Saturday, May 7, 2022

 

Hạnh Các Thánh

07/05/2022

7 Tháng Năm
    Chân Phước Rose Venerini

    (1656 - 1728)

 

    Chân Phước Rose sinh ở Viterbo, Ý Ðại Lợi, năm 1656. Cha ngài là một bác sĩ. Sau cái chết của vị hôn phu, Rose gia nhập một tu viện nhưng chỉ được vài tháng cô đã phải về nhà để chăm sóc người mẹ goá sau khi cha cô từ trần.

 

    Lúc bấy giờ cô Rose vẫn sống độc thân và mỗi tối cô thường quy tụ các thiếu nữ trong phố để lần chuỗi Mai Khôi. Cô được một linh mục dòng Tên linh hướng, là người tin rằng ơn gọi của cô là trở nên một giáo chức "ở ngoài đời" hơn là một nữ tu chiêm niệm trong dòng; do đó, với sự trợ giúp của hai người khác, cô mở trường học cho các thiếu nữ ở Viterbo mà chẳng bao lâu trường ấy rất nổi tiếng và thành công.

 

    Cô Rose có tài ăn nói hoạt bát, có khả năng giáo dục và huấn luyện giáo chức. Cô không dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong việc phục vụ Thiên Chúa. Không bao lâu, cô được nổi tiếng và năm 1692, Ðức Hồng Y Barbarigo đã mời cô làm người cố vấn và giúp huấn luyện giáo chức cũng như mở các trường học trong địa phận. Chính ở đây cô trở nên một người bạn và là cô giáo của Lucia Filippini, là người sáng lập dòng và được phong thánh năm 1930.

 

    Cô Rose còn mở trường ở nhiều nơi khác, đôi khi phải đương đầu với sự chống đối có lúc quyết liệt, tỉ như họ dùng cung tên mà bắn giáo chức và đốt trường. Nhờ sự kiên nhẫn và tín thác vào Thiên Chúa nên cô đã vượt qua mọi trở ngại. Năm 1713, cô sáng lập một tổ chức ở Rôma và được chính Ðức Giáo Hoàng Clêmentê XI khen ngợi.

 

    Người giáo chức tận tụy này từ trần ở Rôma ngày 7 tháng Năm 1728, hưởng thọ bảy mươi hai tuổi. Sự thánh thiện của ngài được xác nhận qua các phép lạ, và năm 1952 ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô XII phong chân phước. Sau cái chết của ngài, các giáo chức trong các trường của ngài quy tụ thành một tu hội. Ngày nay, các Nữ Tu Venerini có mặt ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động trong các cộng đồng di dân người Ý.

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Thursday, May 5, 2022

 

Hạnh Các Thánh

05/05/2022

5 Tháng Năm
    Chân Phước Ceferino Jiménez Malla
    (1861 -- 1936)

 

    Chân Phước Ceferino Jimenez Malla, thường được gọi là "El Pele" sinh trong một gia đình thuộc dân du mục Gípsi (*) ở Tây Ban Nha năm 1861. Ông lập gia đình nhưng không có con nên đã nhận một đứa cháu vợ làm con nuôi. Mặc dù ít học, nhưng bản tính thông minh đã giúp ông thành công trong việc mua bán ngựa và có được một địa vị đáng kể trong xã hội để giúp đỡ người nghèo. Trái với thói quen của dân Gípsi, ông sống rất thành thật và siêng năng tham dự Thánh Lễ, rước lễ cũng như lần chuỗi Mai Khôi. Dân làng thường hay tìm đến ông để nhờ giải quyết các tranh chấp thường bùng nổ trong cuộc sống hàng ngày.

 

    Tiếng tăm về lòng bác ái và đạo đức của ông ngày càng lan rộng, và dù ít học, dân chúng thuộc đủ mọi thành phần đều kính trọng ông vì sự khôn ngoan và thành thật của ông.

 

    Lúc khởi đầu cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, vào tháng Bảy 1936, ông bị bắt về tội bảo vệ một linh mục đang bị kéo lê trên đường phố ở Barbastro, và vì ông đeo chuỗi Mai Khôi trên cổ. Ông được hứa trả tự do nếu ngừng lần chuỗi. Nhưng ông sẵn sàng chịu cảnh tù đầy và tử đạo. Vào tảng sáng ngày 8 tháng Tám 1936, ông bị hành quyết ở nghĩa trang Barbastro. Trước khi chết, tay ông cầm chuỗi Mai Khôi giơ cao và miệng hô to: "Vạn tuế Vua Kitô!"

 

    Ông được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 4 tháng Năm 1997.


    Lời Bàn

 

    Chân Phước Ceferino cho chúng ta thấy tình yêu của Ðức Kitô không bị giới hạn bởi dòng giống hay văn hóa. Việc sống đạo hàng ngày của Chân Phước Ceferino đã giúp ngài chuẩn bị cho sự hy sinh sau cùng. Bất kể hậu quả như thế nào, những quyết định mà chúng ta thể hiện hôm nay sẽ giúp chuẩn bị cho các quyết định tương lai.


    Lời Trích

 

    Trong buổi lễ tuyên phong chân phước cho ông Ceferino, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: "Cuộc đời của ông cho thấy Ðức Kitô luôn hiện diện trong các dân tộc và các dòng giống khác nhau, và mọi người đều được mời gọi đến sự thánh thiện qua việc trung thành tuân giữ các giới răn của Người và luôn ở trong tình yêu của Người" (Trích báo L'Observatore Romano 1997, Tập 1, Số 6).

 

    * Gypsy: là một giống dân du mục, nguyên thủy xuất phát từ Ấn Ðộ, sau đó lan tràn đến Âu Châu vào thế kỷ 14 hoặc 15. Hiện thời họ có mặt ở khắp các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Hung Gia Lợi, Tây Ban Nha, Anh Quốc, v.v., và sống bằng những nghề không được lành mạnh như ăn trộm, coi bói, nài ngựa, thợ hàn thiếc, v.v.

 

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

Wednesday, May 4, 2022

 

Hạnh Các Thánh

04/05/2022

4 Tháng Năm
    Thánh Peregrine

    (1265 -- 1345)

 

    Thánh Peregrine sinh ở Forli, nước Ý, và là quan thầy của những người bị đau khổ vì bệnh ung thư, bệnh AIDS (SIDA) và các căn bệnh trầm trọng khác.

 

    Lúc bấy giờ thành phố Forli dưới quyền cai quản của Ðức Giáo Hoàng và được coi là một phần của Quốc Gia Vatican. Peregrine sinh trong một gia đình có chân trong một đảng phái tích cực chống đối đức giáo hoàng. Vì Forli là nơi phát sinh đảng này nên thành phố ấy đang bị giáo hội cấm chế. Ðiều này có nghĩa không được cử hành Thánh Lễ và các Bí Tích ở đây. Thánh Philip Benizi, Bề Trên Dòng Tôi Tớ Ðức Maria được sai đến Forli để kêu gọi thành phố hòa giải và bãi bỏ hình phạt. Ông Peregrine lúc bấy giờ rất hăng say chính trị nên đã chất vấn Cha Philip trong khi ngài rao giảng, và ngay cả hành hung Cha Philip.

 

    Giây phút tấn công Cha Philip dường như đã thay đổi con người Peregrine thật mãnh liệt. Ông bắt đầu chuyển đổi nhiệt huyết của mình vào các công việc tốt lành và ngay cả gia nhập Dòng Tôi Tớ Ðức Mẹ ở Siena, lúc ấy đã 30 tuổi.

 

    Sau đó Peregrine trở về Forli. Truyền thống nói rằng ngài không phải là một linh mục, nhưng chỉ là một thầy trợ sĩ, đảm nhận công việc tông đồ cho dân chúng ở Forli. Ngài đặc biệt tận tụy chăm sóc người đau yếu, người nghèo và những người sống bên lề xã hội. Một trong những hãm mình đặc biệt của ngài là chỉ đứng bất cứ ở đâu nếu không cần thiết phải ngồi. Ðiều đó đưa đến bệnh giãn tĩnh mạch ở chân và biến chứng thành một vết thương có mủ, thật đau nhức và được chẩn đoán là ung thư. Vết thương ngày càng lan rộng, xông mùi hôi thối và không thể chữa trị được. Sau cùng các bác sĩ quyết định phải cắt chân của ngài.

 

    Vào lúc 60 tuổi, ngài phải đối diện với một thập giá mới và khó khăn hơn. Truyền thống kể rằng vào đêm trước khi giải phẫu, Peregrine cầu nguyện rất lâu trước thập giá Ðức Giêsu, xin Chúa chữa lành nếu đó là thánh ý Chúa. Khi ngủ thiếp đi, Peregrine thấy Ðức Giêsu rời khỏi thập giá và chạm đến chân của ngài. Khi tỉnh dậy, vết thương đã lành lặn và không phải giải phẫu nữa.

 

    Peregrine sống thêm 20 năm nữa, và từ trần ngày 1 tháng Năm 1345, hưởng thọ 80 tuổi. Ngài được phong thánh năm 1726. Người dân Forli chọn ngài làm Thánh Quan Thầy cho thành phố.

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Tuesday, May 3, 2022

 

Hạnh Các Thánh

03/05/2022

Ngày 3/05

Thánh Philípphê và Thánh Giacôbê

Thánh Giacôbê: Chúng ta không biết nhiều về thánh nhân ngoại trừ tên của người, và dĩ nhiên, Ðức Giêsu đã chọn người là một trong 12 cột trụ của Israel Mới, là Giáo Hội của Chúa. Thánh Giacôbê không phải là Giacôbê Hành Ðộng, con của Clopas, “anh em” với Ðức Giêsu và sau này là Giám Mục Giêrusalem và là tác giả Thư Thánh Giacôbê.

 

Thánh Philípphê: người cùng quê với Thánh Phêrô và Anrê, ở Bétsaiđa vùng Galilê. Ðích thân Ðức Giêsu gọi người, và sau đó người tìm gặp ông Nathanaen và nói với ông về “Người mà Môisen đã đề cập đến” (Gioan 1:45).

 

Cũng như các tông đồ khác, phải mất một thời gian thì Thánh Philípphê mới nhận ra Ðức Giêsu là ai. Trong một dịp, khi Ðức Giêsu trông thấy đám đông theo Người và muốn cho họ ăn, Người hỏi ông Philípphê có thể mua thực phẩm ở đâu cho dân chúng dùng. Thánh Gioan nhận xét, “Ðức Giêsu nói như thế là để thử ông, vì Người biết những gì phải làm” (Gioan 6:6). Ông Philípphê thưa, “Dù có tiền lương hai trăm ngày làm việc mà mua thức ăn cho họ thì cũng không đủ mỗi người một chút” (Gioan 6:7).

 

Nhận định của Thánh Gioan không phải là sự khinh thường Thánh Philípphê, mà cốt để chúng ta thấy sự khác biệt giữa khả năng của loài người và quyền năng của Thiên Chúa.

 

Trong một dịp khác, chúng ta có thể cảm được sự bực tức trong lời nói của Ðức Giêsu. Sau khi ông Tôma than phiền là họ không biết Ðức Giêsu đi đâu, Người nói, “Thầy là đường... Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng sẽ biết Cha Thầy. Từ bây giờ trở đi anh em được biết Người và được thấy Người” (Gioan 14:6a, 7). Nhưng ông Philípphê lại hỏi tiếp: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, và như thế là đã đủ cho chúng con” (Gioan 14:8). Thật quá quắt! Ðức Giêsu đáp lại, “Thầy từng ở với anh em bao nhiêu lâu mà anh vẫn chưa biết Thầy sao, hở Philípphê? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Gioan 14:9a).

 

Có lẽ vì Thánh Philípphê có tên Hy Lạp hoặc vì người được coi là thân cận với Ðức Giêsu, nên một số người ngoại giáo muốn theo đạo đã đến với người và xin người giới thiệu với Ðức Giêsu. Ông Philípphê đến nói với ông Anrê, và ông Anrê nói với Ðức Giêsu. Câu trả lời của Ðức Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan là câu trả lời gián tiếp; Ðức Giêsu nói “giờ” của Người đã đến, có nghĩa trong một thời gian ngắn Người sẽ hy sinh mạng sống cho người Do Thái cũng như Dân Ngoại (xem Gioan 12:21 -- 24).

 

Lời Bàn

Như trong trường hợp của các tông đồ khác, chúng ta thấy một con người rất bình thường đã trở nên nền tảng của Giáo Hội, và chúng ta cũng được nhắc nhở rằng sự thánh thiện và công cuộc tông đồ thì hoàn toàn do ơn của Chúa, không phải là sự thành đạt của con người. Mọi quyền năng là quyền năng của Thiên Chúa, ngay cả sự tự do của con người để đón nhận ơn sủng của Người. Ðức Giêsu nói với Thánh Philípphê “Con sẽ được mặc lấy sức mạnh từ trời”. Nhiệm vụ đầu tiên của các đấng là trục xuất các thần ô uế, chữa lành bệnh tật, loan báo nước trời. Dần dà, các đấng hiểu rằng những dấu chỉ bên ngoài này là các bí tích của một mầu nhiệm cao cả hơn ở bên trong con người -- đó là sức mạnh thần thánh để yêu thương như Thiên Chúa.

 

Lời Trích

“Người sai họ... như những người được chia sẻ quyền năng của Người để họ có thể làm cho muôn dân trở thành môn đệ Người, thánh hóa và dẫn dắt dân chúng... Họ được giao cho sứ mệnh này trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. TÐCV 2:1-26) phù hợp với lời Chúa hứa: 'Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em, và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy... cho đến tận cùng trái đất' (TÐCV 1:8). Qua sự rao giảng phúc âm ở mọi nơi (x. Máccô 16:20), và được đón nhận bởi những người nghe nhờ tác động của Thánh Thần, các tông đồ cùng quy tụ lại thành Giáo Hội hoàn vũ, mà Chúa Giêsu đã thiết lập trên các tông đồ và được đặt trên Thánh Phêrô, người đứng đầu, chính Ðức Giêsu Kitô vẫn là đá góc tường tối cao...” (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, 19).

Monday, May 2, 2022

 

Hạnh Các Thánh

02/05/2022

2 Tháng Năm
    Thánh Athanasius
    (296? - 373)

 

    Cuộc đời Thánh Athanasius đầy bôn ba vì tận tụy phục vụ Giáo Hội. Ngài là quán quân bảo vệ đức tin đối với sự lan tràn của lạc thuyết Arian. Sự nhiệt huyết của ngài được thể hiện trong các trước tác giúp ngài xứng đáng là Tiến Sĩ Hội Thánh.

 

    Sinh trong một gia đình Kitô Giáo ở Alexandria và được giáo dục kinh điển, Athanasius gia nhập hàng giáo sĩ và là thư ký cho Ðức Alexander, Giám Mục của Alexandria, và sau đó chính ngài được nâng lên hàng giám mục. Vị tiền nhiệm của ngài, Ðức Alexander, từng là người lớn tiếng chỉ trích một phong trào mới đang bành trướng ở Ðông Phương thời bấy giờ, đó là lạc thuyết Arian, họ khước từ thiên tính của Ðức Kitô và không coi Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa.

 

    Khi Ðức Athanasius đảm nhận vai trò Giám Mục của Alexandria, ngài tiếp tục chống với lạc thuyết Arian. Lúc đầu, cuộc chiến dường như dễ dàng chiến thắng và lạc thuyết Arian sẽ bị kết án. Nhưng thực tế thì trái ngược. Công Ðồng Tyre đã được triệu tập và vì một vài lý do không rõ ràng, Hoàng Ðế Constantine đã trục xuất Ðức Athanasius đến miền bắc nước Gaul. Ðây là chuyến đi đầu tiên trong một chuỗi hành trình và lưu đầy có nét phảng phất như cuộc đời Thánh Phaolô.

 

    Khi Constantine từ trần, hoàng tử kế vị đã phục hồi quyền giám mục của Ðức Athanasius. Nhưng chỉ được có một năm, ngài lại bị truất phế vì sự liên hiệp của các giám mục theo phe Arian. Ðức Athanasius đã đệ đơn lên Rôma, và Ðức Giáo Hoàng Julius I đã triệu tập một công đồng để duyệt qua vấn đề và các khó khăn liên hệ.

 

    Trong bốn mươi sáu năm làm giám mục, ngài đã phải lưu đầy mười bảy năm chỉ vì bảo vệ tín điều về thiên tính của Ðức Kitô. Trong một thời gian, ngài được an hưởng 10 năm tương đối bình an để đọc sách, viết lách và cổ võ lý tưởng của đời sống đan viện mà ngài hết lòng tận tụy.

 

    Các văn bản và giáo lý của ngài hầu hết là các bài bút chiến, trực tiếp chống lại mọi góc cạnh của lạc thuyết Arian. Trong các văn bản của ngài về đời sống khổ hạnh, cuốn Ðời Sống Thánh Anthony được nhiều người biết đến và góp phần lớn trong việc thiết lập đời sống đan viện trên khắp thế giới Kitô Giáo Tây Phương.


    Lời Bàn

 

    Khi là Giám Mục của Alexandria, Thánh Athanasius đã phải đau khổ nhiều vì những thử thách. Ngài được Chúa kiên cường để chống lại một điều tưởng như không thể nào vượt qua được vào lúc bấy giờ. Thánh Athanasius đã sống trọn vẹn trách nhiệm của một vị giám mục. Ngài bảo vệ đức tin chân chính cho đàn chiên, bất kể giá phải trả. Trong thế giới ngày nay, chúng ta cũng được mời gọi để giữ vững đức tin chân chính với bất cứ giá nào.


    Lời Trích

 

    Những khó nhọc mà Thánh Athanasius đã phải đau khổ trong khi lưu đầy -- trốn tránh, bỏ chạy từ nơi này sang nơi khác -- nhắc nhở chúng ta về những gì mà Thánh Phaolô đã đề cập đến trong cuộc đời ngài: "Trong nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, ở sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; trong vất vả mệt nhọc, qua những đêm không ngủ, qua sự đói khát, thường xuyên phải nhịn ăn uống, qua sự lạnh lẽo và trần truồng. Ngoài những điều này, hằng ngày tôi còn bị ray rứt vì sự ưu tư lo cho tất cả các giáo hội" (2 Corinthians 11:26-28).

 

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, May 1, 2022

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật 3 Phục Sinh Năm C

Ngày 01 Tháng 05 Năm 2022

Tháng Kính Mẹ

 Đức Giê-su nói: "Anh em đến mà ăn!" Không ai trong các môn đệ dám hỏi "Ông là ai?", vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi chỗi dậy từ cõi chết.                          

-Ga 21:1-19

 


     Jesus said to them, “Come, have breakfast.”  And none of the disciples dared to ask him, “Who are you?” because they realized it was the Lord. Jesus came over and took the bread and gave it to them, and in like manner the fish. This was now the third time Jesus was revealed to his disciples after being raised from the dead.    

-Jn 21:1-19

 

 

Lời Mời Ơn Gọi. Đức Giê -su hỏi chúng ta, “Anh em có yêu  mến Thầy không?”  Hãy bày tỏ lòng yêu thương của anh em cho Đức Giê-su trong cách anh em đang sống.

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần

Hãy Gọi 1-800-553-3321



A Call To Vocation: Jesus asks us, “Do you love me?”  Show your love for Jesus in the way that you live.

 Divine Word Missionaries and

Sister Servants of  The Holy Spirit

Call  1-800-553-3321

 

 


 

Trách Nhiệm Chúa Nhật 4 Phục Sinh

 Ngày 8 / 05 / 2022 Năm C Ngày Thân Mẫu

* Giúp Lễ:   Carson, Samantha, Madison, và Đinh Diễm.

* Đọc Thông Báo:  A. Nguyễn Thành

* B. Đọc I: Cecilia Thúy Vy

* Đáp Ca:   Ca Đoàn

* B. Đọc II: Cecilia Ngoc Đinh

* LN Giáo Dân & * Dâng Của Lễ : Khu  5

* Sóc Rỗ:  Nhóm 2—Nhóm Giới Trẻ.

* TTV Thánh Thể: Theresa Maria Đào Vân, Theresa Kim Loan, Giuse Đào Hồng. 

 


 

Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Võ Kiếm, Bà Chu Sử,  Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Ông Bà Khải.  Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Bà Nguyễn Hường, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Cha Cố Thomas Vũ Thái và Ông Hộ (William)  Nguyễn. 

 

 

Tin Chuyến Xe Đi Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu 2022.  Chuyến xe Bus còn 15 chỗ nữa cho nhưng ai muốn đi chung  chuyến đi 4 ngày. Hãy liên lạc với Anh Nguyễn Hoàng số 513-725-7-15 để giữ ghế.

 

 

Tin Lớp Học Rước Lễ Lần Đầu 2022. 



Hãy cầu nguyện cho các em sau đây để Các em có thể được đón nhận Mình Máu Thánh Chúa Giê-su vào Chúa Nhật kính Mình và Máu Thánh Chúa Giê-su ngày 19 tháng 6 năm 2022 :

01) Gioan Baotixita Aden.

02) Maria Schmidt Carly.

03) Maria Schmidit Savanna.

04) Anna Phan Christina.

05) Gioan Đinh Kim Ethan.

06) Tomaso Phạm John.

07) Tomaso Nguyện Josh.

08) Giuse Nguyện Huy Khanh.

09) Maria Lê Mia.

10) Maria Mai Natalie.

11) Maria Nguyễn Penny.

12)Matta Vũ Venice.  

     Xin Chúa thương ban cho các em nhiều ân sủng giúp các em sống đẹp lòng Chúa để xứng đáng đón nhận Chúa.

 

 

Tin Đầu Tháng 5 Chầu Thánh Thể.

-Thứ 5 Ngày 5– từ 8:00-8:30PM

-Thứ 6 Ngày 6– từ 8:00-11:00PM.

 (Giờ chầu trong thinh lặng giữ mình với Chúa)

Chúng ta hảy đến với Chúa và thờ phượng Chúa.  Cầu nguyện cho thế giới bình an và cho chiến tranh tại Ukrain được mau chấm dứt.

 

 

Tin Cộng Đoàn Rước Kiện Hoa Mẹ La-vang 2022.  Đại Diện các ban ngành đoàn thể và khu trong buỗi họp ngày 12/3/2022 đã quyết định Rước Kiệu Hoa Mẹ Tháng 5 vào lúc 10:00 AM / Sáng Chúa nhật thứ 6 Phục Sinh ngày 22/5/2022. Không vào lúc 5 giờ chiều thứ 7 tuần thứ 3 trong tháng 5 như mọi năm. Sau thánh lễ, mọi người được mời gọi tham dự bữa ăn trưa với nhau.  Cđ sẽ có món ăn chính.  Các món ăn phụ, do các ban ngành đoàn thể và khu đóng góp.  Các gia đình được mời gọi nấu thêm cho các món ăn, trái cây và nước uống như có thể.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 

 

Tin Vui Bãi Đậu Xe.  Được tin nhiều anh chị em đi Lễ không tìm được chổ đậu xe nên đã bỏ về trong nhiều tuần qua.  Bãi đậu xe bên kia đường rầy xe lưa nơi có nhiều xe Bus đậu sẽ là nơi cho các anh chị em đi trễ đậu xe.  Xin chúng ta đậu có thứ tự và đừng bao giờ đậu tại lối đi ra vào. Ai vi phạm, xe sẽ bị kéo đi/ tiền phạt tự trả.

 


 

Tin Ủng Hộ Hứa Đóng Góp Mục Vụ Công Giáo (Catholic MinistryAppeal)  Tổng số Cộng đoàn chúng ta  cần phải đóng góp ít nhất $5,025 cho quỹ CMA năm nay 2022.  Hiện tại có 24 Gia đình/ Hộ trong Cộng đoàn tham gia đóng góp cho Chương Trình CMA là $7,230.  Xin Chúa chúc lành cho các gia đình cộng tác vào chương trình chứng nhân CMA.

 

 

 Ngày Cũa Mẹ.  

Chúa Nhật thứ 2 trong tháng 5, người Hoa kỳ tôn vinh các người mẹ của các đàn con. Chúa Nhật thừ 4 Phục sinh tuần tới ngày 8/4/2022 là Ngày Của Mẹ. Ai vào đời làm người mà không có một người mẹ.  Chúng ta hãy cầu nguyện cho mẹ của mình.  Nều mẹ còn sống, nguyện cho mẹ bình an mạnh khỏe  và vui vẻ cùng tràn đầy ơn Chúa.  Nếu mẹ qua đời, cầu nguyển cho linh hồn mẹ được mau hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa.  Trong Ngày Của Mẹ, ta hãy làm một nghĩa cử nào bày tỏ lòng yêu thương của mình đối với mẹ.

 

 

Hãy Ủng Hộ Thiếu Nhi.

 1) Trong Ngày Của Mẹ.  Đoàn Thiếu Nhi sẽ gây quỹ cho Đoàn là bán hoa cho chúng ta để chúng ta không phải lo mua hoa từ nơi khác mà dâng cho mẹ. 

2) Trong Chúa Nhật thứ 6 Phục Sinh ngày 22 /5 /2022, Cộng đoàn chúng ta sẽ có Cuộc Rước Kiệu Hoa dâng Mẹ Maria, Đức Mẹ La-vang của chúng ta, Đoàn TNTT cũng sẽ bán hoa cho chúng ta dâng Mẹ Maria.  Chúng ta cũng ủng hộ mua hoa từ Đoàn TNTT mà không bận tâm phải mua hoa trước khi đi tham dự.  Đoàn TNTT cám ơn.

 


 

   Báo Cáo Tài Chánh CN 24/4/2022

+ Xóc Rỗ :                                 $1621

+ Bổng Lễ:                           $ 320

+ Bán thức ăn:                      $1,840

 

 

Hạnh Các Thánh

01/05/2022

1 Tháng Năm
    Thánh Giuse Thợ

 

    Hiển nhiên là để ứng phó với việc cử hành "Ngày Lao Ðộng" của Cộng Sản mà Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã thiết lập ngày lễ Thánh Giuse Thợ vào năm 1955. Nhưng sự liên hệ giữa Thánh Giuse và ý nghĩa lao động đã có từ lâu trong lịch sử.

 

    Trong nỗ lực cần thiết để nói lên nhân tính của Ðức Giêsu trong đời sống thường nhật, ngay từ ban đầu Giáo Hội đã hãnh diện nhấn mạnh rằng Ðức Giêsu là một người thợ mộc, hiển nhiên là được cha nuôi của Người huấn luyện, một cách thành thạo và khó nhọc trong công việc ấy. Nhân loại giống Thiên Chúa không chỉ trong tư tưởng và lòng yêu thương, mà còn trong sự sáng tạo. Dù chúng ta chế tạo một cái bàn hay một vương cung thánh đường, chúng ta được mời gọi để phát sinh kết quả từ bàn tay và tâm trí chúng ta, nhất là trong việc xây đắp Nhiệm Thể Ðức Kitô.


    Lời Bàn

 

    "Sau đó Thiên Chúa đưa người đàn ông vào sống trong vườn Êđen, để cầy cấy và chăm sóc khu vườn" (Sáng Thế 2:15). Thiên Chúa Cha đã tạo dựng nên mọi sự và muốn con người tiếp tục công trình tạo dựng ấy. Con người có phẩm giá là qua công việc, qua sự nuôi nấng gia đình, qua sự tham dự vào đời sống sáng tạo của Chúa Cha. Thánh Giuse Thợ có thể giúp chúng ta tham dự một cách sâu xa vào mầu nhiệm tạo dựng ấy. Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã nhấn mạnh đến điều này khi nói, "Thần khí chan hòa trên bạn và mọi người phát xuất từ con tim của Ðấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người, Ðấng Cứu Ðộ trần gian, nhưng chắc chắn rằng, không người lao động nào được thấm nhuần thần khí ấy một cách trọn vẹn và sâu đậm cho bằng cha nuôi của Ðức Giêsu, là người sống với Ngài một cách mật thiết trong đời sống gia đình cũng như làm việc. Do đó, nếu bạn ao ước muốn đến gần Ðức Kitô, một lần nữa chúng tôi lập lại rằng, 'Hãy đến cùng Thánh Giuse''" (xem Sáng Thế 41:44).