyện cho Công đoàn được thêm nhiều người trở lại với Chúa và Hội Thánh trong năm nay. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Cha Quản Nhiệm Đi Nghỉ Hè.

 Cha QN sẽ đi về Seattle từ thứ Ba ngày 1 tới ngày 15 tháng 8 năm 2023 để nghỉ hè với Gia đình và làm lể giỗ cho Bà Cố Maria Phạm Thị Lan cùng làm phép nhà cho người cháu. Không có thánh lễ Việt ngày thường trong 2 tuần lễ này. Mọi việc liên quan tới Bí tích, chúng ta hãy liên lạc vói Ông Hào, người sẽ liên lạc với Cha QN giúp xắp xếp.

 Cha Khách Tới Giúp Cộng Đoàn. 

 Trong 2 Chúa Nhật là Chúa Nhật 18 thường niên ngày 6 và Chúa Nhật 19 thường niên ngày 13 tháng 8, Có Cha Trần Văn Nhân, S.V.D., thuộc dòng Ngôi Lời Truyền Giáo đang làm việc mục vụ tại Nhà Dòng Mẹ tại Techny, Bang Illinois sẽ đến làm các Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 6 và ngày 13 tháng 8 cho Cộng đoàn thay thế cho Cha QN đã đi vằng. Chúng ta hãy chào đón và giúp đỡ Ngài.

 Mừng Lễ Đức Mẹ Lên Trời.



 Thánh Lễ Trọng và Buộc. Thứ Ba ngày 15 tháng 8 năm 2023, Hội Thánh mời gọi mọi Ki-tô hữu mừng kính Mẹ Maria Lên Trời. Cộng đoàn sẽ có Thánh Lễ đặc biệt ngày vào lúc 8:00 Tối trong ngày này. Chúng ta hảy thu xếp việc nhà việc công sở để tới cùng với mọi người mừng lể Ca Tụng Mẹ và Tạ Ơn Thiên Chúa.

 Muốn Tham Gia Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024.



 Anh chị em nào muốn tham dự 3 ngày cuối tuần Tổng Hội Nghị Thánh Thể Toàn Quốc lần thứ 10 này mà muốn ở Hotel trong những ngày này, Chị Đinh Ngọc (Mindy) sẽ giúp ghi danh Hotel cho những anh chị nào muốn và ghi danh tham dự. Hãy nhớ, ai muốn tham dư phải ghi danh tham dự vì sẽ có nhiều buổi Hội Thảo tùy theo mình thích tham dư. Hãy gọi Chị Đinh Ngọc số 513-886-3464.

 Ngày Píc-níc Cộng Đoàn 2023.

 Đó là Chúa Nhật ngày 20 Tháng 8, 2023 tại Sân Đậu Xe Nhà Thờ. Thánh Lễ vào lúc 11:00 Sáng (AM). Sau Thánh Lễ có bữa ân với nhau từ 1:00 trưa tới 5:00 chiều với Ca nhạc Karaoke lâu dài như có thể. Chúng ta hảy ghi lịch để dành ngày đó cùng nhau chung vui. Một năm chỉ có một ngày Píc níc này thôi.

 Tiệc Vui Ngày Píc-níc Cộng Đoàn.

 Để ngày Píc-níc vào Chúa Nhật ngày 20 tháng 8 này được thành công tốt đẹp như mọi năm, Nhà Bếp, các Khu và các Hội Đoàn sẽ đóng góp thức ăn như sau: -Khu 1: 1 khay xôi và 3 khay rau. -Khu 2: 3 khay bún. -Khu 3: 2 khay xôi. -Khu 4: 2 khay cơm chiên -Khu 5: 2 khay chả giò. -Khu 6: 2 Khay mì xào. -Hội Các Bà Mẹ. 3 khay gỏi gà. -Hội Đền Tạ: 1 Khay cơm chiên, và 1 khay mì xào. -Nhóm giới Trẻ: nước uống. -Nhà bếp: Thit nướng, Hotdogs, chè, trái cây. -Đòan TNTT: Giúp trò chơi cho các em. -Anh Thiên: Giúp Karaoke. Ngoài ra các gia đình nào muốn đóng góp gì thêm cho bữa ăn, hãy đem đến. Mọi thức ăn thức uống và thức ăn tráng miệng đều được Nhà Bếp đón nhận và xắp xếp. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Tin Các Thầy Cô Đứng Lớp Việt Ngữ Và Giáo Lý.

 Cộng đoàn rất cần nhiểu Thầy Cô giúp các em học tiếng Việt và nhất là chia xẻ kiến thức về Chúa và truyền đạt đức tin cho các con em trong cộng đoàn. Cha Quản Nhiệm kêu gọi tất cả các anh chị em đã lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức tới giúp đúng lớp các em. Anh chị em nào có thể đến cộng tác với các Thầy Cô hiện tại được, hãy liên lạc với Cha Quản Nhiệm hay thông tin cho các Thầy Cô hiện hành biết . Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Cám Ơn.

 Nhà Bếp cám ơn AC Trình+Lan ủng hộ bánh mì trị giá $50 trong tuần qua và AC. Lan Tùng tặng 7 hộp gang tay. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Báo Cáo Tài Chánh CN 30/7/2023

 +Xóc Rổ: $2.219 

 +Bổng Lễ: $ 200 

 +Bán Thực Phẫm: $1.634

Monday, July 31, 2023

 1 Tháng Tám

Thánh Anphong Liguori
(1696-1787)

 

Công Ðồng Vatican II xác định rằng, thần học luân lý phải được nuôi dưỡng bởi Phúc Âm, và chứng tỏ được sự cao quý của ơn gọi người Kitô Hữu, và nhiệm vụ của họ là trưng ra kết quả ấy trong đời sống bác ái giữa trần gian. Vào năm 1950, Thánh Anphong được Ðức Piô XII tuyên xưng là quan thầy của các thần học gia luân lý, ngài thật xứng với danh hiệu ấy. Trong cuộc đời ngài, thánh nhân phải tranh đấu để giải thoát nền thần học luân lý khỏi sự khắt khe của chủ thuyết Jansen. Thần học luân lý của ngài, đã được tái bản 60 lần trong thế kỷ sau khi ngài từ trần, chú trọng đến các vấn đề thực tiễn và cụ thể của các cha xứ và cha giải tội. Nếu có thói vụ luật và giảm thiểu hóa luật lệ xen vào thần học luân lý, chắc chắn nó không thuộc về mô hình thần học tiết độ và nhân từ của Thánh Anphong.

 

 

Vào năm 16 tuổi, ngài lấy bằng tiến sĩ giáo luật và dân luật của Ðại Học Naples, nhưng sau đó đã bỏ nghề luật sư để hoạt động tông đồ. Ngài được thụ phong linh mục và dồn mọi nỗ lực trong việc tổ chức tuần đại phúc ở các giáo xứ, cũng như nghe xưng tội và thành lập các đoàn thể Kitô Giáo.

 

Ngài sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế năm 1732. Ðó là một tổ chức của các linh mục và tu sĩ sống chung với nhau, tận tụy theo gương Ðức Kitô và hoạt động chính yếu là tổ chức tuần đại phúc cho nông dân ở thôn quê. Như một điềm báo cho điều sẽ xảy ra sau này, sau một thời gian hoạt động, những người đồng hành với ngài ngay từ khi thành lập đã từ bỏ tu hội và chỉ còn lại có một thầy trợ sĩ. Nhưng tu hội cố gắng sống còn và được chính thức chấp nhận vào 17 năm sau, dù rằng khó khăn vẫn chưa hết.

 

Sự canh tân mục vụ lớn lao của Thánh Anphong là cách giảng thuyết và giải tội -- ngài thay thế kiểu hùng biện khoa trương, thùng rỗng kêu to, bằng sự giản dị dễ hiểu, và thay thế sự khắc nghiệt của thuyết Jansen bằng sự nhân từ. Tài viết văn nổi tiếng của ngài phần nào đã làm lu mờ công lao khó nhọc mà ngài đã ngang dọc vùng Naples trong 26 năm trường để tổ chức tuần đại phúc.

 

Ngài được tấn phong giám mục khi 66 tuổi và ngay sau khi nhậm chức, ngài đã cải tổ toàn diện giáo phận.

 

Vào năm 71 tuổi, ngài bị đau thấp khớp khủng khiếp. Ngài đau khổ trong 18 tháng sau cùng với "sự tăm tối" vì sự do dự, sợ hãi, bị cám dỗ đủ mọi khía cạnh đức tin và mọi đức tính.

 

Thánh Anphong nổi tiếng về nền tảng thần học luân lý, nhưng ngài cũng sáng tác nhiều trong lãnh vực tâm linh và thần học tín lý. Văn bản Các Vinh Dự của Ðức Maria là một trong những công trình vĩ đại về chủ đề này, và cuốn Viếng Thánh Thể được tái bản đến 40 lần trong đời ngài, đã ảnh hưởng nhiều đến sự sùng kính Thánh Thể trong Giáo Hội.

 

Ngài được phong thánh năm 1831, và được tuyên xưng Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1871.

 

Lời Bàn

 

Trên hết tất cả, Thánh Anphong nổi tiếng là một con người thực tế đối phó với các vấn đề cụ thể hơn là trừu tượng. Cuộc đời ngài quả thật là một gương mẫu "thực tiễn" cho Kitô Hữu ngày nay đang bị khó khăn để nhận chân giá trị của đời sống Kitô Giáo giữa cơn lốc khó khăn, đau khổ, hiểu lầm và thất bại. Thánh Anphong đã trải qua tất cả những đau khổ ấy. Ngài là thánh bởi vì ngài luôn duy trì sự liên hệ mật thiết với Ðức Kitô thống khổ qua tất cả những thử thách cuộc đời.

 

Lời Trích

 

Khi Thánh Anphong làm giám mục, một trong các linh mục của dòng có cuộc sống rất trần tục, và cưỡng lại mọi biện pháp nhằm thay đổi lối sống ấy. Vị linh mục được Thánh Anphong mời đến, và ngay ở lối vào phòng của ngài, thánh nhân cho đặt một tượng thánh giá thật lớn. Khi vị linh mục do dự không dám bước qua, Thánh Anphong ôn tồn nói, "Hãy bước vào đi, và nhớ đạp lên thánh giá. Ðây không phải lần đầu tiên mà cha đạp Chúa dưới chân mình."


Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, July 30, 2023

 

31 Tháng Bảy


Thánh I-nha-xiô ở Loyola (Y Nhã)
(1491-1556)

 

Vị sáng lập dòng Tên này đang trên đà danh vọng và quyền thế của một sĩ quan trong quân đội Tây Ban Nha thì một trái đạn đại bác đã làm ngài bị thương ở chân. Trong thời kỳ dưỡng bệnh, vì không có sẵn các cuốn tiểu thuyết để giết thời giờ nên ngài đã biết đến cuộc đời Ðức Kitô và hạnh các thánh. Lương tâm ngài bị đánh động, và từ đó khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô.

 

Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Ðức ở Monserrat. Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.

 

Trong khoảng thời gian một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện. Chính trong thời gian hoán cải này ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, cuốn Những Thao Luyện Tâm Linh.

Vào năm 1523, ngài rời Manresa đến Rôma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của ngài các tu sĩ Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona. Tin tưởng rằng kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Balê.

Vào năm 1534, lúc ấy đã 43 tuổi, cùng với sáu người khác (trong đó có Thánh Phanxicô Xaviê) ngài thề sống khó nghèo và khiết tịnh và tất cả cùng đến Ðất Thánh. Các ngài thề quyết rằng nếu không thể ở đây thì sẽ dâng mình cho công việc tông đồ của đức giáo hoàng. Và đó là điều đã xảy ra. Bốn năm sau, Thánh Y Nhã hợp thức hóa tổ chức của ngài. Tu Hội của Ðức Giêsu (Dòng Tên) được Ðức Giáo Hoàng Phaolô III chuẩn nhận và Thánh Y Nhã được bầu làm bề trên đầu tiên.

 

Trong khi các bạn đồng hành được đức giáo hoàng sai đi truyền giáo thì Thánh Y Nhã vẫn ở Rôma, chăm sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi, cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.

 

Thánh Y Nhã đích thực là một vị thần bí. Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo -- Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể. Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên, ad majorem Dei gloriam -- "để Thiên Chúa được vinh danh hơn." Trong quan niệm của ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự năng động của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện, vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà đức giáo hoàng đã sai đi để cứu rỗi các linh hồn.


Lời Bàn

 

Vào năm 1517, Luther đã niêm yết các đề án của ông lên cửa nhà thờ ở Wittenberg. Mười bảy năm sau, Thánh Y Nhã sáng lập một tu hội góp phần quan trọng trong việc chống lại sự cải cách Tin Lành. Ngài là một kẻ thù bất khả tiêu diệt của Tin Lành. Tuy nhiên, trong lời lẽ của ngài người ta vẫn thấy tiềm ẩn sự đại kết: "Phải rất thận trọng khi đưa ra các chân lý chính truyền để nếu người lạc giáo có mặt ở đó, họ sẽ cảm nhận được lòng bác ái và sự ôn hòa Kitô Giáo. Không được dùng lời lẽ cứng rắn và cũng không được khinh miệt những sai lầm của họ." Một trong những khuôn mặt vĩ đại của phong trào đại kết hiện nay là Ðức Hồng Y Bea, một linh mục dòng Tên.


Lời Trích

 

Thánh Y Nhã đề nghị lời nguyện sau đây cho các hối nhân: "Lạy Chúa, xin hãy chấp nhận mọi đặc quyền, mọi ký ức, mọi hiểu biết và toàn thể ý chí của con. Ngài đã ban cho con tất cả những gì con có, tất cả con người của con, và con xin phó thác chúng cho thánh ý của Ngài, để Ngài tùy ý sử dụng. Con chỉ xin Chúa ban cho con tình yêu và ơn sủng. Ðược như thế, con đã giàu sang đủ và không dám đòi hỏi gì nữa."

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 17 Thường Niên Năm A Ngày 30 Tháng 07 Năm 2023

Hôm ấy, Đức Giê-su kể cho dân chúng dụ ngôn này: “Nước trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng….Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp...Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá.

 - Mt 13,44-52 




 

 

“The kingdom of heaven is like a treasure buried in a field… Again, the kingdom of heaven is like a merchant searching for fine pearls. Again, the kingdom of heaven is like a net thrown into the sea, which collects fish of every kind.

 - Mt 13,44-5

 Lời Mời Ơn Gọi : 

“Hãy ban cho tôi tớ ngài một tâm hồn hiểu biết để phân biệt phải trái.” Sự hiểu biết thật đến từ Thiên Chúa, và không được dùng cho lợi ích chính mình, nhưng cho việc xây dựng Nước Trời.

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời

 Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần. 

 Hãy Gọi 1-800-553-3321 



A Call To Vocation:

 “Give your servant an understanding heart to distinguish right from wrong.” True knowledge comes from the Lord, and is not to be used for our own gain, but for the building of the Kingdom of Heaven. 

Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit 

 Call 1-800-553-3321

 Trách Nhiệm Chúa Nhật 18 Thường Niên Ngày 6/ 08/ 2023 Năm A

 * Đọc Thông Báo. Ô. Nguyễn Hào.

 * Giúp Lễ: Nguyễn Phi long, Nguyển Phi Lâm, Andrew Lê Quân, và A. Đinh Diễm 

 * B. Đọc I: Chị Nguyễn Tý

 * Đáp Ca: Ca Đoàn 

* B. Đọc II: Chi Thúy Vi. 

* LN Giáo Dân & Dâng Của Lễ: Khu 1 

* Sóc Rổ : Nhóm 1: Hội Các Bà Mẹ 

* TTV Thánh Thể: Giuse Nguyễn V. Từ, Ô. Đào Hồng, và Bà Hoàng Oanh.

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn.

 Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyễn Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), Bà Nguyễn Thị Xinh, và Ông Phạm Phú Hộ.

 Tin Việt Ngữ và Giáo Lý 2023-2024. 

Các chương trình Việt Ngữ và Giáo Lý niên khóa 2023 –2024 sẽ được khai giảng vào Chúa Nhật ngày 27 tháng 8 năm 2023. Cha mẹ và phụ huynh có các con nhỏ chưa được Lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức trở xuống hãy lo cho con mình tham dự các lớp học Giáo Lý để các em hiểu biết về Thiên Chúa, Hội Thánh và Đức Tin. Hãy nhận đơn ghi danh ở cuối nhà thờ sớm như có thể để giúp sắp xếp lớp cho các em được tốt đẹp. Các đơn được để ở trên bàn trước cửa chính Đền Thờ. Hãy nộp đơn và lệ phí cho các thầy cô chúng ta biết trong năm qua. Xin Chúa và Mẹ Maria Lavang chúc lành cho chúng ta.

 Chào Mừng Cha Khách. 

Trong Thánh Lễ sáng Chúa Nhật hôm nay ngày 30 tháng 7 năm 2023, có Cha Joseph Trần Chúc đồng tế với Cha Quản Nhiệm. Cha Chúc có gia đình bà con sinh sống tai Cincinnati, Ohio. Ngài đến để cầu nguyện cho người thân Là Bà Maria Chu Sử (Thảo) trong gia đình đã qua đời 1 năm. Cha đến từ TGP Baltimore. Chúng ta hãy hân hoan chào đón ngài.

 Cha Quản Nhiệm Đi Nghỉ Hè. 

Cha QN sẽ đi về Seattle từ chiều thứ Hai ngày 31 tháng 7 tới ngày 15 tháng 8 năm 2023 để nghỉ hè với Gia đình và làm lể giỗ cho Bà Cố Maria Phạm Thị Lan cùng làm phép nhà cho người cháu. Mọi việc liên quan tới Bí tích, chúng ta hãy liên lạc vói Ông Hào, người sẽ giúp Cha QN giúp xắp xếp.

 Cha Khách Tới Giúp Cộng Đoàn.

 Trong 2 Chúa Nhật là Chúa Nhật 18 thường niên tới là Chúa Nhật ngày 6 và Chúa Nhật 13 tháng 8, Cha Trần Văn Nhân, thuộc dòng Ngôi Lời Truyền Giáo đang làm việc mục vụ tại Nhà Dòng Mẹ tại Techny, Bang Illinois sẽ đến làm các Thánh Lễ Chúa Nhật cho Cộng đoàn thay thế cho Cha QN đã đi vằng. Chúng ta hãy chào đón và giúp đỡ Ngài.

 Chầu Đầu Tháng 8.



 Cộng đoàn có Nửa giờ Chầu Thánh Thể trước thánh lễ Chúa nhật đầu tháng vào lúc 10:20 sáng Chúa Nhật ngày 6 tháng 8 năm 2023 tại Nhà Thờ Chính Đức Mẹ La Vang. Chúng ta hãy đến tham dư đông đảo.

 Mừng Lễ Đức Mẹ Lên Trời. 


Thánh Lễ Trọng và Buộc. Thứ Ba ngày 15 tháng 8 năm 2023, Hội Thánh mời gọi mọi Ki-tô hữu mừng kính Mẹ Maria Lên Trời. Cộng đoàn sẽ có Thánh Lễ đặc biệt ngày vào lúc 8:00 Tối trong ngày này. Chúng ta hảy thu xếp việc nhà việc công sở để tới cùng với mọi người mừng lể Ca Tụng Mẹ và Tạ Ơn Thiên Chúa.

 Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu 2023 Tại Bang Missouri.

 - Cuối tuần này có nhiều anh chị em thuộc Cđ đi tham dự ĐH Thánh Mẫu này từ Thứ 5 ngày 3 tới Thứ Chúa Nhật ngày 6 tháng 8 năm 2023. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người đi về được bằng an được nhiều ơn phúc.

 Muốn Tham Gia Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024.

 Anh chị em nào muốn tham dự 3 ngày cuối tuần Tổng Hội Nghị Thánh Thể Toàn Quốc lần thứ 10 này mà muốn ở Hotel trong những ngày này, Chị Đinh Ngọc (Mindy) sẽ giúp ghi danh Hotel cho những anh chị nào muốn và ghi danh tham dự. Hãy nhớ, ai muốn tham dư phải ghi danh tham dự vì sẽ có nhiều buổi Hội Thảo tùy theo mình thích tham dư. Hãy gọi Chị Đinh Ngọc số 513-886-3464.

 Ngày Píc-níc Cộng Đoàn 2023.

 Đó là Chúa Nhật ngày 20 Tháng 8, 2023 tại Sân Đậu Xe Nhà Thờ. Thánh Lễ vào lúc 11:00 Sáng. Sau Thánh Lễ có bữa ân với nhau từ 1:00 trưa tới 5:00 chiều với Ca nhạc Karaoke lâu dài như có thể. Chúng ta hảy ghi lịch để dành ngày đó cùng nhau chung vui. Một năm chỉ có một ngày Píc níc này thôi.

 Hội Thảo Về Thông Tin Giáo Xứ.

 Trung Tâm TGP về Giáo Xứ Linh Hoạt và Văn Phòng Thông Tin sẽ tổ chức một ngày Hội Thảo cho các nhân viện có trách nhiệm Thông tin của Gia Đình Các Giáo Xứ –bao gồm người làm tở Thông tin, làm các trang mạng, làm mạng xã hội, email và viết thư. Ngày này là một cơ hội để khám phá những thực tập tốt nhất, cùng làm việc và chia sẽ ý tưởng với các người truyền thông của các giáo xứ khác và học hỏi thêm về những ưu tiên qua TGP bao gồm Canh Tân Thánh Lễ, đả bại sự sửa đổi luật phá thai vào tháng 11 xắp tới, và Những Ngọn Hãi Đăng Chiếu Sáng. Hội Thảo sẽ được tổ chức tại 2 nơi cùng chủ đề – Chỉ cần ghi danh 1 nơi ! 

1)Thứ 5 ngày 17 tháng 8 lúc 3:00pm tại St. John the evangelist Church, West Chester. 

2)Thứ 3 ngày 29 tháng 8 lúc 3:00 pm tại St John the Baptist Church, Tipp.

 Tham Gia Làm Sạch Nhà Chúa. 

 Anh chị em có muốn giúp Nhà Chúa được sạch sẽ gọn gẽ đẹp đẽ không? Sau thánh lể mỗi Chúa nhật có quét dọn lau chùi. Sau bữa ăn trưa sau mỗi thánh lễ Chúa Nhật bán hàng cần giúp lau chùi bàn ghế dọn dẹp.

 Cám Ơn. 

Nhà Bếp cám ơn Anh Chị Trình+Lan ủng bánh mì trị giá $50 trong tuần qua. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Báo Cáo Tài Chánh CN 23/7/2023

 +Xóc Rổ: $1.165

 +Bổng Lễ: $ 440

 +Bán Thực Phẫm: $1.374