Saturday, January 6, 2024

 THÁNH RÂYMUNĐÔ PENYAFORT, LINH MỤC (1175-1275)

 

Thánh Râymunđô có cơ hội làm nhiều việc. Với tư cách là thành viên trong giới quý tộc Tây ban nha, ngài có tài sản và học thức để khởi đầu tốt về cuộc sống. Lúc 20 tuổi, ngài dạy triết học. Mới ngoài 30 tuổi, ngài có học vị tiến sĩ về giáo luật và dân luật. Lúc 41 tuổi, ngài trở thành tu sĩ Đa Minh. ĐGH Gregôriô IX mời ngài tới Rôma làm việc và là người giải tội cho ĐGH. Một trong các việc ĐGH bảo ngài làm là tập hợp các sắc lệnh của các ĐGH và các Công nghị trong 80 năm qua, trong khi Gratian cũng làm một sưu tập tương tự. Thánh Râymunđô soạn thảo 5 cuốn sách gọi là các sắc lệnh (Decretals). Bộ sách này được coi là một trong các bộ sưu tập tốt nhất về Giáo luật cho đến khi biên soạn bộ Giáo luật mới năm 1917.

 

Thánh Râymunđô đã viết một cuốn sách về các trường hợp cho các cha giải tội. Sách này có tên là Summa de casibus poenitentiae. Không chỉ có danh sách các tội và các việc đền tội, sách còn bàn về học thuyết thích hợp và Giáo luật liên quan vấn đề hoặc trường hợp xảy ra với cha giải tội. Lúc 60 tuổi, Thánh Râymunđô được bổ nhiệm Tổng giám mục giáo phận Tarragona, thủ đô Aragon. Ngài không thích danh tiếng chút nào, ngài bị bệnh rồi từ chức chỉ trong vòng hai năm. Ngài vẫn không được yên, vì khi ngài 63 tuổi lại được các tu sĩ Dòng Đa Minh bầu làm giám tỉnh toàn dòng, kế vị Thánh Đa Minh. Thánh Râymunđô làm việc cần mẫn, đi bộ đến thăm các tu sĩ Đa Minh, tái tổ chức hiến pháp và hoàn tất điều khoản về việc từ chức của các Tu viện trưởng. Khi hiến pháp mới được phê chuẩn, ngài xin từ chức lúc 65 tuổi.

Thánh Râymunđô có 35 năm chống dị giáo và làm việc để người Moors ở Tây Ban Nha trở lại đạo. Chính ngài đã thuyết phục thánh Thomas Aquinas viết tác phẩm “Against the Gentiles” (Chống Dân Ngoại).

 

 

 

 

Friday, January 5, 2024

 6/01/2024

  6/1 – THÁNH GRÊGÔRIÔ NAZIANZEN, GIÁM MỤC (329-390)

 

Sau khi được rửa tội ở tuổi 30, Grêgôriô vui vẻ nhận lời mời của người bạn Basiliô gia nhập dòng mới thành lập. Cuộc sống tĩnh mịch của ngài bị “phá rối” khi cha ngài, một giám mục, cần ngài giúp giáo phận. Có lẽ ngài thụ phong linh mục do bị bắt buộc, và miễn cưỡng lãnh trach nhiệm. Ngài khôn khéo né tránh ly giáo khi cha ngài thỏa hiệp với tà thuyết Arian. [*]

Lúc 41 tuổi, ngài được chọn làm giám mục phó của GP Caesarea, và rồi ngài xung khắc với hoàng đế Valens – người ủng hộ tà thuyết Arian. TGM Basiliô sai ngài tới một thành phố nghèo ở biên giới được phân chia một cách bất công trong giáo phận của ngài. TGM Basiliô khiển trách GM phó Grêgôriô không đến tòa giám mục.

Khi Valens qua đời, Arian không còn người ủng hộ, GM phó Grêgôriô được kêu gọi củng cố đức tin ở tòa giám mục Constantinople, nơi bị những người theo tà thuyết Arian chiếm giữ suốt 30 năm. Lần đầu tiên ngài ở nhà người bạn, sau đó nơi này trở thành nhà thờ Chính thống giáo duy nhất trong thành phố. Tại môi trường như vậy, ngài bắt đầu giảng những bài hùng hồn về Tam Vị Nhất thể (Chúa Ba Ngôi) và ngài trở nên nổi tiếng. Ngài củng cố đức tin trong thành phố, nhưng phải chịu nhiều đau khổ, bị vu cáo, bị lăng nhục và thậm chí bị bạo hành cá nhân.

Ngài sống những ngày cuối đời trong cô tịch và khổ hạnh. Ngài làm thơ tôn giáo, viết những bài tự truyện, viết về vẻ thâm sâu và vẻ đẹp. Ngài được gọi là “thần học gia.”

-----------------------------

[*] Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicê (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha.” Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.

 

 

Thursday, January 4, 2024

  5/1 – THÁNH JOHN NEUMANN, GIÁM MỤC (1811-1860)

 

Thánh John Neumann sinh ở nơi mà nay là Cộng hòa Séc. Sau khi học ở thủ đô Prague, ngài đến New York lúc 25 tuổi, và được thụ phong linh mục. Ngài truyền giáo ở New York tới lúc 29 tuổi, ngài vào Dòng Chúa Cứu Thế, trở nên thành viên đầu tiên tuyên khấn tại Hoa Kỳ. Ngài tiếp tục truyền giáo ở Maryland, Virginia và Ohio, và trở nên nổi tiếng đối với người Đức.

Lúc 41 tuổi, ngài được bổ nhiệm làm giám mục GP Philadelphia. Ngài tổ chức hệ thống trường của các giáo xứ vào hệ thống giáo phận, tăng số học sinh gần gấp 20 lần chỉ trong thời gian ngắn.

Ngài có biệt tài về tổ chức, ngài thu hút nhiều dòng tu nam nữ chuyên về giáo dục. Ngài có tiếng thánh thiện và giỏi, có những bài viết và bài giảng hay về tâm linh. Ngày 13-10-1963, ngài là giám mục Mỹ đầu tiên được tuyên chân phước, và được tuyên thánh năm 1977. Thi hài ngài được an táng tại Nhà thờ Thánh Phêrô Tông Đồ ở Philadelphia.

 

 

 

Wednesday, January 3, 2024

 4 Tháng Giêng

    Thánh Elizabeth Ann Seton
    (1774 - 1821)

 

    Mẹ Seton là một trong những rường cột của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Ngài sáng lập tu hội đầu tiên dành cho phụ nữ Hoa Kỳ, Dòng Nữ Tu Bác Ái, mở trường học đầu tiên trong giáo xứ Hoa Kỳ và thiết lập cô nhi viện đầu tiên ở Hoa Kỳ. Tất cả những điều trên ngài thực hiện trong vòng 46 năm đồng thời vừa nuôi dưỡng năm người con.

 

    Elizabeth Ann Bayley Seton quả thực là người của thế hệ Cách Mạng Hoa Kỳ, ngài sinh ngày 28 tháng Tám 1774, chỉ hai năm trước khi có bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Bởi dòng dõi và hôn nhân, ngài có liên hệ đến các thế hệ đầu tiên sống ở Nữu Ước và vui hưởng kết quả của một xã hội tiến bộ. Ðược nuôi nấng trong một gia đình nề nếp Anh Giáo, ngài biết được giá trị của sự cầu nguyện, Kinh Thánh và sự kiểm điểm lương tâm hàng đêm trước khi đi ngủ. Cha của ngài, Bác Sĩ Richard Bayley, không đóng góp nhiều cho nhà thờ nhưng ông là người rất nhân đạo, đã dạy được cho cô con gái bài học yêu thương và phục vụ tha nhân.

 

    Sự chết sớm của người mẹ năm 1777 và của bà vú nuôi năm 1778 đã đem lại cho Elizabeth một cảm nhận về sự tạm bợ của trần gian và thúc giục ngài hướng về vĩnh cửu. Thay vì ủ rũ và chán chường, ngài đối diện với các biến cố mà ngài coi là sự "hủy hoại khủng khiếp" với một hy vọng đầy phấn khởi.

 

    Vào năm 19 tuổi, Elizabeth là hoa khôi của Nữu Ước và kết hôn với một thương gia đẹp trai, giầu có là ông William Magee Seton. Họ được năm người con trước khi doanh nghiệp lụn bại và ông chết vì bệnh lao. Vào năm 30 tuổi, bà Elizabeth đã là một goá phụ, không một đồng xu và phải nuôi nấng năm đứa con.

 

    Trong khi sống ở Ý, bà được chứng kiến phong trào Tông Ðồ Giáo Dân qua gia đình của những người bạn. Ba điểm căn bản sau đã đưa bà trở về đạo Công Giáo: tin tưởng sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, sùng kính Ðức Mẹ và tin rằng Giáo Hội Công Giáo là một giáo hội tông truyền do Ðức Kitô thành lập. Nhiều người trong chính gia đình bà cũng như bạn hữu đã tẩy chay bà khi trở lại Công Giáo vào tháng Ba 1805.

 

    Ðể nuôi con, bà mở trường học ở Baltimore. Ngay từ ban đầu, nhóm giáo chức của bà đã theo khuôn khổ của một tu hội, mà sau đó được chính thức thành lập vào năm 1809.

 

    Hàng ngàn lá thư của Mẹ Seton để lại cho thấy sự phát triển đời sống tâm linh của ngài, từ những việc tốt lành bình thường cho đến sự thánh thiện cách anh hùng. Ngài chịu đau khổ vì những thử thách như đau ốm, hiểu lầm, cái chết của những người thân yêu (chồng và hai con gái), cũng như sự lo lắng đến đứa con trai hoang đàng. Ngài từ trần ngày 4 tháng Giêng 1821, và vào ngày 17-3-1963, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên xưng ngài là vị chân phước đầu tiên người Hoa Kỳ. Ngài được phong thánh ngày 24-9-1975.


    Lời Bàn

    Thánh Elizabeth Seton không có những khả năng phi thường. Ngài không phải là một vị thần bí hay được in năm dấu thánh. Ngài không được ơn tiên tri hay nói tiếng lạ. Ngài chỉ có hai điều thành tâm: từ bỏ ý riêng để theo thánh ý Thiên Chúa, và yêu quý Bí Tích Thánh Thể. Ngài viết thư cho người bạn là bà Julia Scott, rằng ngài muốn đổi cả thế gian để sống ẩn dật ở "trong hang hay sa mạc. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho tôi nhiều việc phải làm, và tôi hằng cầu xin và luôn luôn hy vọng được vâng theo ý Chúa hơn là ý riêng tôi." Kiểu cách nên thánh của ngài là mở lòng cho mọi sự nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thi hành thánh ý Ngài.


    Lời Trích

    Thánh Elizabeth Seton nói với các nữ tu, "Tôi thiết nghĩ mục đích trước nhất trong công việc hàng ngày của chúng ta là thi hành thánh ý Thiên Chúa; thứ đến, thi hành điều ấy trong phương cách mà Ngài muốn; và thứ ba, thi hành điều ấy vì đó là ý Chúa."

    

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Tuesday, January 2, 2024

 3/1 – KÍNH THÁNH DANH CHÚA GIÊSU

Chữ HIS hoặc JHS được viết tắt từ chữ JESOUS, tôn danh bằng tiếng Hy Lạp dành cho Chúa Giêsu.

Thánh Phaolô xác định: “Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa.” (x. Pl 2:9-11) Lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu phổ biến trong các đan viện Xitô (Cistercians) từ thế kỷ XII, nhất là qua giáo huấn của Thánh Bernardine Siena, tu sĩ Dòng Phanxicô hồi thế kỷ XV.

Thánh Bernardine dùng lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu là cách vượt qua những cuộc chiến gian lao và thường đổ máu, chống lại sự kình địch gia đình hoặc mối thù truyền kiếp (vendettas) ở Ý. Lòng sùng kính này phát triển, một phần do các tu sĩ Dòng Phanxicô và Đa Minh, thậm chí phát triển rộng rãi hơn sau khi các tu sĩ Dòng Tên bắt đầu truyền bá từ thế kỷ XVI.

Năm 1530, ĐGH Clementô V phê chuẩn lễ Kính Thánh Danh Chúa Giêsu cho các tu sĩ Dòng Phanxicô. Năm 1721, ĐGH Innocent XIII mở rộng lễ này cho Giáo hội toàn cầu.

 

 

 

 3 Tháng Giêng

Thánh Grêgôry ở Nazianzus
(329 - 390)

 

Thánh Grêgôry ở Nazianzus -- Tiến Sĩ Hội Thánh và là một trong ba vị Giáo Phụ Cappadocian (hai vị khác là Thánh Basil Cả và Thánh Grêgôry ở Nyssa) -- là con của đức giám mục ở Nazianzus thuộc Cappadocia. Ngài được học hỏi nhiều về các văn bản Kitô Giáo, nhất là của Origen, và triết Hy Lạp. Trong khi theo học ở Cappadocian Caesarea, ngài gặp Ðức Basil, và từ đó nẩy nở một tình bạn thắm thiết có ảnh hưởng tốt cũng như xấu đến cuộc đời ngài.

 

Theo lời mời của Ðức Basil, Grêgôry gia nhập một đan viện mới thành lập của Ðức Basil. Tuy nhiên, đời sống ẩn dật phải bỏ dở khi cha của ngài cần người trông coi địa phận và bất động sản. Và dưới áp lực của người cha, ngài chịu chức linh mục. Vì sự giằng co giữa đời sống ẩn dật và công khai, hơn một lần ngài phải trở về đan viện khi cộng đoàn cần đến ngài.

 

Ngài khéo léo tránh cuộc ly giáo đang đe dọa thời ấy, vì cha của ngài có thoả hiệp với bè rối Arian. Lúc 41 tuổi, Grêgôry được chọn làm Ðức Giám Mục Phó của Caesarea và ngay lập tức đụng độ với Hoàng Ðế Valens, là người hỗ trợ bè rối Arian. Kết quả không may của cuộc chiến chống với tà thuyết là sự lạnh nhạt tình bạn giữa hai người. Ðức Basil, là tổng giám mục, đã sai ngài đến một thành phố nghèo nàn và bệnh hoạn tiếp giáp với phần đất lấn chiếm cách bất công vào địa phận của ngài.

 

Khi việc chống đối bè rối Arian chấm dứt với cái chết của Valens, Ðức Grêgôry được gọi về xây dựng lại đức tin trong giáo phận lớn Constantinople đã bị ảnh hưởng bởi tà thuyết Arian trong ba thập niên. Mệt mỏi và bối rối, ngài bị lôi vào cơn lốc của sự thối nát và bạo loạn. Trong hoàn cảnh ấy ngài bắt đầu viết các bài giảng nổi tiếng về Thiên Chúa Ba Ngôi. Kịp thời, ngài tái xây dựng đức tin của thành phố, nhưng phải trả bằng một giá quá đắt của sự đau khổ, vu khống, sỉ nhục và ngay cả hành hung cá nhân ngài.

 

Những ngày cuối đời, ngài sống cô độc và khắc khổ. Ngài sáng tác thi ca tôn giáo, trong đó có một ít về tự truyện, thật sâu xa và mỹ miều. Ngài nghĩ rằng đức tin nơi Thiên Chúa không thể thấu hiểu được là nền tảng cho thần học chân chính. Tài hùng biện và việc bảo vệ lập trường đức tin của ngài trong Công Ðồng Nicea đã giúp ngài xứng đáng được gọi là "Thần học gia."


Lời Bàn

 

Sự xôn xao về những thay đổi trong Giáo Hội hiện nay, dù có chút lo lắng cũng chỉ là cơn bão nhỏ so với sự tàn phá do bè rối Arian gây nên, là một thảm kịch mà Giáo Hội không bao giờ quên. Ðức Kitô không hứa hẹn loại thanh bình mà chúng ta muốn được hưởng -- không có khó khăn, không có chống đối, không có đau khổ. Cách này hay cách khác, sự nên thánh luôn luôn là con đường thập giá.


Lời Trích

 

"Thiên Chúa chấp nhận những khao khát của chúng ta như thể chúng có giá trị lớn. Ngài nóng lòng mong ước chúng ta khao khát và yêu thương Ngài. Ngài chấp nhận những thỉnh cầu có lợi cho chúng ta như thể chúng ta đang làm ơn cho Ngài. Niềm vui của Ngài khi cho đi thì lớn hơn niềm vui của chúng ta khi được lãnh nhận. Do đó, chúng ta đừng thờ ơ khi cầu xin, cũng đừng giới hạn các thỉnh cầu; cũng đừng xin những điều phù phiếm bất xứng với sự cao trọng của Thiên Chúa" (Bài giảng Thánh Grêgôgy Nazianzus).

 

Monday, January 1, 2024

 2024

  Ngày 2 tháng 1 – THÁNH BASILIÔ CẢ, GIÁM MỤC (329-379)

 

 

Ngài là thầy dạy nổi tiếng khi quyết định sống đời tu theo tinh thần nghèo khó của Phúc Âm. Sau khi nghiên cứu nhiều cách tu, ngài phát hiện dạng tu mà có thể là tu viện đầu tiên ở Tiểu Á. Ngài là tu sĩ của Đông phương, Thánh Bênêđictô là tu sĩ của Tây phương, và tu luật của ngài ảnh hưởng đời đan tu Tây phương ngày nay.

Ngài thụ phong linh mục và giúp Đức Tổng Giám Mục ở Caesarea (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), rồi chính ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục, dù bị chống đối từ một số giám mục phó, có thể do họ đoán trước có sự cải cách.

Một trong các tà thuyết làm tổn hại Giáo hội là Arian. [*] Hoàng đế Valens đã bách hại các tín đồ Chính thống giáo, gây áp lực với Thánh Basiliô phải im lặng và chấp nhận cho những người theo tà thuyết được hiệp thông. Ngài cương quyết từ chối, Valens thoái lui. Nhưng rắc rối vẫn còn. Khi Thánh Athanasiô qua đời, Thánh Basiliô phải đảm trách việc chống lại tà thuyết Arian. Ngài bị hiểu lầm, bị xuyên tạc, bị kết tội theo tà thuyết và tham vọng. Khi được triệu hồi để gặp Đức Giáo Hoàng, ngài không biện hộ mà chỉ khiêm nhường nói: “Tội của con là có vẻ đã không thành công trong mọi việc.”

Ngài không biết mệt mỏi trong việc mục vụ. Mỗi ngày ngài giảng 2 lần trước rất nhiều người, xây dựng bệnh viện được gọi là kỳ công thế giới – khi giới trẻ tổ chức cứu trợ và chống mại dâm.

Ngài là nhà hùng biện. Các bài viết của ngài, dù không được chấp nhận khi ngài sinh thời, nhưng sau được coi là những giáo huấn tuyệt vời của Giáo hội. Sau khi ngài qua đời được 72 năm, Công đồng Chalcedon tôn vinh ngài là “Thánh Basiliô Cả,” là “thừa tác viên của ân sủng đã giải thích chân lý cho toàn thế giới.”

 2 Tháng Giêng

    Thánh Basil Cả
    (329 - 379)

 

    Thánh Basil đang là một thầy giáo nổi tiếng thì ngài quyết định theo đuổi đời sống tu trì nghèo hèn của Phúc Âm. Sau khi tìm hiểu các phương thức tu trì, có thể nói ngài là người sáng lập đan viện đầu tiên ở Tiểu Á. Ngài nổi tiếng đối với các vị ẩn tu Ðông Phương cũng như Thánh Benedict nổi tiếng ở Tây Phương, và quy luật ngài viết đã ảnh hưởng đến đời sống đan viện Ðông Phương mãi cho đến ngày nay.

 

    Sau khi thụ phong linh mục, ngài phụ tá cho Ðức Tổng Giám Mục của Caesarea (bây giờ là vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ) và sau cùng chính ngài trở thành tổng giám mục, bất kể sự chống đối của các giám mục phó, có lẽ vì ngài đã nhìn thấy những canh tân cần thiết. Trong nhiệm vụ của một tổng giám mục, ngài siêng năng học hỏi và làm việc liên lỉ. Ðiều này giúp ngài được gọi là "Vĩ đại" ngay trong thời của ngài và là Tiến Sĩ Hội Thánh sau khi ngài chết.

 

    Vào thời ấy, một trong những nguy hại nặng nề cho Giáo Hội là bè rối Arian, mà họ khước từ thiên tính của Ðức Kitô. Hoàng đế Valens bách hại đạo chính thống, và ép buộc Ðức Basil phải giữ im lặng và chấp nhận cho những người bè rối được rước lễ. Ðức Basil giữ vững lập trường, và Valens phải nhượng bộ. Nhưng khó khăn vẫn còn. Khi vị đại thánh Anthanasius từ trần, trách nhiệm che chở bảo vệ đức tin chống với bè rối Arian đổ xuống trên Ðức Basil. Ngài cố gắng khủng khiếp để kết hợp và phục hồi những người Công Giáo theo ngài đang bị tan nát vì sự bạo ngược và vì chia rẽ nội bộ. Có thể nói sự chiến thắng tà thuyết Arian trong Công Ðồng Nicene và việc lên án tà thuyết này trong Công Ðồng Constantinople năm 381-382, phần lớn là do công lao của ngài.

 

    Ngài làm việc không biết mệt trong công việc mục vu, chống với nạn buôn thần bán thánh, giúp đỡ nạn nhân của hạn hán và đói kém, cố gắng thay đổi hàng giáo sĩ, nhấn mạnh đến tinh thần kỷ luật, ngài không sợ lên án những điều xấu xa một khi được nhận thấy, và ra vạ tuyệt thông những ai dính líu đến nạn mãi dâm ở Cappadocia.

 

    Ðức Basil nổi tiếng là một nhà diễn thuyết. Các văn bản của ngài, dù thời ấy không nổi tiếng, đã đưa ngài lên hàng các bậc thầy của Giáo Hội. Bảy mươi hai năm sau khi ngài từ trần, Công Ðồng Chalcedon đã đề cập đến ngài là "Ðức Basil vĩ đại, người thừa tác ơn sủng đã dẫn giải chân lý cho toàn thể trái đất."


    Lời Bàn

    Như người Pháp thường nói, "Càng thay đổi bao nhiêu, họ càng giữ nguyên như vậy." Thánh Basil phải đối diện với các khó khăn giống như Kitô Hữu ngày nay. Bổn phận của một vị thánh là duy trì tinh thần Ðức Kitô trong những vấn đề thật đau khổ và phức tạp, như cải cách, tổ chức, chiến đấu cho người nghèo, duy trì sự quân bình và bình an khi bị hiểu lầm.


    Lời Trích

    Thánh Basil nói: "Thực phẩm mà bạn không dùng là thực phẩm của người đói; quần áo bạn treo trong tủ là quần áo của người trần truồng; giầy dép bạn không dùng là giầy dép của người chân không; tiền bạc bạn cất giữ là tiền bạc của người nghèo; hành động bác ái mà bạn không thi hành là những bất công mà bạn đã phạm."

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

Sunday, December 31, 2023

 Ngày 1 tháng 1 – ĐỨC MARIA, THÁNH MẪU THIÊN CHÚA

 

 

 Thiên chức Thánh Mẫu Thiên Chúa mở rộng điểm nổi bật của lễ Giáng Sinh. Đức Maria có vai trò quan trọng trong Mầu Nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đức Mẹ chấp nhận lời mời gọi của sứ thần bằng tiếng “xin vâng.” (x. Lc 1:26-38) Thánh Êlidabét tuyên xưng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1:42-43) Vai trò Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria đã đặt Mẹ vào vị trí độc nhất trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

Không nói rõ tên Maria, nhưng Thánh Phaolô xác định: “Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: Abba, Cha ơi!” (Gl 4:4-6) Điều đó giúp chúng ta nhận ra Đức Maria là Mẹ của mọi anh chị em của Chúa Giêsu – tức là chúng ta.

Một số thần học gia cho rằng cương vị Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria là yếu tố quan trọng trong công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Ý nghĩ “đầu tiên” của Thiên Chúa trong việc sáng tạo là Đức Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng có thể yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa một cách hoàn hảo thay cho mọi thụ tạo. Chúa Giêsu là “người đầu tiên” trong ý nghĩ của Thiên Chúa, Đức Mẹ là “người thứ nhì” được tuyển chọn từ đời đời để làm Mẹ của Chúa Giêsu.

Danh xưng “Mẹ Thiên Chúa” xuất hiện từ thế kỷ III hoặc IV. Theo tiếng Hy Lạp Theotókos [θeoˈtokos] – người mang Thiên Chúa, trở nên tiêu chuẩn của giáo huấn Giáo Hội về Mầu Nhiệm Nhập Thể. Công Đồng Êphêsô năm 431 nói rằng các thánh giáo phụ đã đúng khi tôn xưng Đức Mẹ là Theotókos. Khi bế mạc công đồng này, nhiều người đã diễu hành và hô to: “Tôn vinh Đấng Theotókos!” Truyền thống đó còn tới ngày nay. Trong chương nói về vai trò của Đức Maria trong Giáo Hội, Hiến chế về Giáo Hội (Dogmatic Constitution on the Church, Công Đồng Vatican II) đã tôn xưng Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa” 12 lần.

Tuy nhiên, theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Luca, chúng ta thấy Thánh Êlidabét là người đầu tiên gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1:42-43)

(Trầm Thiên Thu chuyển ngữ)

 

 1 Tháng Giêng

Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa

 

Vai trò người mẹ siêu phàm của Ðức Maria đã triển khai tính cách đặc biệt của biến cố Giáng Sinh. Ðức Maria đóng một vai trò quan trọng trong sự Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài chấp nhận lời mời của Thiên Chúa mà đã được sứ thần đưa tin (Luca 1:26-38). Bà Êlizabét đã phải xưng tụng: "Em có phúc hơn mọi người nữ, và phúc thay người con trong lòng em. Bởi đâu tôi được người mẹ của Chúa tôi đến thăm?" (Luca 1:42- 43). Vai trò làm mẹ Thiên Chúa của Ðức Maria đã đặt ngài vào một vị trí độc đáo trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa.

 

Tuy không nhắc đến tên Ðức Maria, Thánh Phaolô khẳng định rằng "Thiên Chúa đã sai Con Ngài, sinh bởi một phụ nữ, sinh ra dưới chế độ luật" (Galat 4:4). Thánh Phaolô còn nói thêm "Thiên Chúa đã sai thần khí Con Ngài đến trong tâm hồn chúng ta, để kêu lên 'Abba, Lạy Cha!'" giúp chúng ta nhận thức rằng Ðức Maria là mẹ của tất cả các người em Ðức Giêsu.

 

Một số thần học gia còn nhấn mạnh rằng vai trò làm mẹ Ðức Giêsu của Ðức Maria là một yếu tố quan trọng trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa. Ý tưởng "đầu tiên" của Thiên Chúa trong sự tạo dựng là Ðức Giêsu. Ðức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, là Ðấng có thể dâng lên Thiên Chúa tình yêu và sự thờ phượng tuyệt hảo nhất thay cho mọi tạo vật. Một khi Ðức Giêsu có trong tâm trí của Thiên Chúa "đầu tiên," thì "thứ đến" phải là Ðức Maria vì ngài đã được chọn từ thuở đời đời để làm mẹ Ðức Giêsu.

 

Danh hiệu "Mẹ Thiên Chúa" đã có từ thế kỷ thứ ba hay thứ tư. Từ tiếng Hy Lạp Theotokos (người mang Thiên Chúa), danh xưng ấy đã trở thành nền tảng cho giáo huấn của Giáo Hội về sự Nhập Thể. Công Ðồng Êphêsô năm 431 nhấn mạnh rằng các thánh Giáo Phụ đã có lý khi gọi đức trinh nữ rất thánh là Theotokos. Vào lúc cuối của công đồng đặc biệt này, đám đông dân chúng diễn hành trên đường phố, miệng hô lớn: "Ngợi khen đấng Theotokos!" Truyền thống ấy vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Trong chương về vai trò của Ðức Maria trong Giáo Hội, hiến chế Tín Lý về Giáo Hội của Công Ðồng Vatican II đã gọi Ðức Maria là "Mẹ Thiên Chúa" đến 12 lần.

 


Lời Bàn

Ngày lễ hôm nay còn bao gồm nhiều chủ đề khác. Ðó là Tuần Bát Nhật Lễ Giáng Sinh: Việc tưởng nhớ đến vai trò người mẹ siêu phàm của Ðức Maria đem lại một nhận thức khác về niềm vui Giáng Sinh. Ðó là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới: Ðức Maria là mẹ của Hoàng Tử Hòa Bình. Ðó là ngày đầu của năm mới: Ðức Maria tiếp tục đem lại sự sống mới cho con cái của ngài - và cũng là con cái của Thiên Chúa.

 


Lời Trích

"Từ muôn đời, Ðức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa, cùng với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa. Theo chương trình của Chúa Quan Phòng, ngài trở nên người mẹ dấu yêu của Ðấng Cứu Chuộc, một cộng sự viên đặc biệt cao quý, và tôi tớ khiêm tốn của Chúa. Ngài đã cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Ðức Kitô" (Tín Lý về Giáo Hội, 61).

LỜI CHÚA HÔM NAY

 Chúa Nhật Thánh Gia Thất Năm B Ngày 31 Tháng 12 Năm 2023 

The Holy Family

Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-salem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”, và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền.

 - Lc 2:22-40  




 When the days were completed for their Purification according to the law of Moses, They took him up to Jerusalem to present him to the Lord, just as it is written in the law of the Lord, Every male that opens the womb shall be consecrated to the Lord, and to offer the sacrifice in accordance with the dictate in the law of the Lord. 

-Lk 2:22-40

 Lời Mời Ơn Gọi : 

Tiếng nói của Thiên Chúa trước hết được nghe qua tiếng nói của mẹ cha (Sir 3:2) Hãy cam kết làm cho nhà của anh em trở nên hội thánh địa phương nơi mà lời mời gọi của Thiên Chúa có thê nghe được và được nuôi dưỡng.

 Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời 

Và Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

 Hãy Gọi 1-800-553-3321



 A Call To Vocation. 

The voice of God is first heard in the voice of a mother and father. (Sir 3:2) Make a commitment to make your home a domestic church where the Lord;s cal can be heard and nourished.

 Divine Word Missionaries 

and Sister Servants of The Holy Spirit

 Call 1-800-553-3321

 Trách Nhiệm Chúa Nhật Chúa Hiển Linh Ngày 07/01/2024 Năm B

 * Đọc Thông Báo: Ô. Nguyễn Hào 

* Giúp Lễ: Trần Jacqueoine, Trần Justin, Trần Joey & A. Đinh Diễm. 

* B. Đọc I: Anh Vũ Đức 

* Đáp Ca: Ca Đoàn 

* B. Đọc II: Chị Lan Đào

 * LN Giáo Dân: Khu 4

* Dâng Của Lễ: Khu 4 

* Sóc Rổ : Nhóm 1: Hội Các Bà Mẹ

 * TTV Thánh Thể: Giuse Nguyễn Phong, Đaminh Trần Vinh.Teresa Đào Phượng.

 Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn.

 Bà Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Ông Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyễn Khải. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải (đang ở Cali), Bà Huệ, Bà Nguyễn Thao (Chính), và Ông Phạm Phú Hộ.

 Chào Mừng Cha Khách. 

Chúa Nhật ngày 31 tháng 12 hôm nay, có Cha Phê-rô Nguyễn Bá Quốc Linh đồng tế, dòng Chúa Cứu Thế. Ngoài ra có Cha Ngọc cũng đồng tế. Nguyện xin sự Bình an, vui mừng và tràn đầy ơn Chúa Giáng Sinh trên quý Cha và một Năm mới Thánh Đức tràn đầy Thánh Sủng trong Chúa Thánh Thần.

 Đại Lễ ĐứcMaria, Mẹ ThiênChúa Thứ Hai Ngày 1/1/2024 Năm B

 Lễ Tết DL - Lúc 11:00am. Lễ Trọng 

* Đọc ThôngBáo: A. Nguyễn Thành

 * Giúp Lễ: Phan Christina, Phan Teresa, Nguyễn Penny & Giuse Đinh Diễm. 

* B. Đọc I: Cecilia Trần Thúy 

* Đáp Ca: Ca Đoàn 

 * B. Đọc II: Đaminh Trần Vinh 

* LN Giáo Dân: Giuse Lâm Yên 

* Dâng Của Lễ: Gđ Việt Nhàn, Gđ Đào Phượng, và Bà Hà. 

* Sóc Rổ : C.Thúy+Vinh, A. Nguyễn Can, A.Nguyễn Phong, C.Nguyễn Vy. 

* TTV Thánh Thể: Anna Tô Ánh Tuyết, Maria Vũ Thanh Thủy, Maria Trần Thanh Chung.

 Rao Hôn Phối.

 Có anh Giuse Nguyễn Quang Trung (VN), con Ông Mathias Nguyễn Quang Khánh và bà Teresa Nguyễn Thị Minh Đức (OH), Muốn Kết Hôn với Chị Nguyễn Đông Trúc (VN), con Ông Nguyễn Tùng và Bà Nguyễn Thị Thùy (VN). Ai biết đôi này, bị ngăn trở kết hôn với nhau theo luật Hội Thánh, buộc phải trình cho Cha Quản Nhiệm biết.

 Về Nhà Chúa.



 Nhận Tin Anh Giuse Nguyễn Quốc Tuấn, Con Ông Bà Nguyễn Thục, đã được Chúa gọi ra khỏi thế gian về với Chúa vào lúc 4:00 pm / Trưa thứ Ba ngày 26 tháng 12 năm 2023 tại Fairfield, Ohio. Hưởng Dương 48 Tuổi. Cộng đoàn hợp lời thương tiết với gia quyến và hợp lời cầu nguyện cho Giuse sớm được hưởng ánh sáng tôn nhan Thiên Chúa. Nguyên xin Chúa an ủi gia đình trong niềm tin Phục Sinh trong Đức Chúa Giê-su.

 Chương Trình Cầu Nguyện và thăm viếng tại Nhà Thờ Đức Mẹ La-vang

 -Thứ Ba ngày 2 tháng 1 năm 2024 

 +9:00-10:00am Nghi Thức Phát Tang 

 +10:00-11:00am Cộng đoàn và mọi người thăm viếng.

 +11:00am– Thánh Lễ An Táng. 

 Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang 314 Township Ave. Cin. OH. 45216 

 +An Táng sau thánh lễ tại nghỉa trang Rose Hill Funeral home& Buiral Park 2565PrincetonRd. Hamilton,Oh 45011

 Chương Trình Mừng Tết Giáp Thìn 2024. 

+Thứ 6 ngày 9 tháng 2 năm 2024 - 7:00-7:30pm: Đọc Kinh

 - 8:00-8:30pm: Thánh Lễ Tất Niên/Tạ Ơn 

 +Thứ Bảy ngày 10 tháng 2 Vui Xuân.

 - 6:00-7:00pm: Thánh Lễ Giao Thừa

 - 8;00-11:00pm: Đêm Văn Nghệ Ca Nhạc Vũ Vui Xuân Giáp Thìn (Rồng) 

+Chúa Nhật ngày 11/12/ 2024 

 -10:20-10:50am: Đọc kinh 

 -11:00am-12:15pm: Thánh Lễ Tân Niên 2024. Cầu cho hòa bình dân an. 

 -12:15-3:00pm: Ca Hát Vui Xuân.

 Ghi Danh Ca Hát Nhạc Karaoke Đêm Văn Nghệ Vui Xuân Giáp Thìn 2024.

 Anh chị em nào muốn tham gia Đêm Văn Nghệ Ca Hát Nhạc Karaoke xin liên lạc anh Đào Hòa gọi (513) 952- 1416.

 Tin Vui Làm Con Chúa.


 Em Phanxico Assissi Lai Nolan và Em Phanxico Assissi Lai Noah, con Anh Giuse Lai Thanh Thiên và Chị Cecilia Nguyễn Thùy Hương, sẽ được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội ngay sau thánh lễ Chúa Nhật ngày 31 tháng 12 năm 2023 hôm nay. Xin Chúa chúc lành cho hai em một cách đặc biệt để lớn lên trong ân thánh sủng và khôn ngoan của Chúa. Xin Chúa cũng chúc lành cho cha mẹ và toàn gia quyến trong ngày mừng Lễ em được làm con Chúa trong suốt mùa Giáng Sinh và năm mới 2024.

 Tin Ban Clean Up Nhà Chúa. 



AC. Tùng Lan giúp ngay sau thánh lễ Chúa nhật ngày 17/12/2023. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Tin Nhóm Trẻ La-vang. 

Mùa Đông đến những người tỵ nạn thế giới cần các mũ hay nón và găng tay, Nhóm Trẻ La-vang tại Cộng đoàn chúng ta sẽ thu góp những nón và găng tay này để Hội Công Giáo Bác Ái phân phát cho các người đang ở trong các trại tị nạn trên thế giới. Vậy trong suốt mùa đông này, ông bà anh chị em nào có dư các nón, mũ và găng tay mới chưa dùng tới, xin đem đến bỏ vào trong thùng ở dưới Hội Trường/ Phòng Ăn dưới Hầm Nhà Thờ. Nhóm Trẻ sẽ gom góp chúng và trao cho Hội CG Bác Ái. 

 Tin Lớp Việt Ngữ và Giáo Lý.

 Không có lớp vào Chúa Nhật ngày 31/12/2023 hôm nay. Các lớp học sẽ trở lại học như thường vào CN ngay 7/1/2024. Xin Chúa chúc lành cho các Thầy Cô và các Học Sinh vui hưởng một Năm Mới 2024 an lành vui vẻ tràn đầy ơn Chúa.

 Giúp Vật Liệu Làm Bánh Chưng Bánh Tét.

 Cộng đoàn với truyền thống làm bánh chưng bánh Tét gây gũy cho Nhà Chúa. Quý ông bà nào muốn tặng thùng lá gói, đậu xanh, nếp hay thịt heo hay tài chánh cho nhà bếp làm bánh, xin liên lạc với Chị Đinh Ngọc 513-886-3464.

 Cám Ơn. 


1) Nấu bánh và tặng lá làm bánh. Trong 2 tuần qua, Anh Lâm Yên giúp nấu bánh Tét. Anh Nguyễn Hoàng tặng thêm 2 thùng lá chuối. AC Diễm+Ngọc tặng 3 bịch đồ chùi xong và rửa chén.

 2) Tặng Hoa Christmas/ Giáng Sinh. Gđ Diễm+Ngọc và Gđ Việt Nhàn. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 Cộng Đoàn Làm Bánh Tét Bánh Chưng Mừng Tết 2024.



 Sau Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ ngày 7 tháng 1 năm 2024, Giáo xứ bắt đầu gói bánh Tét vào lúc 1:00 pm và sẽ nấu sau đó. Giá ủng hộ $25 một bánh. Anh chị em nào muốn đặt bánh để ăn mừng Tết Nguyên Đán VN, xin gọi cho Chị Đinh Mindy 513-886-3464, Chị Duyên+ Hùng 513-240-8027, Anh Cao Lợi (Bảy) 859-384-9315 và Ông Nguyễn Hào 513-513-646-2160. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

  Báo Cáo Tài Chánh - CN 4 Mùa Vọng 24/12/2023

 + Xóc Rổ: $1,456 

+ Bổng Lễ: $580

 - Lễ Đêm Giáng Sinh 24/12: $3,103

 - Lễ Ngày Giáng Sinh 25/12: $1,881