Saturday, October 21, 2023

 

22 tháng 10

Thánh Phêrô ở Alcantara
(1499-1562)

 

Thánh Phêrô là một trong những vị thánh Tây Ban Nha nổi tiếng của thế kỷ 16, gồm có Thánh Ignatius ở Loyola và Thánh Gioan Thánh Giá. Thánh Phêrô là cha giải tội của Thánh Têrêsa Avila. Sự cải cách Giáo Hội thời đó là vấn đề chính yếu trong thời đại của ngài, và ngài dồn mọi nỗ lực cho công cuộc ấy. Ngài từ trần một năm trước khi Công Ðồng Triđentinô bế mạc.

 

Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc (cha ngài là thủ hiến Alcantara, Tây Ban Nha), Thánh Phêrô học luật ở Ðại Học Salamanca và khi lên 16 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô Khó Nghèo. Trong thời gian tu tập, ngài chứng tỏ nhiều khả năng trổi vượt. Ngài được chọn là giám đốc một tu viện mới ngay cả trước khi chịu chức linh mục; và khi 39 tuổi, ngài được chọn làm bề trên tỉnh dòng; ngoài ra ngài là vị rao giảng nổi tiếng. Tuy nhiên, công việc hàng ngày của ngài vẫn là rửa chén, đốn củi cho nhà dòng. Ngài không muốn được người ta chú ý, thật vậy, ngài thích sự cô độc.

 

Về phương diện ăn chay đền tội, ngài trổi vượt về việc ăn uống kham khổ và mặc quần áo rất đơn sơ. Người ta nói ngài chỉ ngủ có 90 phút mỗi đêm. Trong khi những người khác chỉ nói về sự cải tổ, thì Thánh Phêrô đã bắt đầu cải tổ từ chính ngài. Ngài có được đức tính kiên nhẫn lớn lao đến độ sau này người ta có câu châm ngôn rằng: "Ðể chịu nổi sự xúc phạm ấy, phải có sự kiên nhẫn của Phêrô Alcantara."

 

Vào năm 1554, Thánh Phêrô, sau khi được phép, đã thành lập một nhóm tu sĩ Phanxicô sống nghiêm nhặt theo Quy Luật Thánh Phanxicô. Những vị này thường được gọi là tu sĩ Alcantarines. Một số tu sĩ Tây Ban Nha đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ trong các thế kỷ 16, 17 và 18 là thành viên của tu hội nói trên. Vào cuối thế kỷ 19, các tu sĩ Alcantarines sát nhập với các tu sĩ Phanxicô Khó Nghèo để trở thành Dòng Tiểu Ðệ.

 

Là vị linh hướng cho Thánh Têrêsa Avila, Thánh Phêrô khuyến khích thánh nữ phát động sự cải cách trong dòng Camêlô. Lời rao giảng của Thánh Phêrô đã đưa nhiều người trở về với đời sống đạo đức, nhất là dòng Ba Phanxicô, và dòng Thánh Clara Hèn Mọn.

 

Ngài được phong thánh năm 1669.

 

Lời Bàn

 

Sự khó nghèo là một phương tiện chứ không phải cùng đích của Thánh Phêrô Alcantara. Mục đích là theo Chúa Kitô với một tâm hồn thật thanh khiết. Bất cứ gì cản trở con đường đó đều bị loại trừ mà không thực sự mất mát.

 

Triết lý thụ hưởng của thời đại chúng ta -- giá trị của một người tùy thuộc những gì họ có -- sẽ thấy rằng phương cách của Thánh Phêrô Alcantara thật khó khăn. Tuy nhiên, phương cách của ngài đã đem lại sự sống trong khi sự hưởng thụ chỉ đem lại sự hủy diệt.

 

Lời Trích

 

"Tôi không ca ngợi việc sống khó nghèo chỉ vì sự khó nghèo; tôi chỉ ca ngợi sự khó nghèo mà chúng ta kiên trì chịu đựng vì lòng yêu mến Ðấng Cứu Thế, và tôi coi đó là điều đáng khát khao hơn là sự khó nghèo mà chúng ta thi hành một cách máy móc; vì nếu tôi suy nghĩ hoặc tin tưởng ngược lại, thì dường như tôi không có căn bản đức tin" (Thư của Thánh Phêrô Alcantara gửi cho Thánh Têrêsa Avila).

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Friday, October 20, 2023

 21 tháng 10

Chân Phước Josephine Leroux
(c. 1794)

 

Josephine là một nữ tu dòng Thánh Clara Khó Nghèo ở Valenciennes, nước Pháp, vào thời Cách Mạng Pháp bắt đầu. Ngài buộc phải trở về gia đình khi nhà dòng được lệnh giải tán. Trong thời gian đàn áp các cộng đồng tôn giáo, quân đội Áo chiếm được thành phố này. Vì tu viện bị phá hủy, nên ngài phải gia nhập cộng đoàn của các nữ tu Ursulines. Khi lực lượng cách mạng tái chiếm thành phố này, Josephine bị bắt về tội phản quốc.

 

Khi đối chất với những người lính đến bắt, ngài thật điềm tĩnh nói: "Ðể bắt một phụ nữ yếu đuối như tôi thì đâu cần phải mất nhiều công sức như vậy." Và ngài thản nhiên lấy nước, bánh trái mời họ ăn, sau đó theo họ đến nhà tù.

 

Quân cách mạng kết án tử hình ngài vì cho rằng ngài đã phạm luật khi vẫn tiếp tục đời sống tu trì dù có lệnh cấm. Sau khi được rước Mình Thánh, ngài đi theo tên lý hình trong khi miệng hát bài thánh ca. Ngài cất tiếng tha lỗi mọi người và hôn tay tên lý hình. Ngài được tử đạo ngày 23-10-1794.

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

Thursday, October 19, 2023

 20 tháng 10

Chân Phước James ở Strepar
(c. 1409?)

 

Chân Phước James sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở Ba Lan. Ngài gia nhập dòng Phanxicô từ khi còn nhỏ, giữ nhiệm vụ quản lý ở tu viện Lvov và đã hòa dịu sự căng thẳng giữa các tu sĩ dòng và giáo sĩ địa phận. Ngài rất thích hoạt động cho người Chính Thống Giáo, và đã phục vụ họ trong một thập niên. Ðược sai đến miền tây nước Nga, ngài giữ nhiệm vụ đại diện cho các tu sĩ Phanxicô ở đây, ngài rao giảng phúc âm và hoạt động để giữ vững đức tin của người tín hữu.

 

Khoảng năm 1360, ngài giữ một vai trò trong nhóm truyền giáo đặc biệt, có tên là Lữ Khách Vì Ðức Kitô, gồm các tu sĩ Phanxicô và Ðaminh. Công việc rao giảng và tổ chức của Chân Phước James được coi là thành công. Sau đó ngài giữ nhiệm vụ Tổng Giám Mục Galich, xây dựng một vài nhà thờ mới ở những nơi hẻo lánh và bổ nhiệm các linh mục kinh nghiệm từ Ba Lan đến hoạt động; ngài cũng thành lập các dòng tu, xây cất trường học, và bệnh viện. Ngài rất bén nhạy về nhu cầu của người dân, nên thường trực tiếp đưa đề nghị lên quốc hội Ba Lan; bởi đó ngài có tước vị là "người bảo vệ vương quốc."

 

Ngài là tổng giám mục nhưng không giống như các giám mục khác trong thời ấy. Ngài thích mang y phục dòng Phanxicô hơn là phô trương bề ngoài và đi chân đất.

 

Ngài có lòng sùng kính Ðức Mẹ một cách đặc biệt. Ảnh của Ðức Mẹ được khắc trên con dấu và trên nhẫn giám mục của ngài. Mỗi tối ngài đều cử hành nghi thức sùng kính Ðức Mẹ ở nhà thờ hoặc bất cứ đâu ngài đến.

 

Sau 19 năm làm giám mục, Chân Phước James đã được phần thưởng nước trời. Ngài được chôn cất trong nhà thờ Phanxicô ở Lvov.


Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, October 18, 2023

 19 tháng 10

Các Thánh Tử Ðạo Bắc Mỹ Châu

 

Isaac Jogues (1607-1646): Thánh Isaac Jogues và các bạn là những người tử đạo đầu tiên của Bắc Mỹ Châu. Khi còn là một linh mục dòng Tên trẻ tuổi, ngài là một người có học thức và văn hóa, dạy văn chương ở Pháp. Nhưng ngài đã từ bỏ công việc này để phục vụ người da đỏ Huron ở Tân Thế Giới, vào năm 1636 ngài và các bạn, dưới sự lãnh đạo của Cha Jean de Brebeuf, đã đến Québec. Thời ấy, người Huron thường hay giao chiến với người Iroquois, và chỉ sau vài năm Cha Jogues và các linh mục khác đã bị người Iroquois bắt và cầm tù trong 13 tháng. Các lá thư và nhật ký của ngài cho thấy các ngài đã bị đưa từ làng này sang làng khác, bị đánh đập, bị tra tấn và buộc phải nhìn thấy cảnh những người Huron trở lại đạo bị xẻo thịt và giết chết.

 

 Một cơ hội bất ngờ đã giúp Cha Isaac Jogues vượt thoát đến Hòa Lan, và ngài trở về Pháp với những chứng tích của sự tra tấn. Những ngón tay bị cứa, bị bầm dập và bị cháy nám. Ðức Giáo Hoàng Urbanô VIII đã cho phép ngài cử hành Thánh Lễ với bàn tay tàn tật: "Thật hổ thẹn nếu một vị tử đạo của Ðức Kitô không được phép uống Máu Thánh Ðức Kitô." Sau khi được chào đón như một vị anh hùng, người ta nghĩ Cha Jogues có thể nghỉ ngơi và và sống an nhàn cho đến tuổi già. Nhưng nhiệt huyết rao giảng Tin Mừng lại thúc giục ngài trở về với ước mơ ban đầu. Trong một vài tháng sau, ngài lại dong buồm sang truyền giáo cho người Huron.

 

Vào năm 1646, Cha Jogues và Cha Jean de Lalande đến phần đất của người Iroquois với sự tin tưởng rằng người da đỏ sẽ tôn trọng hiệp ước hòa bình mới được ký kết. Nhưng ngay lập tức, các ngài đã bị phe gây chiến Mohawk bắt giữ, và vào ngày 18-10 Cha Jogues đã bị tra tấn bằng rìu và bị chặt đầu. Cha Jean de Lalande bị chết vào ngày hôm sau ở Ossernenon, một làng gần Albany, Nữu Ước.

 

Một trong các vị thừa sai dòng Tên tử đạo đầu tiên là Cha Rene Goupil, là người cùng với Cha Lalande đã hy sinh mạng sống như của tế lễ. Ngài bị tra tấn cùng với Cha Isaac Jogues, và bị chém bằng rìu vì đã làm dấu Thánh Giá trên trán các trẻ em.

 

Thánh Jean de Brebeuf (1593-1649): Jean de Brebeuf là một linh mục dòng Tên người Pháp, đến Gia Nã Ðại lúc 32 tuổi và làm việc ở đây trong vòng 24 năm. Khi nước Anh xâm chiếm Québec năm 1629 và trục xuất các linh mục dòng Tên thì ngài trở về Pháp, và bốn năm sau ngài trở lại hoạt động. Lúc ấy, người Huron bị dịch đậu mùa và người thầy thuốc của họ đổ lỗi cho các cha dòng Tên, nhưng Cha Jean vẫn ở lại đó.

 

Ngài đã soạn bộ giáo lý và tự điển tiếng Huron, và được nhìn thấy 7,000 người trở lại đạo trước khi ngài từ trần. Ngài bị người Iroquois bắt và sau bốn giờ tra tấn dã man, ngài đã trút hơi thở cuối cùng ở Sainte Marie, gần Georgian Bay, Gia Nã Ðại.

 

Cha Anthony Daniel, cũng phục vụ cho người Huron và bị người Iroquois giết chết vào ngày 4 tháng Bảy, 1648. Thi thể của ngài bị ném vào nhà nguyện và sau đó bị đốt cháy.

 

Thầy Gabrien Lalemant, sau khi chịu chức bốn cũng đã hy sinh mạng sống cho người da đỏ. Cùng với Cha Brebeuf, ngài bị tra tấn cho đến chết.

 

Cha Charles Garnier bị bắn chết khi ngài rửa tội cho các trẻ em và người dự tòng trong một cuộc tấn công của người Iroquois.

 

Cha Noel Chabanel bị giết trước khi được gọi về Pháp. Ngài thấy thật khó khăn để thích ứng với đời sống truyền giáo. Ngài không thể học được tiếng thổ âm, và ghê tởm thức ăn và đời sống của người da đỏ, và ngài cảm thấy tinh thần thật khô khan trong thời gian ở Gia Nã Ðại. Tuy nhiên ngài đã giữ lời hứa ở lại đây cho đến chết trong sứ vụ truyền giáo.

 

Tám vị linh mục dòng Tên tử đạo đầu tiên ở Bắc Mỹ Châu này đã được phong thánh vào năm 1930.

 

Lời Bàn

Ðức tin và đặc tính anh hùng đã in sâu niềm tin nơi thập giá Ðức Kitô trên quê hương Mỹ Châu. Giáo Hội Bắc Mỹ được phát sinh từ dòng máu tử đạo. Nhưng liệu chúng ta có còn hăng hái để giữ thập giá ấy vươn cao giữa chúng ta hay không? Chúng ta có còn can đảm để làm chứng cho đức tin đã ăn sâu nơi chúng ta, làm chứng cho Tin Mừng của thập giá cứu độ nơi gia đình, sở làm, và ngoài xã hội hay không?

 

Lời Trích

"Tôi tín thác vào Thiên Chúa là Ðấng không cần đến sự giúp đỡ của chúng ta để hoàn thành công trình của Người. Mỗi một nỗ lực của chúng ta là để giúp lập công và trung tín với Người, vậy chúng ta đừng làm hư hại công trình của Người bằng những khiếm khuyết của chúng ta" (trích từ lá thư Thánh Isaac Jogues gửi cho một linh mục bạn ở Pháp, ngày 12-9-1646, một tháng trước khi ngài tử vì đạo).

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

Tuesday, October 17, 2023

 

18 tháng 10

Thánh Luca

 

Thánh Luca là người viết phần lớn bộ sách Tân Ước, gồm quyển Phúc Âm thứ ba và Công Vụ Tông Ðồ. Trong hai cuốn này, ngài cho thấy sự song hành giữa đời sống Ðức Kitô và của Giáo Hội. Trong các thánh sử, ngài là người duy nhất thuộc dân ngoại. Truyền thuyết cho rằng ngài sinh quán ở Antioch, và Thánh Phao-lô gọi ngài là "người thầy thuốc yêu quý của chúng ta" (Col. 4:14). Có lẽ ngài viết sách Phúc Âm trong khoảng từ năm 70 cho đến 85.

 

Ngài xuất hiện trong sách Công Vụ trong chuyến hành trình thứ hai của Thánh Phao-lô, và ở lại Philippe một vài năm cho đến khi Thánh Phao-lô trở về đó trong chuyến hành trình thứ ba, và ngài tháp tùng Thánh Phao-lô đến Giêrusalem và ở gần thánh nhân trong thời gian cầm tù ở Ceasarea. Trong hai năm này, Thánh Luca đã có thời giờ để tìm tòi thêm các chi tiết và phỏng vấn những người đã từng gặp Ðức Giêsu. Sau cùng ngài là người đồng hành trung tín đã tháp tùng Thánh Phao-lô trong chuyến đi đầy nguy hiểm đến Rôma. Trong thư gửi Timôthê, Thánh Phao-lô có nhắc, "Chỉ có Luca là ở với tôi" (2 Tim 4:11).

 

Lời Bàn

Thánh Luca viết cho Kitô Hữu dân ngoại với tư cách của một người dân ngoại. Cuốn Phúc Âm ngài viết chứng tỏ ngài là người giỏi về tiếng Hy Lạp, cũng như nguồn gốc của Do Thái.

 

Ðặc tính của Thánh Luca có thể được nhận thấy trong Phúc Âm của ngài qua những tiêu đề được nhấn mạnh: (1) Phúc Âm của Sự Nhân Từ: Thánh Luca nhấn mạnh đến lòng nhân từ và nhẫn nại của Ðức Giêsu đối với người tội lỗi và người đau khổ. Ngài thật cởi mở đối với mọi người, Ngài lưu tâm đến người Samaritan, người phong cùi, người thu thuế, người lính, người tội lỗi công khai, người mù chữ, người nghèo. Chỉ trong Phúc Âm Thánh Luca là có đề cập đến người phụ nữ tội lỗi, dụ ngôn con chiên lạc và đồng bạc bị mất, dụ ngôn người con hoang đàng, và người trộm lành. (2) Phúc Âm của Sự Cứu Chuộc Vạn Vật: Ðức Giêsu chết cho tất cả mọi loài. Ngài không chỉ là con vua Ðavít mà còn là con cháu A Dong, và người ngoại giáo là bạn của Ngài. (3) Phúc Âm của Người Nghèo: "Người bé mọn" thường nổi bật -- ông Zecharia và bà Elizabeth, Ðức Maria và Thánh Giuse, các mục đồng, cụ Simeon và bà Anna. Ngài cũng lưu tâm đến điều mà ngày nay chúng ta gọi là "sự nghèo khó phúc âm." (4) Phúc Âm của Sự Quên Mình Tuyệt Ðối: Thánh Luca nhấn mạnh đến nhu cầu hiến dâng hoàn toàn cho Ðức Kitô. (5) Phúc Âm của Sự Cầu Nguyện và Chúa Thánh Thần: Thánh Luca cho thấy Ðức Giêsu cầu nguyện trước mỗi biến cố quan trọng trong sứ vụ. Chúa Thánh Thần đưa Giáo Hội đến cùng đích tuyệt hảo. (6) Phúc Âm của Niềm Vui: Thánh Luca thành công trong việc trưng dẫn niềm vui cứu độ đã lan tràn trong Giáo Hội tiên khởi.

 

Lời Trích

Ðoạn kết của Phúc Âm Thánh Luca: "Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Các ông bái lạy Người, rồi trở về Giê-ru-sa-lem mà lòng tràn ngập niềm vui, và họ tiếp tục ở trong Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa" (Luca 24:50-53).

 


Trích từ NguoiTinHuu.com

Monday, October 16, 2023

 

17 tháng 10

Thánh Ignatius ở Antioch
(c. 107?)

 

Sinh trưởng ở Syria, Ignatius trở lại Kitô Giáo và sau đó làm Giám Mục Antioch. Vào năm 107, hoàng đế Trajan ghé thăm Antioch và buộc các Kitô Hữu phải chối đạo hoặc chịu chết. Ignatius cương quyết không chối bỏ đức tin và do đó bị án tử hình ở Rôma.

 Trên đường từ Antioch đến Rôma để chịu tử đạo, Ðức Giám Mục Ignatius đã viết bảy lá thư nổi tiếng. Năm lá thư cho các Giáo Hội ở Tiểu Á; khuyến khích các Kitô Hữu trung thành với Thiên Chúa và vâng lời bề trên. Ngài cảnh giác họ hãy đề phòng những giáo thuyết lầm lạc, và dạy bảo họ những chân lý vững chắc của đức tin Kitô Giáo.

Lá thư thứ sáu gửi cho Polycarp, Giám Mục ở Smyrna, là người sau này cũng tử đạo vì đức tin. Lá thư sau cùng ngài xin các Kitô Hữu ở Rôma đừng ngăn cản ngài chịu tử đạo. "Ðiều duy nhất tôi xin các bạn là hãy để tôi được tự do dâng hiến máu tôi cho Thiên Chúa. Tôi là hạt lúa của Thiên Chúa, ước chi tôi được nghiền nát dưới nanh thú dữ để trở nên bánh tinh tuyền của Ðức Kitô."

Lời ước của ngài đã được thể hiện, và Ðức Ignatius từ trần dưới nanh vuốt của sư tử ở Colosseum năm 107.

Lời Bàn

Ðiều quan tâm lớn lao của Thánh Ignatius là sự hiệp nhất và trật tự trong Giáo Hội. Lớn lao hơn nữa, là ngài ao ước được tử đạo hơn là chối bỏ Ðức Giêsu Kitô. Không phải vì sự đau khổ mà người ta chú ý đến Thánh Ignatius, nhưng là vì tình yêu Thiên Chúa đã giữ vững ngài. Ngài biết cái giá của sự trung tín và không chối bỏ Ðức Kitô, dù có phải mất mạng sống.

Lời Trích

"Cùng với các Giáo Hội của Thiên Chúa ở Smyrna, tôi chào mừng các bạn. Các giáo dân đã an ủi tôi trong mọi phương cách, cả về phần xác lẫn phần hồn. Xiềng xích tôi mang vì Ðức Giêsu Kitô, như nài xin tôi hãy hân hoan trên con đường tiến đến Thiên Chúa, và tôi thúc giục các bạn: hãy kiên trì trong sự hoà thuận với nhau và trong sự cầu nguyện chung" (Ignatius Antioch, Thư Gửi Giáo Ðoàn Tralles).


Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, October 15, 2023

 

16 tháng 10

Thánh Marguerite d'Youville
(1701-1771)

 

Chúng ta có thể học cách thương người khi để đời sống chúng ta chịu ảnh hưởng bởi những người đầy lòng nhân hậu, bởi nhìn vào đời sống qua quan điểm của họ và suy nghĩ lại những gì chúng ta coi là giá trị.

 

 Sinh ở Varennes, Gia Nã Ðại, cô Marie Marguerite Dufrost de Lajemmerais phải thôi học vào lúc 12 tuổi để giúp đỡ người mẹ goá. Tám năm sau cô kết hôn với Francois d'Youville; họ có sáu người con, trong đó bốn người chết khi còn nhỏ. Mặc dù chồng bà thích cờ bạc và buôn bán rượu lậu cho người thổ dân Mỹ Châu và đối xử với bà cách tàn tệ, bà Marguerite vẫn chăm sóc chồng với lòng thương mến trong hai năm trước khi ông từ trần vào năm 1730.

 

Dù phải chăm sóc hai con nhỏ và trông coi tiệm tạp hóa để trả nợ cho chồng, bà Marguerite vẫn thường giúp đỡ người nghèo. Khi các con đã khôn lớn, bà và một vài người bạn đã cứu nguy cho một bệnh viện ở Quebec đang trên đà suy sụp. Bà đặt tên cho cộng đoàn của bà là Các Nữ Tu Bác Ái ở Montréal; dân chúng gọi họ là các "Nữ Tu Áo Xám" vì y phục họ mặc. Vào lúc ấy, những người nghèo ở Montréal thường nói với nhau, "Ðến với các Nữ Tu Áo Xám; họ không bao giờ bị từ chối giúp đỡ." Cho đến lúc bấy giờ, năm cộng đoàn tôn giáo khác được bắt nguồn từ các Nữ Tu Áo Xám.

 

Bệnh Viện Công ở Montréal trở nên Hotel Dieu (Nhà Chúa) và đã đề ra một quy tắc về chăm sóc y tế và lòng nhân hậu Kitô Giáo. Khi bệnh viện bị hỏa hoạn vào năm 1766, bà Marguerite đã quỳ trên đám tro tàn, xướng bài Te Deum ca ngợi sự quan phòng của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, và bắt đầu xây dựng lại. Bà đã chống trả với mưu toan của chính phủ nhằm giới hạn công việc bác ái của bà cũng như thiết lập cô nhi viện đầu tiên ở Bắc Mỹ Châu.

 

Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII, đã phong chân phước cho bà Marguerite vào năm 1959, và gọi bà là "Người Mẹ của Hội Từ Thiện Chung". Bà được phong thánh năm 1990.

 

Lời Bàn

 

Các thánh thường phải đương đầu với nhiều sự nản lòng, nhiều lý do để nói rằng "đời thật bất công" và tự hỏi xem Thiên Chúa ở đâu trong những vụn vỡ của cuộc đời. Chúng ta vinh danh các thánh như Marguerite vì họ cho chúng ta thấy, với ơn sủng của Thiên Chúa và sự cộng tác của họ, sự đau khổ có thể đưa đến lòng nhân hậu thay vì sự cay đắng.

 

Lời Trích

"Không chỉ một lần, công việc mà Thánh Marguerite thể hiện đã bị cản trở bởi thiên nhiên hay con người. Ðể có thể hoạt động nhằm đem lại một thế giới công chính và gần gũi hơn, thánh nữ đã phải đấu tranh trong nhiều cuộc chiến nặng nề và khó khăn" (Ðức Gioan Phaolô II, bài giảng lễ phong thánh).

 

 

VÀI HÀNG TIỂU SỬ VỀ THÁNH GIÊRAÐÔ MAJELLA

Thánh Giêrađô Majella sinh ngày 6/4/1726 và qua đời ngày 16/10/1755 vì bệnh lao phổi. Đức Giáo Hoàng Piô X đã phong thánh cho Ngài vào ngày 11/12/1904. Là một người ốm yếu và mồ côi cha lúc 12 tuổi, Giêrađô phải bỏ học để làm thợ may giúp đỡ gia đình.

 

Khi thành niên, ngài xin đi tu nhưng đi đâu cũng không được nhận vì các nhà dòng cho rằng ngài quá xanh xao gầy yếu. Ngài cũng thử đi tu rừng cùng với một người bạn, bắt đầu sống khổ hạnh, ăn cỏ và quả cây rừng nhưng không kéo dài được bao lâu. Tuy vậy Ngài vẫn không nản chí và cuối cùng được nhận vào Dòng Chúa Cứu Thế và trở thành Tu sĩ. Ngài luôn luôn chứng tỏ một đức tin mạnh mẽ tuyệt vời, sáng suốt, sống động cùng với lòng mến yêu Thiên Chúa nồng nàn. Ngài cũng có lòng yêu mến những người nghèo khó một cách nhiệt thành. Ngài năng hãm mình, phạt xác, luôn luôn cầu nguyện và sống theo Lời Chúa dậy: Mến Chúa hết lòng, hết sức lực, hết trí khôn. Lòng mến đó của Ngài đã được thể hiện qua lối sống khiêm nhường, chịu đựng những đau khổ, sự hành hạ của bạn bè. Ngài chỉ sống theo ơn Chúa soi sáng thúc bách để cuộc đời của Ngài hòa nhập vào đời sống Chúa Kitô.

 

Thiên Chúa đã ban cho Ngài thực hiện nhiều những phép lạ ngay cả khi Ngài còn sống để qua đó người Kitô hữu tăng thêm lòng tin vào Thiên Chúa. Ngài được Giáo hội tôn phong hiển thánh năm 1904 và lòng tôn sùng Thánh Nhân như là quan thày của các bà mẹ đang mang thai rất phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Canada.

 

BÁNH THÁNH GIÊRAÐÔ

 

Gốc tích Bánh Thánh Giêrađô là do lòng bác ái của Ngài đối với người nghèo, thường ngày phát bánh cho họ trước cửa nhà dòng. Một hôm, sau khi phát bánh xong, hai cô gái nghèo con của ông bà Laurentiô Miniellô đến xin. Bánh đã phát hết. Thánh nhân suy nghĩ chốc lát, đoạn vào nhà dòng, rồi quay trở lại liền với hai ổ bánh thật thơm ngon còn nóng hổi, như vừa lấy trong lò ra, nhưng hình dạng khác hẳn các bánh khác. Mọi người đều sửng sốt. Những người chứng kiến chỉ thấy Ngài bước chân vào cửa rồi bước ra, chẳng sờ tới một vật gì trong nhà cả. Mà thật sự lò bánh nhà dòng đã tắt lửa từ lâu.

 

Một phép lạ tương tự khác cũng đã xảy ra cho một người nghèo tuy có địa vị nhưng nghèo đói. Ông nghèo, nhưng lại xấu hổ, không dám đến gần xin. Khi thánh nhân phát bánh xong, người ta mới lưu ý Ngài về trường hợp ông. Ngài nói: "Tôi rất tiếc. Ông đến trễ quá!" Nhưng rồi Ngài tiếp liền: "Xin đợi cho một chút". Ngài trở vào nhà, rồi trở lại liền với một ổ bánh còn nóng bọc trong vạt áo choàng của Ngài. Bánh đó bởi đâu mà đến, trong khi lò nhà dòng đã tắt nguội từ lâu? Phép lạ rõ ràng.

 

Bánh Thánh Giêrađô còn nhắc lại những chiếc bánh lạ của Giêrađô khi còn nhỏ thỉnh thoảng mang về nhà. Mẹ hỏi thì cậu bé trả lời: "Một em nhỏ dễ thương, con của một bà sang trọng cho con." Rồi một hôm, hai mẹ con đến viếng tượng Ðức Mẹ ở Capotignado, Giêrađô nói với mẹ: "Ðây là Bà sang trọng hay cho con bánh." Lúc đó mẹ Giêrađô mới hiểu ra: Con của Bà sang trọng là Chúa Hài Ðồng.

 

Hằng năm lễ kính Thánh Giêrađô  vào ngày 16 tháng 10.

 

 

 

16 Tháng Mười

Thánh Hedwig
(1174-1243)

 

 

Rất ít người nhận thức được rằng họ có thể sử dụng của cải và quyền thế ở trần gian một cách khôn ngoan. Hedwig là một trong những người đó.

 

Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở Bavaria năm 1174. Ngài là con gái của Công Tước xứ Croatia. Năm 1186, ngài được cha mẹ cho lập gia đình sớm với Henry I, Công Tước xứ Silesia và Poland, và được bảy người con. Qua sự thuyết phục và nỗ lực của ngài, nhiều tu viện dành cho các tu sĩ nam nữ được thành lập ở Silesia. Nhiều bệnh viện cũng được hình thành, trong đó một bệnh viện được dành riêng cho người phong cùi. Trong thời kỳ xáo trộn vì tranh dành quyền thế, ngài là người góp phần kiến tạo hòa bình cho các phần đất ở chung quanh. Tuy nhiên, ngài thật đau khổ vì không thể can gián được cuộc chiến ác liệt của chính hai con mình, vì chúng không hài lòng với phần chia gia tài mà Henry đã sắp đặt.

 

Sau khi sinh hạ người con thứ bảy, ngài và người chồng thề sống tiết dục, ngài sống cuộc đời còn lại trong một tu viện ở Trebnitz, là nơi ngài góp phần trong việc điều khiển cộng đoàn, dù ngài không phải là một thành viên chính thức của tu hội. Ngài từ trần năm 1243.

 

Lời Bàn

Bất cứ của cải nào chúng ta có được thì không chỉ dành cho nhu cầu và sự thụ hưởng riêng của cá nhân chúng ta, nhưng cũng được dùng để giúp đỡ người khác. Và dù của cải được sử dụng thế nào đi nữa, chúng phải giúp chúng ta thăng tiến trong tình yêu Thiên Chúa, chứ không cản trở. Thực sự thì của cải thế gian không thể nào đi ngược với tình yêu Thiên Chúa, nhưng là chứng cớ của tình yêu ấy; tuy nhiên, rất có thể vì quá yêu chuộng của cải nên chúng ta quên đi Ðấng đã ban phát của cải này.

 

Lời Trích

Vào lúc cuối đời, Thánh Hedwig đã hy sinh ước muốn trở nên một tu sĩ để ngài có thể dùng của cải để giúp đỡ người nghèo. Với chính bản thân, ngài chọn sự khó nghèo, từ chối những phương tiện được dành cho ngài, ngay cả những vật dụng căn bản như giầy ấm mùa đông. Ngài mặc áo tu sĩ và sống đời tu trì, nhưng không từ bỏ quyền sở hữu tài sản vì muốn dùng của cải để giúp đỡ người nghèo. Ngài đã sống trọn vẹn cuộc đời một Kitô Hữu và sử dụng tài sản của ngài để giúp người khác nhận biết và quý trọng đời sôáng tâm linh trong ơn sủng của Thiên Chúa.

 


Trích từ NguoiTinHuu.com


LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 28 Thường Niên Năm A Ngày 15 Tháng 10 Năm 2023

 Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.” Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách. 

-Mt 22:1-14




Go out, therefore, into the main roads and invite to the feast whomever you find.’ The servants went out into the streets and gathered all they found, bad and good alike, and the hall was filled with guests. 

-Mt 22:1-14 

 Lời Mời Ơn Gọi : 

Thiên Chúa các đao binh sẽ ban cho một yến tiệc đầy thức ăn.” Chúng ta hảy chi nhỉn lên Đức Chúa cho Ơn Cứu Độ và bình an của chúng ta, vì mọi sự trên thế giới này sẽ trôi qua. 

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

 Hãy Gọi 1-800-553-3321



A Call To Vocation. 

“The Lord of hosts will provide a feast of rich food.” Let us look only to the Lord for our Salvation and peace, for the things of this world pass away.

 Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit

 Call 1-800-553-3321

  Trách Nhiệm Chúa Nhật 29 Thường Niên Ngày 22/10/2023 Năm A

 * Đọc Thông Báo. Anh Lương Xuyến 

* Giúp Lễ: Trần Jacqueline, Trần Justin. Trần Joe & A. Đinh Diễm. 

* B. Đọc I: Bà Tâm Long 

* Đáp Ca: Ca Đoàn 

* B. Đọc II: Thúy Vy 

* LN Giáo Dân và * Dâng Của Lễ: Khu 3

 * Sóc Rổ : Nhóm 2: Giới Trẻ 

* TTV Thánh Thể: Chi Nguyễn Vân+Khôi, Chị Đinh Lan, Ông Giuse Lâm Yên.

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. 

Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyễn Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải (đang ở Cali), Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), Bà Nguyễn Thị Xinh, và Ông Phạm Phú Hộ.

 Tin Vui Lảnh Nhật Bí Tích Rửa Tội.

Em Joan of Arch Lê Đào Ella, con anh Paul Lê Tuấn Sơn và Chị Theresa Đào Trần Diễm My thuộc Cộng Đoàn Đức Mẹ La vang, được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội ngay sau Thánh Lễ Chúa nhật hôm nay ngày 15 tháng 10 năm 2023. Nguyện xin Chúa chúc lành mọi Thần Khí xuống trên và trong em giúp biến đổi em thánh người con thánh của Chúa. Xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho Cha Mẹ của em được muôn vàn phúc lành hầu giúp em sống xứng đáng là người con của Chúa.

 Kính Đức Mẹ Fatima. 



Hội Gia đình Đền Tạ Tôn Vương Đức Mẹ Fatima thuộc Cộng đoàn chúng ta long trọng mừng kính trọng thể Đức Mẹ Fatima Chúa Nhật hôm nay ngày 15 tháng 10 năm 2023 thay vì vào thứ Sáu ngày 13 tháng 10 vừa qua. Xin Đức Mẹ chúc lành cho Hội trong mọi chúc lành của Chúa.

 Chương Trình Giáo Lý Người Lớn 2023-2024.

 Có Chị Phạm Thị Yến Nhi đang tham dự khóa học với người chồng tương lai. Ông Nguyễn Từ hướng dẫn lớp học. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chị được ơn đức tin để tin Chúa trong đời mà yêu mến và thờ phượng.

 Tin Giáo Lý Hôn Nhân. 

Chúa Nhật hôm nay ngày 15/10/2023 có lớp vào lúc 3:00pm. Hiện có một đôi tham dự lớp quý danh là Anh Bùi Quang Trưởng và Chị Lê Thị Bích Thủy. Chúng ta hãy cầu nguyện cho đôi này.

 Bảo Vệ Đời Sống và Nhân Vị Con Người. Chống lại Issue 1 của Cuộc bầu cử tháng 11 Sắp Tới.

 Hãy tiếp tực cầu nguyện và thực hành lá phiếu bầu cửa vào ngày 7 tháng 11 sắp tới bằng cách sử dụng tốt lá phiếu của mình để bênh vực sự sống và nhân vị của con người. Issue 1 này sẽ tước quyền của cha mẹ chăm sóc đời sống của các con em mình. Hãy vào mạng www.catholicaoc.org/ Vote NO để có nhiều tài liệu tin tức giúp chúng ta cổ võ cho việc chống đối Issue 1 này. Hãy cầu nguyện cho sự gia tăng hiểu biết về đời sống và về nhân vị con người. Hãy giáo dục chính mình và những người khác về các sự nguy hiểm của sự sữa đổi luật này; và hãy bỏ PHIẾU NO cho Issue 1 này. Ngoài ra hãy chắc chắn làm cho tiếng nói của chúng ta được nghe.

 Cầu Nguyện Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 2021-2024

 Dân Chúa đã bắt đầu tiến bước kể từ khi Đức GH Phanxico tập họp toàn thể HT vào trong một buồi họp Thượng Hội Đồng vào tháng 10 năm 2021. Bây giờ chúng ta tiến tới cột mốc quan trọng trong tiến trình này mà đã bắt đầu với sự tư vấn của dân Chúa. Thứ Tư vừa qua ngày 4 tháng 10, 2023, Đức Giáo Hoàng đã mở phần 1 của Tổng Hội Thường Niên thứ 16 của Thượng Hội Đồng Giám Mục, “vì một Giáo Hội đồng nghị, hiệp thông, tham gia và truyền giáo.” Ngoài ra ngài nói, “Không có cầu nguyện không có Thượng Hội Đồng. Thượng HĐGM này được đặt trọng tâm vào sự lắng nghe tới mọi thành phần dân Chúa đã được lãnh nhận phép rửa tội để cùng nhau cầu nguyện và hiệp nhất với nhau mà khám phá ra Chúa Thánh Thần đòi hỏi HT sự gì cho ngày hôm nay.

 Hãy Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Thánh Hiến. 

Trong Tổng Giáo Phận Cincinnati chúng ta hiện nay có 50 thanh niên thiếu nữ đang được huấn luyện để sống đời sống Thánh Hiến. Xin chúng ta hãy tiếp tục nâng đỡ các ơn gọi tới đời sống thánh hiến bằng những lời cầu nguyện của chúng ta.

  Bào Cáo Tài Chánh CN 8/10/2023 

 + Xóc Rổ: $1,754 

 + Bổng Lễ: $ 570 

 + Bán Thực Phẩm: $1.347