Saturday, November 12, 2022

 

Hạnh Các Thánh

12/11/2022

12 Tháng Mười Một

Thánh Josaphat
(1580?-1623)

 

Thánh Josaphat, vị giám mục theo lễ điển Ðông Phương, được coi là vị tử đạo cho sự hợp nhất giáo hội vì ngài cố gắng đưa Chính Thống Giáo về hợp nhất với Rôma.

 

Vào năm 1054, một sự chia cắt chính thức được gọi là đại ly giáo đã xảy ra giữa Giáo Hội Ðông Phương ở Constantinople và Giáo Hội Tây Phương ở Rôma vì những bất đồng về thần học và đời sống độc thân của giáo sĩ. Cho đến năm thế kỷ sau, một giáo chủ Chính Thống Giáo ở Kiev và năm giám mục Chính Thống Giáo quyết định đưa hàng triệu người Chính Thống Giáo dưới quyền về hợp nhất với Rôma. Khi Thượng Hội Ðồng ở Brest Litovsk khai mạc vào năm 1595 thì Thánh Josaphat Kunsevich lúc ấy chỉ là một cậu bé trai, nhưng đã được chứng kiến các kết quả tích cực cũng như tiêu cực của thượng hội đồng.

 

Hàng triệu Kitô Hữu đã không đồng ý với các giám mục về sự hiệp thông với Công Giáo, và cả đôi bên đều tìm cách giải quyết sự bất đồng, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng vũ lực. Do đó cả hai phía đều có nhiều người đã tử vì đạo. Giữa những xáo trộn ấy, Thánh Josaphat là một tiếng nói hòa bình.

 

Khi còn niên thiếu, nhờ sự khuyến khích của hai vị linh mục dòng Tên nên ngài đã gia nhập tu viện Holy Trinity ở Vilna năm 1604. Trong thời gian này, ngài quen thân với Joseph Benjamin Rutsky, là người trở lại Kitô Giáo sau một thời gian theo phái Calvin. Cả hai đều muốn sự hợp nhất trong giáo hội và cải tổ đời sống tu trì.

 

Sau đó, Josaphat được gửi đi trông coi một cơ sở ở Rôma, còn Rutsky được làm tu viện trưởng ở Vilna. Khi Rutsky được làm giáo chủ của Kiev, thì Josaphat lại được thế chỗ Rutsky làm tu viện trưởng. Nhân cơ hội này, Josaphat thi hành kế hoạch cải tổ, nhưng đường hướng cải tổ phản ảnh một đời sống nghiêm nhặt và khắc khổ của ngài, nên không mấy ai hưởng ứng. Ngay cả một tu hội còn dọa ném ngài xuống sông!

 

Khi là vị giám mục đầu tiên ở Vitebsk và sau đó ở Polotsk vào năm 1617, Ðức Giám Mục Josaphat phải đối diện với nhiều khó khăn. Có thể nói giáo hội lúc ấy thật thối nát, giáo sĩ tái hôn đến hai ba lần, và họ không lo lắng gì đến việc mục vụ hoặc đời sống gương mẫu. Trong vòng ba năm, Ðức Giám Mục Josaphat phải chấn chỉnh lại giáo hội qua các thượng hội đồng, phân phát sách giáo lý khắp nơi, và áp đặt những quy luật cho hàng giáo sĩ. Nhưng đáng kể hơn cả là chính đời sống của ngài mà hầu như lúc nào cũng đi rao giảng, giáo dục đức tin, thăm viếng những kẻ đau ốm.

 

Bất kể công việc và tiếng tăm của Ðức Giám Mục Josaphat, những người Chính Thống Giáo ly khai đã bầu một tổng giám mục của họ ngay ở cùng một thành phố. Thật đau lòng cho Ðức Giám Mục Josaphat khi thấy những người ngài phục vụ bị phân ly trong những cuộc bạo loạn. Ngay cả giáo phận cũ của ngài ở Vitebsk cũng chống đối sự hợp nhất và chống chính ngài. Ðau khổ hơn cả, là chính người Công Giáo mà ngài tìm cách hợp nhất cũng chống đối ngài, chỉ vì họ không thích lễ điển Byzantine mà ngài chủ trương thay vì lễ điển Rôma. Vì sợ hãi hoặc vì ngu dốt, vị chưởng ấn của Lithuania, tin lời đồn đãi rằng ngài xúi giục dân chúng nổi loạn, nên thay vì giúp đỡ thì lại lên án Ðức Giám Mục Josaphat. Thực sự ngài chỉ dùng đến quyền lực khi các người ly khai chiếm nhà thờ Mogilev và ngài xin nhà cầm quyền giúp phục hồi lại quyền bính.

 

Vào tháng Mười 1623, Ðức Giám Mục Josaphat quyết định trở về Vitebsk để đích thân lắng dịu vấn đề. Ngài biết rất nguy hiểm nhưng cho biết, "Nếu tôi xứng đáng được phúc tử đạo, thì tôi không sợ chết."

 

Những người ly khai coi đây là cơ hội để trừ khử Josaphat và làm ngài mất uy tín nếu họ xúi giục được phe của ngài nổi loạn trước và coi đó là cái cớ để chống lại. Sự đe dọa tính mạng của ngài quá lộ liễu đến nỗi ngài phải lên tiếng, "Quý vị muốn giết tôi sao. Quý vị phục kích tôi trên đường phố, trên cầu cống, trong chợ búa, ở khắp mọi nơi. Chính tôi đây. Tôi đến với quý vị như một mục tử. Quý vị biết là tôi rất vui mừng để hy sinh cho quý vị. Tôi sẵn sàng chết cho sự hợp nhất của Giáo Hội dưới quyền Thánh Phêrô và các giáo hoàng kế vị."

 

Khi người ly khai thấy kế hoạch thất bại, họ lập mưu bằng cách đưa một linh mục tên Elias đến nơi tụ họp của phe đức giám mục để lên tiếng sỉ vả bất cứ ai đi ngang qua, nhất là vu khống Ðức Giám Mục Josaphat và Giáo Hội Công Giáo, cốt để chọc tức.

 

Biết được thâm ý của họ, Ðức Giám Mục Josaphat giữ im lặng và cầu nguyện nguyên ngày. Qua ngày hôm sau, Elias lại đến nữa và các người phục dịch của đức giám mục đã bắt nhốt Elias trong một căn phòng khi ngài đi vắng. Trở về nhà, thấy vậy ngài đã mở cửa phòng cho Elias trốn đi. Nhưng đã quá trễ. Ðám ly khai chỉ chờ có thế để báo động cả thành phố đến bao vây với gậy gộc trên tay.

 

Khi bước ra sau vườn, ngài thấy đám du côn đánh đập các người phục dịch và các linh mục khác, ngài lớn tiếng kêu: "Này các con, các con làm gì những người đó vậy? Nếu các con muốn chống đối cha, thì có cha đây, đừng đụng đến những người ấy!" Sau tiếng hô to, "Hãy giết tên theo giáo hoàng," bọn họ đánh đập Ðức Giám Mục Josaphat với gậy gộc, sau đó họ dùng rìu và cuối cùng bắn vào đầu ngài. Thi thể đầy máu của ngài bị họ kéo lê ra sông và quăng xuống đó cùng với xác con chó của ngài.

 

Những anh hùng vô danh trong thảm kịch này là các người Do Thái ở Vitebsk. Họ đã liều mạng xông vào toà giám mục để can gián và cứu những người trong toà giám mục khỏi bị sát hại. Nhờ sự can đảm của họ, nhiều người đã được cứu sống. Cũng chính những người Do Thái này đã công khai lên án các tên sát nhân và thương tiếc Ðức Giám Mục Josaphat, trong khi người Công Giáo ở thành phố lại trốn chui trốn nhủi vì sợ hãi.

 

Thông thường, sự bạo động luôn luôn có hậu quả trái ngược. Vì hối hận và kinh hoàng về cuộc bạo động khiến họ mất đi một vị giám mục thánh thiện nên công chúng lại hướng về sự hợp nhất với Rôma. Và sau cùng, đức tổng giám mục mà phe ly khai dựng lên là Meletius Smotritsky cũng đã hoà giải với Rôma.

 

Vào năm 1867, Ðức Giám Mục Josaphat là vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Ðông Phương được Rôma tuyên phong hiển thánh.

 

Lời Bàn

Mầm mống chia rẽ được bắt đầu vào thế kỷ thứ tư, khi Ðế Quốc La Mã bị chia cắt làm hai phần Ðông và Tây. Không một lý do nào có thể biện minh cho sự phân ly hiện nay trong Kitô Giáo, mà trong đó 64 phần trăm là Công Giáo Rôma, 13 phần trăm là các Giáo Hội Ðông Phương (hầu hết là Chính Thống Giáo) và 23 phần trăm Tin Lành, trong khi 71 phần trăm dân số thế giới chưa được biết đến Ðức Kitô thì họ phải là những người được mục kích sự hợp nhất Kitô Giáo và đức bác ái của những người mệnh danh là Kitô Hữu!



Trích từ NguoiTinHuu.com

Thursday, November 10, 2022

 

Hạnh Các Thánh

11/11/2022

11 Tháng Mười Một

Thánh Martin ở Tours
(316?-397)

 

Một người chống đối hành động vô lương tâm muốn trở nên một tu sĩ; một tu sĩ bị gài ép để trở nên một giám mục; một giám mục chống đối những người vô tôn giáo nhưng cũng xin tha thứ cho những người lạc giáo -- đó là Thánh Martin ở Tours, một trong những vị thánh nổi tiếng.

 

 Ngài sinh trong một gia đình vô tôn giáo ở chỗ bây giờ là Hungary và được lớn lên ở Ý. Là con của một cựu chiến binh, ngài bị ép buộc phải gia nhập quân đội vào lúc 16 tuổi. Ngài theo học đạo và được rửa tội lúc 18 tuổi. Người ta kể rằng ngài sống như một tu sĩ hơn là một binh sĩ. Năm 23 tuổi, ngài từ chối tham dự cuộc chiến của Hoàng Ðế Julian Caesar chống với thế giới bằng lập luận sau: "Tôi đã phục vụ ngài như một người lính; bây giờ hãy để tôi phục vụ Ðức Kitô. Hãy thưởng cho những người muốn chiến đấu. Nhưng tôi là một người lính của Ðức Kitô, và thật sai lầm nếu tôi đi đánh nhau." Sau nhiều khó khăn, ngài được giải ngũ và trở thành môn đệ của Ðức Giám Mục Hilary ở Poitiers.

 

Martin được tấn phong làm người trừ quỷ và hoạt động tích cực chống với bè rối Arian. Ngài trở thành vị ẩn tu, trước hết sống ở Milan và sau đó sống ở một đảo nhỏ. Khi Ðức Hilary được phục hồi quyền bính sau thời gian lưu đầy, Martin trở về Pháp và thành lập tu viện có thể nói đầu tiên ở Pháp, gần Poitiers. Ngài sống ở đó trong 10 năm, đào tạo các môn đệ và đi rao giảng khắp nước.

 

Dân chúng ở Tours đòi hỏi ngài làm giám mục cho họ. Và ngài bị lừa đến thành phố này và được đưa đến nhà thờ, là nơi ngài lưỡng lự nhận chức giám mục. Một vài giám mục tấn phong nghĩ rằng ngài không xứng đáng làm giám mục vì cái bề ngoài xuề xòa và mái tóc thiếu chải chuốt của ngài.

 

Cùng với Ðức Ambrôsiô, Ðức Giám Mục Martin chống với Ðức Giám Mục Ithacius về đề nghị xử tử những người lạc giáo -- cũng như sự can thiệp của hoàng đế vào vấn đề này. Ngài còn thuyết phục được hoàng đế tha chết cho Priscillian (người chủ trương những điều sai lạc về nhân tính của Ðức Kitô). Vì những nỗ lực này, Ðức Giám Mục Martin bị cho là cùng phía với bọn lạc giáo, và sau cùng Priscillian bị xử tử. Sau đó Ðức Giám Mục Martin xin chấm dứt việc bách hại những người ở Tây Ban Nha theo tà thuyết của Priscillian. Ngài còn muốn cộng tác với Ðức Giám Mục Ithacius về một vài lãnh vực, nhưng vì lương tâm không thấy ổn thỏa nên ngài đã bỏ dở ý định ấy.

 

Khi đến giờ chết, các môn đệ xin ngài đừng bỏ họ. Ngài cầu nguyện, "Lạy Chúa, nếu dân của Ngài vẫn còn cần đến con, con sẽ không từ chối làm việc. Nhưng con xin vâng theo ý Chúa."

 

Lời Bàn

 

Ðiều Thánh Martin quan tâm về sự cộng tác nhắc nhở cho chúng ta biết hầu như không có gì hoàn toàn trắng hoặc hoàn toàn đen. Các thánh cũng là những tạo vật ở trần gian: Họ cũng phải do dự khi quyết định như chúng ta. Bất cứ quyết định nào của lương tâm đều ít nhiều có sự liều lĩnh. Nếu chúng ta chọn đi hướng bắc, có thể chúng ta không biết được những gì xảy ra ở hướng đông, hướng tây hay hướng nam. Tuy nhiên, quá thận trọng không dám quyết định thì cũng không phải là nhân đức khôn ngoan, thật vậy, nếu cho rằng "không quyết định là sự quyết định" thì đó là một quyết định sai lầm.



Trích từ NguoiTinHuu.com

Wednesday, November 9, 2022

 

Hạnh Các Thánh

10/11/2022

10 Tháng Mười Một

Thánh Lêo Cả
(c. 461)

 

Ý thức được tầm quan trọng của vị Giám Mục Rôma, và của Giáo Hội lữ hành như dấu chỉ sự hiện diện của Ðức Kitô trong trần thế, Thánh Lêo Cả đã hết sức tận tụy trong vai trò của một giáo hoàng. Ðược chọn làm "đấng kế vị Thánh Phêrô" vào năm 440, ngài làm việc không ngừng, hướng dẫn các giám mục dưới quyền như "những người ngang hàng về quyền bính cũng như sự yếu đuối con người."

 

Thánh Lêô nổi tiếng là một trong các giáo hoàng giỏi về quản trị trong thời Giáo Hội xưa. Sự nghiệp của ngài được chia ra làm bốn lãnh vực chính, chứng tỏ ngài có cái nhìn chính xác về trách nhiệm tổng quát của một giáo hoàng đối với đàn chiên của Ðức Kitô. Thứ nhất, ngài kiên trì chống với bè rối Pelagian, Manichae và các bè rối khác, ngoài ra ngài cũng áp đặt các quy luật để duy trì sự chân thực của đức tin Kitô Giáo. Lãnh vực thứ hai mà ngài lưu tâm là sự mâu thuẫn với Giáo Hội Ðông Phương về bản tính của Ðức Kitô mà ngài đã giải quyết bằng thư từ. Thứ ba, với đức tin mạnh mẽ, ngài còn lãnh đạo Rôma chống lại sự tấn công của quân man rợ, xứng đáng với vai trò bảo vệ hòa bình.

 

Sự nghiệp của Ðức Giáo Hoàng Lêô luôn được đề cao trong ba lãnh vực này. Ngoài ra, sự thánh thiện của ngài dựa trên nền tảng tâm linh sâu xa mà qua đó ngài thi hành công tác mục vụ cho đoàn chiên là lãnh vực thứ tư mà ngài hằng lưu tâm. Ngài nổi tiếng về những bài giảng thật sâu xắc. Là một khí cụ mời gọi mọi người nên thánh, được thấm nhuần Phúc Âm và luôn ý thức đến Giáo Hội, Ðức Lêô đã đáp ứng được những nhu cầu tâm linh của các tín hữu thời ấy.

 

Ngài từ trần năm 461, để lại nhiều văn bản và thư từ có giá trị lịch sử.

 

Lời Bàn

 

Khi có những chỉ trích về cơ cấu Giáo Hội, thì chúng ta cũng được nghe nói rằng các giám mục, linh mục -- có thể nói, tất cả chúng ta -- đã quá bận tâm với kiểu cách hành chánh theo thói đời. Ðức Giáo Hoàng Lêô là gương mẫu của một người quản trị biết dùng tài năng của mình trong các lãnh vực mà cơ cấu và tinh thần không thể tách biệt: đó là vấn đề giáo lý, công việc mục vụ và sự hài hòa. Ngài tránh cảnh "đi trên mây," sống mà không có thân xác, nhưng ngài cũng như tránh cảnh "quá thực tế," chỉ lo cho những sự bề ngoài.



Trích từ NguoiTinHuu.com

Tuesday, November 8, 2022

 

Hạnh Các Thánh

09/11/2022

Ngày 9/11

Lễ Cung Hiến Ðền Thờ Thánh Gioan Latêranô

 

Nhiều người Công Giáo nghĩ rằng Ðền Thánh Phêrô là nhà thờ của đức giáo hoàng, nhưng sự thật không phải vậy. Ðền Thánh Gioan Latêranô mới là nhà thờ của đức giáo hoàng, là vương cung thánh đường của Giáo Phận Rôma, nơi Ðức Giám Mục của Rôma trụ trì.

 

Vương cung thánh đường đầu tiên ở đây được xây cất vào thế kỷ thứ tư khi Hoàng Ðế Constantine dâng cúng phần đất mà ông nhận được từ gia đình Latêranô giầu có. Kiến trúc đó và những đấng kế vị phải trải qua những tai nạn như hoả hoạn, động đất và chiến tranh, nhưng thánh đường Latêranô vẫn là nơi các giáo hoàng được tấn phong mãi cho đến thế kỷ 15, khi các giáo hoàng từ Avignon trở về thì thánh đường và công trường cạnh đó đã đổ nát.

 

Thánh đường hiện nay được xây cất vào năm 1646 theo lệnh của Ðức Giáo Hoàng Innocent X. Là một trong những thánh đường uy nghi nhất ở Rôma, ngọn tháp mặt tiền của đền Latêranô được trang hoàng với 15 bức tượng của Ðức Kitô, Thánh Gioan Tẩy Giả, Thánh Gioan Tông Ðồ và 12 vị tiến sĩ của Giáo Hội. Bên dưới bàn thờ sang trọng là một bàn nhỏ bằng gỗ mà truyền thuyết cho rằng chính Thánh Phêrô đã cử hành Thánh Lễ ở bàn này.

 

Lời Bàn

Không như lễ kỷ niệm các đền thờ khác ở Rôma (như đền Ðức Bà Cả, ngày 5-8, đền Các Thánh Phêrô và Phao-lô, 18-11), lễ này là một đại lễ. Việc cung hiến đền thờ là một đại lễ cho toàn thể giáo dân trong xứ. Trong ý nghĩa tiêu biểu, Ðền Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ của mọi người Công Giáo, vì đó là giáo xứ của đức giáo hoàng, vương cung thánh đường của Ðức Giám Mục Rôma. Nhà thờ này là mái nhà tinh thần của tất cả những ai thuộc về Giáo Hội.

 

Lời Trích

“Cũng như các bức tường được xây cao này, những gì đã được thể hiện ở đây lại được tái diễn khi chúng ta quy tụ những người tin vào Ðức Kitô. Vì, qua đức tin họ đã được gọt dũa, như thể đá và gỗ từ núi rừng; nhưng bởi việc học hỏi giáo lý, rửa tội và giáo dục, họ được khuôn đúc, được điều chỉnh, và được mài nhẵn bởi bàn tay của các thợ chuyên môn. Tuy nhiên, họ không làm nên căn nhà của Thiên Chúa, cho đến khi họ hài hòa với nhau trong đức ái” (Thánh Augustine, Bài Giảng 36).

Sunday, November 6, 2022

LỜI CHÚA HÔM NAY

                             Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm C

Tháng Các Linh Hồn Ngày  06  Tháng 11  Năm 2022  

 

Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.”                     

-Lc 20:27-38



He is not God of the dead, but of the living, for to him all are alive."              

-Lk 20:27-38

 

 

Lời Mời Ơn Gọi.  Anh em đang sống vì Chúa.  Hãy tín tưởng rằng Thiên Chúa sẽ chào đón anh em vào Nước Chúa.

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời Và

Dòng Nữ Tôi Tớ Chúa Thánh Thần.

Hãy Gọi 1-800-553-3321



A Call To Vocation:  You are alive for God. Trust that God will welcome you into the kingdom.

 Divine Word Missionaries and

Sister Servants of  The Holy Spirit

Call  1-800-553-3321

 

 

 

Trách Nhiệm Chúa Nhật 33 Thường Niên

        Ngày 13 / 11 / 2022 Năm C

 

* Giúp Lễ: Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn

    Khang, Andrew Lê Quan, và A. Đinh Diễm.

* Đọc Thông Báo: A. Lương Xuyến

* B. Đọc I:  Thúy+Vinh

* Đáp Ca:   Ca Đoàn

* B. Đọc II:  Nguyễn Tý

* LN Giáo Dân và * Dâng Của Lễ : Khu 1

* Sóc Rỗ: Nhóm  2: Nhóm Giới Trẻ

* TTV Thánh Thể:  Giuse Đào Hồng,

    Theresa Loan Đinh, và Maria Trúc Vy

 

 

Cầu Nguyện Cho Những Người Cao Niên Và Những Người Đau Yếu Trong Cộng Đoàn. Võ Kiếm, Bà Thuận (Mẹ chị Lan+Tùng), Ông Bà Hà Diệm, Bà Nguyễn Phong, Ông Bà Phạm Nhân. Bà Nguyễn Đề. Bà Cố Rật, Bà Cố Long, Ông Bà Nguyện Khải.  Ông Nguyễn Văn Tâm, Bà Viêm, Vợ Ông Sinh, Bs Bùi Hải, Bà Huệ, Cha Cố Thomas Vũ Thái, Chị Bùi Én, và Bà Nguyễn.

 

Thông Điệp Đức Mẹ Mệ Du. 


Ngày 25/10/2022, Đức Mẹ đã hiện ra với Maria, một trong 6 Thị nhân tại Mệ Du cho Thông Điệp như sau:

     Các con yêu quý!  Đấng Tối Cao cho phép Mẹ ở với chúng con và là niềm vui mửng cho các con và là con đường hy vọng, bởi vì nhân loại đã quyết đinh chết.  Đó là tại sao Ngài đã sai Mẹ tiếp tục dạy bảo chúng con  rằng không Thiên Chúa, các con không có tương lai.  Các con nhỏ, hãy là những dụng cụ của tình yêu cho những ai không đền nhận biết Thiên Chúa tình yêu.  Hãy là m chứng đức tin của các con vui mừng và đừng  mất hy vọng trong một thay đổi tâm hồn con người.  Mẹ ở với các con và chúc lành cho các con  với chúc lành của một người mẹ.  Cám ơn các con đã đáp lời  gọi của Mẹ.

 

 

Rao Hôn Phối Lần 1. 


Có Anh Đỗ Minh Tiến (Dayton, OH), con Anh Đaminh Đỗ Văn Nguyên và Chị Maria Nguyễn Thị Loan, Muốn Kết Hôn với Chị Maria Catarina Vỏ Thị Tính (Hòa Liên, Đà Năng), con Anh Võ Văn Thành và Chị Lê Thị Lệ (Hòa Liên, Đà Nẵng).

    Ai biết đôi này mắc ngăn trỏ lấy nhau theo luật Hội Thánh buộc trình với Cha Quản Nhiệm.

 

 

Ca Đoàn Mừng Lễ Quan Thầy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.  Các anh chị em trong Ca Đoàn nhà sẽ long trọng Mừng Thánh Lễ Các Thánh tử Đạo vào lúc 11:00 am / Sáng Chúa Nhật ngày 13 tháng 11 nằm 2022.  Chúng ta hảy cầu nguyện cho các anh chị em trong ca đoàn. 

 

 The Saints Who give Us Hope.

Một đề tài rất bổ ích cho các bạn trẻ sẽ được tổ chức tại nhà thờ Cộng đoàn chúng ta.

Thời gian bắt đầu từ 3:oo pm

Xin mời các bạn Trẻ cùng nhau tham dự buổi hội thảo bổ ích này, xin quý phụ huynh nhắc nhở con em mình .

The Saints who give Us Hope.

Đề tài rất cần được quan tâm cho con em của quí vị phụ huynh. Sẽ được trình bày và giới thiệu qua Thuyết trình viên nổi tiếng MEG HUNTERR-KILMER. 


 

Cám Ơn.  

1) Hai gia đình ẩn danh ủng hộ 2 cái TV làm màn ảnh chiếu các bài hát cho các Thánh Lễ trong nhà Thờ trị giá tổng cộng $3,700.

Xin Chúa chúc lành cho các gia đình.

2) Chị Đinh Thúy  đã thành lập Đoàn Giới Trẻ thuộc Công đoàn chúng ta trong mấy tháng vừa qua.  ĐGT này bao gồm các em trong Cộng đoàn và ngoài Cộng đoàn đã tham gia vào công việc thiện nguyện giúp các Hội Bác Ái giúp các người nghèo về nhiều cách khác nhau.  Nay Chị xin nghỉ vì không thể đảm đương được chức vụ này nữa và trao lại cho Cha QN.  Nay Đoàn Giới Trẻ này được trông coi bởi Anh P. Thành và  nhiều anh chị em khác.  Cộng đoàn cám ơn Chị Thúy rất nhiều.  Xin Chúa chúc lành cho những ngày Chị hy sinh giúp các em thuộc trong ngoài Cđ.

 

 

Ũng Hộ Vật Liệu Để Chuẫn Bị Làm Bánh Chưng Bánh Tét Ăn Tết Nguyên Đán 2023.  Ông Bà Nguyễn Văn Từ ũng hộ 1 bao nếp 20 pound và Ông Bà Cố Ruyển tặng 1 bao nêp 25 pound.  Công đoàn rất hoan nghênh những ai muốn giúp tài chánh hay giúp gạo nếp, thịt heo, đâu xanh , lá gói.v.v..  Xin Chúa chúc lành cho tất cà đã và đang đóng góp.

 

 

Tập Hoạt Cảnh Giáng Sinh.  Đoàn ĐNTT thông báo– Buồi tập Hoạt Cảnh Giáng Sinh 2022 đầu tiên ngày 23/10/2022 tại Nhà Thờ vào lúc 3:00 trưa.  Cha mẹ nào muốn con em tham gia tập Hoạt Cảnh Giáng Sinh hãy gặp Chị Phó Đoàn TNTT Chị Đinh Thúy để ghi danh cho con em ngay sau Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay 2/10/2022 tại phòng ăn.  Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

 

 

Những Bàn Tay Thiện Nguyện Giúp Đỡ Nhà Chúa.  

1) Chúa Nhật Tuần trước Sau Thánh Lễ: Có Anh Chị Tùng+Lan lau sạch Nhà Chúa.  Và Anh Huy giúp cạo sơn cánh cửa nhà thờ.

2) Sáng thứ 7 ngày 5 tháng 11 năm 2022, có 3 anh em đã đến tiếp tục cạo và sơn cửa là  Anh Trường, Anh Danh, và Anh  Đức Thành.   

  Xin Chúa và Mẹ La Vang chúc lành cho sự hy sinh của các anh em đã giúp trùng tu và làm đẹp Nhà Chúa.

 

 

Đừng Quên Bỗn Phận Người Công Dân Đi Bầu Cử.  Thứ 3 ngày 8 tháng 11 nằm 2022 là ngày Bầu Cử các chức phận trong guồng máy chính quyền Mỹ.  Chúng ta là công dân Mỹ, chúng ta có bổn phận đi tham dự ngày Bầu Cử này.  Chúng ta  hãy chọn những ai làm theo lời Chúa là ũng hộ sự sống không tiêu diệt đời sống vì bất cứ lý do gì.  Mỗi lá phiếu rất quan trọng.

 

 

-Báo Cáo Tài Chánh CN 31/10/2022

+ Xóc Rỗ :                               $1,851

+ Bổng Lễ:                               $2,300 

+ Bán ẫm thực:                        $1,477

+ 2 TV:                                    $3,700

 

 

Tin Nhóm Trẻ LaVang